Xơ vữa động mạch là bệnh lý xảy ra khi động mạch bị tích tụ lượng lớn các cholesterol, chất béo và nhiều chất dư thừa khác. Từ đó gây ra nhiều mảng xơ vữa trên thành động mạch và khiến máu giảm lưu thông. Theo đó, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ bị bệnh. Mỗi người cần biết được đâu là các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu, đâu là thực phẩm cần kiêng.
Thực phẩm có ảnh hưởng thế nào tới xơ vữa động mạch?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xơ vữa động mạch. Bệnh xuất hiện với các mảng bám, chủ yếu bao gồm cholesterol, mỡ, canxi và các chất khác, tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến hẹp và cứng động mạch. Điều này có thể làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu, gây ra các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Khi chế độ ăn uống hàng ngày lạm dụng nhiều chất gây hại, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ rất dễ tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành. Ví dụ như:
- Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong máu, góp phần vào sự hình thành mảng bám trong động mạch.
- Chất béo trans cũng gây tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL (cholesterol tốt), làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Thực phẩm giàu cholesterol, có lượng natri cao trong chế độ ăn có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
- Đường tinh luyện và carbohydrate tinh chế có thể góp phần vào tình trạng thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, các bác sĩ và chuyên gia vẫn thường khuyến cáo mỗi người cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp hạn chế bệnh xơ vữa động mạch và duy trì sức khỏe tốt.
Xem thêm: Bệnh Suy Tim Có Chữa Được Không, Chữa Bằng Cách Gì?
Gợi ý các nhóm thực phẩm chống xơ vữa động mạch
Dưới đây là các nhóm thực phẩm chống xơ vữa động mạch và lợi ích cụ thể của chúng:
Nhóm chứa chất béo không bão hòa
Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa giúp chống xơ vữa động mạch vì chúng có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Nhóm dưỡng chất này sẽ giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu), tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt). Đồng thời còn chống viêm mạnh, cải thiện chức năng nội mô, giảm mức triglyceride trong máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, làm cho động mạch linh hoạt hơn và ổn định hơn.
Có thể sử dụng những thực phẩm sau: Dầu ô liu, hạnh nhân quả óc chó, hạt điều, quả bơ, cá hồi, cá trích, hạt chia, hạt lanh, dầu hạt cải,…
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu Omega 3
Để hạn chế nguy cơ bị xơ vữa động mạch, người bệnh hãy thường xuyên ăn các thực phẩm giàu omega 3. Nhóm thực phẩm này giúp hạn chế các nguy cơ viêm, giúp ngăn chặn hình thành mảng bám, tăng cường bảo vệ cho hoạt động của thành động mạch. Ngoài ra còn có khả năng điều chỉnh mức triglyceride trong máu, hạ huyết áp, làm giảm độ nhớt của máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL.
Một số thực phẩm giàu omega-3 gồm có: Cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, hạt chia, dầu tảo, đậu nành, dầu gan cá tuyết,…
Chất xơ
Chất xơ hòa tan (soluble fiber) có khả năng liên kết với cholesterol trong ruột và giúp loại bỏ nó ra khỏi cơ thể trước khi nó được hấp thụ vào máu. Trong khi đó, các chất xơ không hòa tan dù không trực tiếp giảm cholesterol, nhưng giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Các chuyên gia nhận định rằng, chất xơ có khả năng cải thiện chức năng nội mô, kiểm soát huyết áp và cân nặng hiệu quả, nhờ vậy sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa mạch máu.
Nên sử dụng thường xuyên những thực phẩm chống xơ vữa mạch máu thuộc nhóm chất xơ sau: Cải bó xôi (rau bina, bông cải xanh, táo, lê, cam, đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, yến mạch, lúa mạch,…
Nhóm chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa cũng thuộc vào nhóm thực phẩm chống xơ vữa mạch máu được khuyến nghị sử dụng hiện nay. Bởi các chất này có khả năng ngăn chặn sự tổn thương do gốc tự do gây ra đối với các tế bào mạch máu và giảm quá trình viêm nhiễm, ngăn chặn oxy hóa cholesterol LDL, giảm viêm, cải thiện chức năng mạch máu. Nhờ vậy nâng cao chức năng tổng thể của mạch máu, hạn chế xuất hiện cục máu đông và xơ cứng động mạch.
Một số thực phẩm cụ thể giàu chất chống oxy hóa: Việt quất, dâu tây, táo, lựu, cải bó xôi, cà chua, trà xanh, nghệ, tỏi, hạt lanh, hạt chia, đu đủ, nho, kỷ tử, đậu lăng,….
Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa, với vấn đề người bệnh bị xơ vữa mạch máu nên ăn gì, các nhóm thực phẩm trên cũng là gợi ý rất tốt cho bệnh nhân. Sử dụng đúng cách, đảm bảo khoa học, cân bằng dưỡng chất sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý hiệu quả, sức khỏe tổng thể cũng tăng lên đáng kể.
Tham khảo: Hàm Lượng Purin Trong Thực Phẩm Có Ý Nghĩa Gì Với Sức Khỏe?
Không nên ăn gì khi xơ vữa động mạch?
Khi mắc xơ vữa động mạch, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế đối với người bệnh:
- Thực phẩm giàu cholesterol: Thịt béo, gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm từ sữa béo, cần được hạn chế. Cholesterol càng cao trong cơ thể, nguy cơ tạo thành và phát triển xơ vữa động mạch càng tăng.
- Nhóm chất béo bão hòa: Thường có trong thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhanh, bơ, có thể tăng mức cholesterol LDL trong máu, đóng góp vào gia tăng hình thành xơ vữa động mạch.
- Thực phẩm giàu đường: Có thể gây ra tăng đường huyết đột ngột, làm tăng nguy cơ viêm và oxi hóa, góp phần vào phát triển xơ vữa động mạch. Cần hạn chế tiêu thụ đường, đặc biệt là đường trong thực phẩm chế biến và thức uống ngọt.
- Đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia: Nhóm thực phẩm này có thể gây ra tổn thương tế bào và viêm mạnh, tăng mức độ nghiêm trọng của xơ vữa động mạch..
- Thức ăn có chứa nhiều natri: Việc tiêu thụ nhiều natri có thể gây ra tăng huyết áp, dễ gây ra xơ vữa động mạch. Do đó bệnh nhân cần hạn chế muối và thực phẩm chứa nhiều natri như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
- Chất kích thích: Caffeine và các chất kích thích có thể gây ra tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Hãy hạn chế tiêu thụ các loại cà phê, trà, nước ngọt có gas.
- Thực phẩm chứa chất béo trans: Chủ yếu xuất hiện trong thực phẩm làm sẵn và đồ ăn có nguồn gốc từ bơ thực vật. Chất béo trans có thể tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL, khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn.
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu gồm có những loại nào đã được gợi ý chi tiết ở trên. Đồng thời độc giả cũng biết được nhóm thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh lý này. Đây là chứng bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, do đó cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa cũng như hạn chế tổn thương thật nghiêm túc và nên thăm khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Tham khảo: