Xét nghiệm đường huyết: các mẹ bầu không thể bỏ qua
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là việc rất quan trọng với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Thực hiện xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tiểu đường nếu có và được xử trí kịp thời.
Xét nghiệm đường huyết khi mang thai là điều quan trọng và cần thiết để có thể phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, trong đó điển hình nhất là bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ cho biết điều gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường trong quá trình mang thai. Thực hiện xét nghiệm đường huyết sẽ chỉ ra những nguy cơ và bác sĩ sẽ quyết định có nên tiến hành những xét nghiệm khác hay không.
Đối với những thai phụ khi xét nghiệm nước tiểu thấy hàm lượng đường cao, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 thai kỳ, thai phụ sẽ được tàm soát một lần tiếp theo vào khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 thai kỳ.
Xét nghiệm đường huyết rất quan trọng đối với các mẹ bầu
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong thời gian người phụ nữ mang thai. Cơ thể mẹ thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, có nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai nhi, có thể làm thai chết lưu đẻ non, trẻ sơ sinh đẻ ra có thể bị suy hô hấp, vàng da, hạ glucose máu, trẻ lớn lên có nguy cơ bị béo phì, tiểu đường…
Các bước trong xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ
Xét nghiệm thử glucose trong máu
Thai phụ sẽ được uống một dung dịch ngọt chứa 50g glucose, uống trong vòng 5 phút. Sau một giờ, sẽ lấy máu thường là lấy ở ngón tay để kiểm tra đường huyết. Nếu kết quả cho chỉ số cao, thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm dung nạp glucose
Mẹ bầu nên nhịn ăn sáng để làm xét nghiệm. Sau khi lấy một mẫu máu, bệnh nhân sẽ được uống lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Liên tục trong 3 giờ tiếp theo, thai phụ được lấy các mẫu máu để tiếp tục kiểm tra (mỗi lần cách nhau 1 giờ).
Nếu từ 2 mẫu máu cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ cho kết luận thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Và lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hỗ trợ điều trị hợp lý để không làm ảnh hưởngđến mẹ và thai nhi. Khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hỗ trợ điều trị hợp lý để không làm ảnh hưởng mẹ và thai nhi.
Kiểm tra đường huyết là xét nghiệm không thể bỏ qua của các mẹ bầu, do vậy, việc tìm cơ sở y tế có uy tín để thực hiện xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe sinh sản là đặc biệt quan trọng. Favina Hospital với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao về chuyên khoa Xét nghiệm đã chẩn đoán và điều trị thành công cho nhiều thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Với tinh thần tất cả vì bệnh nhân, luôn đặt sức khỏe bệnh nhân lên trên hết, phòng khám đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều mẹ bầu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nếu có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn gì về tầm quan trọng của xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ, hãy liên lạc ngay với phòng khám để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn và giải đáp.
Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ
Phòng khám Gia đình Việt Nam – Favina Hospital
Địa chỉ: 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội
Điện thoại: 02433 989 666 – 0963 396 115
Fanpage: https://www.facebook.com/favinahospital/ – Email: lienhe@favinahospital.com
xét nghiệm này làm ở quê có làm được không ạ, em tính ra Hà Nội để làm cho chuẩn
Không cần đâu bạn ơi, mình làm ở Favina phát hiện tiểu đường thai kì, lo quá ra phụ sản Hà Nội để kiểm tra kết quả vẫn y như vậy. Bạn qua Favina là ok đó.
Chị gái mình cũng chủ quan không làm xét nghiệm này, đến 34 tuần mới phát hiện thai đa ối, thai to. Bác sĩ kết luận đái tháo đường và chỉ định tiêm insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mẹ.
Tiểu đường thai kì ăn gì cho tốt và không nên ăn gì ạ? em chỉ lo ăn thiếu chất con lại còi thôi.
