Nội dung chính

Suy tim là một trong những bệnh tim thường gặp nhất, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bệnh nhân và thậm chí còn có khả năng tử vong nếu không được điều trị, cấp cứu kịp thời. Vậy bệnh suy tim có chữa được không, chữa như thế nào và làm sao để bệnh hạn chế gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày?

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu bệnh suy tim có chữa được không, bạn đọc nên biết mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, bởi bệnh dễ có các biến chứng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người mắc. Cụ thể gồm:

  • Giảm chức năng bơm: Suy tim khiến tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể hàng ngày. Điều này dẫn đến giảm cung cấp oxi và dưỡng chất đến các cơ quan và mô, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và đau thắt ngực.
  • Nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tìm mạch: Bệnh nhân có thể tăng nguy cơ đột quỵ do cung cấp máu không đủ đến não. Ngoài ra, suy tim cũng gây tăng nguy cơ đau thắt ngực và các vấn đề tim mạch khác.
  • Tử vong: Trong các trường hợp nghiêm trọng, suy tim có thể dẫn đến suy tim mạn tính và tử vong. Các biến chứng như đột quỵ, giảm chức năng cơ tim và mất cân bằng điện giải thường sẽ dễ gây ra tử vong đột ngột.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Hệ thống miễn dịch và khả năng lưu thông máu bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là ở các bệnh nhân suy tim nặng.

Tham khảo: Tìm Hiểu Ung Thư Đại Tràng Có Chữa Được Không?

Bệnh suy tim có chữa được không?

Thực tế, suy tim có thể chữa được nhưng cũng có những trường hợp không thể chữa khỏi 100%, người bệnh phải chung sống với suy tim. Điều này do nguyên nhân gây bệnh cũng như thời điểm phát hiện, phương thức điều trị ở từng người.

Bệnh suy tim có chữa được không? Trường hợp chữa được

Suy tim có thể chữa được nếu bệnh nhân thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

  • Suy tim do cao huyết áp: Trong trường hợp suy tim do cao huyết áp, bệnh có thể chữa được nếu áp dụng các biện pháp đúng cách, đặc biệt nếu phát hiện và can thiệp kịp thời. Khi này bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kiểm soát huyết áp cũng như thay đổi lối sống.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim đập quá chậm hay quá nhanh đều dễ dẫn đến suy tim. Tim phải hoạt động nặng hơn, giảm khả năng bơm máu và ngày càng suy yếu. Bệnh nhân có thể bị mệt mỏi, khó thở, đau ngực. Khi này cần kiểm soát rối loạn nhịp tim bằng thuốc hoặc thiết bị hỗ trợ
  • Hở, hẹp van tim: Trong trường hợp van tim bị hẹp, lưu lượng máu tim có thể bơm ra sẽ bị giảm. Điều này dẫn đến áp lực cao hơn trong tim và cơ thể. Trong khi đó, nếu van tim không đóng kín hoặc có khuyết tật, máu có thể trào ngược từ buồng tim trở lại vào túi van, gây áp lực quá mức trong tim. Tuy nhiên, khi kiểm soát được vấn đề này, tình trạng suy tim vẫn có thể xử lý được thông qua thuốc và phẫu thuật.
  • Thiếu máu cơ tim: Đối với thể bệnh suy tim này, cơ tim bị thiếu máu do cung cấp máu không đủ, gây ra tổn thương và suy giảm chức năng bơm của tim. Triệu chứng nhận biết chủ yếu là mệt mỏi, đau ngực, nặng ở ngực và khó khăn trong hô hấp. Khi này phương án điều trị chủ yếu là phẫu thuật, đặt stent kết hợp dùng thuốc.
benh suy tim co chua duoc khong
Bệnh suy tim có chữa được không? Sẽ chữa được nếu cấu trúc tim chưa biến dạng

Trường hợp không thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh suy tim sẽ không chữa được nếu gặp phải các nguyên nhân khiến tim bị biến dạng cấu trúc, cụ thể như sau:

  • Cơ tim giãn nở: Bệnh có thể gây ra suy tim theo hai cách là suy tim tâm thất và suy tim tâm tràng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cơ tim giãn nở có thể làm suy giảm chức năng cả tâm thất và tâm tràng.
  • Viêm cơ tim: Bệnh còn được gọi là viêm màng nội tim, có thể gây ra suy tim nếu không được điều trị kịp thời hoặc bị tổn thương nghiêm trọng. Viêm cơ tim chủ yếu xảy ra bởi nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch. Trong trường hợp này cũng không thể chữa khỏi suy tim.
  • Suy mạch vành: Các động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn, gây ra giảm lưu lượng máu đến tim. Khi tim không nhận được đủ oxy và dưỡng chất từ máu, rất dễ bị tổn thương và giảm khả năng hoạt động, từ đó suy giảm chức năng bơm.
  • Đái tháo đường gây: Suy tim là một biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường, đặc biệt là trong các trường hợp không được kiểm soát chặt chẽ. Đây cũng là chứng bệnh mãn tính, cần phải duy trì việc điều trị suốt đời, do đó bệnh suy tim sẽ không thể chữa khỏi hẳn.
  • Cơ tim hạn chế: Là tình trạng nội mạc tim, cơ tim bị mất đàn hồi co giãn để hút máu, máu khó quay trở về tim. Đặc biệt, người mắc cơ tim hạn chế thường có thời gian sống khá ngắn, chỉ khoảng 2 năm.
  • Cơ tim phì đại: Người bị suy tim chữa được không nếu mắc cơ tim phì đại? Khi tâm thất ở trái hoặc phải bị phì đại sẽ gây cản trở khả năng hút máu trở về tim và hình thành suy tim. Thông thường các ca bệnh này là do di truyền nên cũng không thể chữa khỏi.

Xem thêm: Bệnh U Tuyến Yên Sống Được Bao Lâu?

Cách chữa suy tim

Khi chữa suy tim, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, phẫu thuật hoặc cấy ghép các thiết bị hỗ trợ. Các phương pháp điều trị thực hiện như sau:

Thuốc chữa suy tim

Việc sử dụng thuốc để điều trị suy tim thường được áp dụng để kiểm soát các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giảm nguy cơ các biến chứng. Thuốc thường dùng gồm:

  • Inhibitor của enzyme chuyển vị angiotensin (ACE inhibitors): Các thuốc này giúp giảm áp lực ở tim bằng cách giảm lượng angiotensin II, một chất gây co thắt các mạch máu và tăng huyết áp. Các ACE inhibitors bao gồm enalapril, lisinopril, captopril.
  • ARBs: Thuốc cũng giảm áp lực tim bằng cách ngăn chặn tác động của angiotensin II. Một số thuốc thường dùng bao gồm losartan, valsartan, irbesartan.
  • Beta-blockers: Cho hiệu quả giảm tốc độ và lực đập của tim, giảm huyết áp và hạn chế áp lực gây ra tại tim. Bệnh nhân có thể sử dụng carvedilol, metoprolol, bisoprolol.
  • Thuốc chống loạn nhịp: Đối với những người mắc suy tim do rối loạn nhịp tim, các thuốc như amiodarone, dofetilide, sotalol thường được kê đơn để kiểm soát nhịp tim và giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề mới về tim.
  • Diuretics: Giúp loại bỏ nước và muối dư thừa trong cơ thể, giảm lượng chất lỏng trong mạch máu cũng như áp lực tại tim. Chủ yếu sẽ dùng furosemide, hydrochlorothiazide, spironolactone.
  • Inotropes: Trong một số trường hợp, các thuốc dobutamine hoặc milrinone có thể được sử dụng nếu suy tim nghiêm trọng nhằm tăng sức bơm của tim.
benh suy tim co chua duoc khong
Bệnh nhân cần dùng thuốc chữa suy tim

Phẫu thuật

Thông thường phẫu thuật được áp dụng cho bệnh rối loạn nhịp tim, hẹp động mạch vành, bệnh về van tim hoặc tim bẩm sinh. Nhưng các biện pháp này sẽ cần dùng thiết bị duy trì cả đời hoặc phải thay tim mới để bệnh nhân duy trì sức khỏe. Chi tiết như sau:

  • Cấy ghép tim: Trong các trường hợp suy tim nghiêm trọng, cấy ghép tim là phương pháp cần áp dụng. Từ đó giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.
  • Phẫu thuật đặt stent: Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để mở rộng và đặt stent (ống kim loại) trong các động mạch vành bị tắc nghẽn, nhằm cải thiện lưu lượng máu đến trái tim.
  • Phẫu thuật bypass động mạch vành: Hay còn được gọi là bắc cầu nối động mạch vành. Thủ thuật này áp dụng trong trường hợp động mạch vành bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Quá trình thực hiện bằng cách tạo ra một đường dẫn khác cho máu đi qua nhờ sử dụng một mảnh động mạch từ một vị trí khác trong cơ thể. Ngoài ra cũng có thể cần dùng thêm máy tim phổi nhân tạo.
  • Phẫu thuật van tim: Phẫu thuật này được sử dụng để sửa chữa hoặc thay thế các van bị tổn thương trong trái tim, giúp cải thiện lưu lượng máu và chức năng bơm máu của tim.
benh suy tim co chua duoc khong
Phẫu thuật thường áp dụng trong các ca bệnh nặng

Tỷ lệ điều trị thành công suy tim phụ thuộc yếu tố nào?

Bệnh suy tim có thể chữa được nhưng cũng lưu ý rằng, người bệnh cần có quá trình chữa trị lâu dài và phải thay đổi lối sống thật lành mạnh, khoa học để duy trì sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát. Một số yếu tố cụ thể sẽ tác động nhiều tới kết quả điều trị gồm:

  • Độ tuổi: Bệnh nhân lớn tuổi thường dễ bị tổn thương và dễ gặp biến chứng hơn so với người trẻ.
  • Thời điểm phát hiện: Suy tim sẽ có tỷ lệ điều trị thành công cao nếu nhận biết từ sớm. Với các ca đã trở nặng, người bệnh gặp khó khăn trong chữa trị và còn có nguy cơ mắc biến chứng khá cao.
  • Phân suất tống máu: Nếu người bệnh được chẩn đoán phân suất tống máu chỉ dưới 40%, như vậy sẽ không thể chữa trị thành công, lúc này khả năng tử vong rất lớn.
  • Bệnh nền: Người mắc suy tim nếu có các bệnh lý nền liên quan tới béo phì, phổi tắc nghẽn, sẽ gây giảm hiệu quả các các phương pháp chữa trị. Khi này bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Người bệnh mắc suy tim sau điều trị vẫn cần nghiêm ngặt trong sinh hoạt, ăn uống cũng như dùng thuốc duy trì. Tuy nhiên nếu không tuân thủy, bệnh hoàn toàn có thể tái phát và nghiêm trọng hơn.

Làm gì để kiểm soát suy tim?

Bên cạnh việc quan tâm bệnh suy tim có chữa được không, người bệnh cũng cần biết các biện pháp để duy trì cuộc sống thường ngày, hạn chế ảnh hưởng từ bệnh lý, giữ sức khỏe ổn định. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Đảm bảo tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc đúng cách, thực hiện các thay đổi lối sống và điều trị phẫu thuật nếu cần.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng và ít natri, tăng cường bổ sung các loại cá béo, hoa quả và rau xanh. Hạn chế hút thuốc lá, dùng cà phê và sử dụng rượu bia.
  • Thực hiện lịch trình tập thể dục đều đặn dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đe dọa tới sức khỏe tim như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu thông qua việc tuân thủ các chỉ định điều trị và thực hiện kiểm tra định kỳ.
  • Duy trì một cân nặng lý tưởng để giảm áp lực lên tim và cải thiện chức năng tim.
  • Giảm căng thẳng, stress bằng các cách như thiền, yoga, đi bộ, đọc sách,…
  • Theo dõi và ghi lại các triệu chứng của suy tim như đau ngực, khó thở, sưng chân và thông báo cho bác sĩ về bất kỳ bất thường nào.

Như vậy, với câu hỏi bệnh suy tim có chữa được không, có thể đưa ra đáp án rằng sẽ có trường hợp chữa khỏi được. Nhưng cũng cần chú ý về việc xây dựng lối sống, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Xơ vữa động mạch là bệnh lý xảy ra khi động mạch bị tích tụ lượng lớn các cholesterol, chất béo và nhiều chất dư thừa khác. Từ đó gây ra nhiều mảng xơ vữa...

Xem chi tiết