Mình cứ hạn chế đồ ăn ngọt và nhiều đường bạn ạ, có thể chọn các thực phẩm như: gạo lứt, thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu, các loại trái cây ít ngọt…Hạn chế ăn quá mặn, giảm các thực phẩm giàu chất béo,không ăn bánh kẹo ngọt, sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích…
Mệt mỏi quá ạ! cứ nghĩ phải ăn gì mỗi ngày thôi là em stress luôn rồi
cố gắng lên bạn! vì sức khỏe của cả 2 mẹ con
Chào Lê Bela, bạn đừng quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con bạn nhé. Một số thực phẩm ít đường rất tốt như: gạo lứt, ngũ cốc hạt, sữa ít đường,… bên cạnh đó còn có rất nhiều các loại rau củ, trái cây nh : ổi, bưởi, cam, táo…Bổ sung thêm viên uống vitamin tổng hợp, sắt và canci mỗi ngày để thai phát triển toàn diện. Bạn còn băn khoăn vấn đề gì có thể liên hệ hotline phòng khám 024.33.989.666 – 0963.396.115 để phòng khám hỗ trợ bạn được tốt hơn nhé! Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh!
Bác mình bị tiểu đường bác sĩ bảo phải dùng thuốc suốt đời, vậy tiểu đường thai kì có phải dùng thuốc suốt đời, có khỏi được không ạ?
Nếu kiểm soát tốt tiểu đường thai kì thường thì sau sinh có thể khỏi bạn à, nhưng nếu không kiểm soát tốt đường huyết trong máu thì sẽ có nguy cơ cao mắc lại trong những lần mang thai sau.
Chào Lê Thanh Thủy, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho phòng khám. Đa số các bà bầu mắc tiểu đường thai kì được phát hiện và điều trị thì đều khỏi sau khi sinh. Một số không phát hiện bệnh, không được điều trị dẫn đến đường máu tăng cao thậm chí mang bệnh cả đời. Chính vì vậy, xét nghiệm tiểu đường thai kì là một trong những xét nghiệm quan trọng, cần thiết mà các bà bầu phải lưu ý. Bạn còn băn khoăn vấn đề gì có thể liên hệ hotline phòng khám 024.33.989.666 – 0963.396.115 để phòng khám hỗ trợ bạn được tốt hơn nhé!
Sao dạo này nhiều người bị tiểu đường thật ấy, có phải ăn đường nhiều, ăn ngọt nhiều là bị bệnh này ạ?
Chào Tú Linh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho phòng khám. Việc sử dụng nhiều đồ ngọt, chế độ ăn nhiều đường không trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường nguyên nhân là do tuyến tụy sản xuất không đủ, hoặc không sản xuất hoocmon insulin để chuyển hóa và dự trữ lượng đường nạp vào cơ thể đẫn đến đường trong máu tăng cao. Nhưng một chế độ ăn uống với một lượng đường vừa phải, lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách tối ưu. Bạn còn băn khoăn vấn đề gì có thể liên hệ hotline phòng khám 024.33.989.666 – 0963.396.115 để phòng khám hỗ trợ bạn được tốt hơn nhé!
Em buồn quá các mẹ ơi! hôm qua em đi khám thai vừa tròn 26 tuần có làm xét nghiệm tiểu đường thai kì, bác sĩ kết luận em bị tiểu đường thai kì rồi. huhu. Bác sĩ có dặn từ giờ phải điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, tăng cường chất xơ, đặc biệt là các loại hạt có nguồn gốc thiên nhiên, nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Em lo quá, lỡ không kiểm soát được chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể làm đường huyết tăng cao quá nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Các mom có kinh nghiệm chia sẻ cho em bớt lo lắng ạ!
Bạn đừng lo lắng quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé, cứ làm theo lời bác sĩ dặn thôi. Có nhiều trường hợp mẹ bị tiểu đường sinh con ra vẫn mẹ tròn con vuông. Lo lắng quá có khi lại bị trầm cảm khi mang thai thì còn nguy hiểm hơn.
Các mẹ nên làm tiểu đường thai kì nhé để có phương án kiểm soát tránh các tai biến nguy hiểm như sảy thai, sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và băng huyết sau sinh…Mình thấy ở quê mình các mẹ vẫn chủ quan lắm, nhiều mẹ không biết đến xét nghiệm quan trọng này đâu.
Hôm em qua làm không uống được nước đường, cứ uống vào là nôn hết ra nên chỉ lấy được máu làm xét nghiệm đường huyết lúc đói. Bác sĩ hẹn sang tuần qua làm lại mà em vẫn chưa đi đây.
Bạn nên qua để làm lại xét nghiệm vì thời điểm tốt nhất để làm là từ 24-28 tuần thôi bạn à, mình thấy đường đấy dễ uống mà. Nếu thấy lợ quá bạn có thể nhờ bác sĩ pha với nước ấm sẽ dễ uống hơn.