Nội dung chính

Hàm lượng purin trong các thực phẩm sẽ có các mức nhiều ít khác nhau và đây cũng là yếu tố liên quan tới hàm lượng axit uric trong máu. Nếu uric tăng quá nhiều sẽ dễ gây bệnh gout, sỏi thận,… Vậy nên mỗi người cần biết được trong các đồ ăn sử dụng hàng ngày có lượng purin ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Vai trò của việc kiểm soát purin

Purin là một loại hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Có vai trò tham gia vào tạo dựng các axit nucleic như DNA và RNA, cũng là một phần của ATP (adenosine triphosphate), một phân tử mang năng lượng quan trọng cho các tế bào.

Purine thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như thịt, hải sản, một số loại rau, đậu và cả trong các sản phẩm từ sữa và trứng. Trong cơ thể, purin được chuyển hóa thành axit uric, tương tự như chất chống oxy hóa. Tuy vậy, nếu dư thừa chất này, có thể gây ra bệnh xương khớp và thận, đặc biệt là gout.

Việc kiểm soát hàm lượng purin trong thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày sẽ giúp ích như sau:

  • Ngăn ngừa bệnh gout: Gout là một bệnh liên quan đến dư thừa axit uric trong cơ thể sau quá trình phân hủy purin. Việc kiểm soát lượng purin trong khẩu phần ăn uống giúp giảm sản xuất axit uric, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh gout hoặc tần suất và mức độ của các cơn gout.
  • Bảo vệ sức khỏe thận: Axit uric có thể tạo ra tinh thể trong thận và gây ra các vấn đề thận như sỏi thận hoặc viêm thận. Nếu kiểm soát tốt lượng purin, áp lực lên hệ thống thận sẽ giảm tải và hạn chế các nguy cơ mắc bệnh thận khác.
  • Quản lý các tình trạng sức khỏe khác: Ngoài gout và bệnh thận, kiểm soát purin cũng có thể hỗ trợ trong việc quản lý bệnh tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.

Tham khảo: Bị Gout Uống Cafe Được Không?

ham luong purin trong thuc pham
Kiểm soát hàm lượng purin trong thực phẩm sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh gout, thận

Phân loại hàm lượng purin trong các nhóm thực phẩm

Hàm lượng purin trong các nhóm thực phẩm có thể chia theo mức độ chứa purin từ cao đến thấp, tương ứng với nhóm A, B và C như sau:

  • Nhóm A: Thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: Mỡ động vật, cà phê, sữa, bơ, rau củ trái cây trừ những loại thuộc nhóm purin trung bình.
  • Nhóm B: Có hàm lượng purin ở mức độ trung bình, chủ yếu là các loại hải sản có vỏ, thịt đỏ, cải xoăn, măng tây, quả bơ, bông cải xanh, nấm, ngũ cốc nguyên cám,…
  • Nhóm C: Cá thu, cà hồi, tôm hùm, cá cơm, nội tạng động vật, trứng cá, thịt động vật rừng, thịt lên men,… sẽ có hàm lượng purin trong thực phẩm cao nhất.

Bảng hàm lượng purin trong thực phẩm chi tiết

Để mọi người dễ dàng hơn trong việc tính hàm lượng purin khi sử dụng thực phẩm hàng ngày, Favina đã tổng hợp lại bảng số liệu của một số nhóm đồ ăn cụ thể dưới đây:

Thực phẩm Tổng số Purines tính bằng mg uric axit/100g (Trung bình)
Cá, cá mòi 480
Cây nấm 488
Thịt bê 1260
Gan bò 554
Tim lợn 530
Gan lợn 515
Ca cao, sô cô la 2300
Nấm men bánh mì 680
Chân gà 110
Thịt vịt 138
Cá thu 145
Cá hồi 170
Đậu lăng 127
Đậu Hà lan 109
Quả táo 14
Quả mơ 73
Bắp cải 78
Măng tây 23
Quả bơ 19
Măng 29
Quả chuối 57
Giá đỗ 80
Bia, rượu 8.1
Củ cải đỏ 19
Quả việt quất 22
Bánh mỳ trắng, bột mì 14
Bông cải xanh 81
Cải bắp tím 32
Cải bắp trắng 22
Cà rốt 17
Bông cải trắng 51
Quả cherry 17
Rau diếp xoăn 12

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng, gần như không có rau củ hàm lượng purin cao, mức purin chỉ ở khoảng trung bình. Nhưng có khá nhiều thịt cá có chỉ số tương đối lớn. Vậy nên việc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày cần thật sự chú ý để đảm bảo không gây dư thừa axit uric.

Xem thêm: Người Bệnh Bị Gout Uống Bia Được Không?

ham luong purin trong thuc pham
Các loại thịt đỏ thường có hàm lượng purin khá cao

Nguyên tắc kiểm soát purin cho bệnh nhân gout

Kiểm soát purin cho bệnh nhân gout sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống của người bệnh:

  • Hạn chế thực phẩm giàu purin bằng cách giảm thiểu hoặc tránh các loại thịt đỏ (bò, heo, cừu), gan, thận, các loại nội tạng khác. Hạn chế hải sản, đậu đỏ, đậu đen, đậu natto,…
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, các loại trái cây như táo, lê, nho, dâu.
  • Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể loại bỏ axit uric qua đường tiểu.
  • Tránh đồ uống có cồn, giảm tiêu thụ đường và thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ít bữa lớn. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và kiểm soát mức axit uric hiệu quả hơn.
  • Theo dõi các triệu chứng và điều chỉnh chế độ ăn uống dựa trên tình trạng sức khỏe. Thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về hàm lượng purin trong thực phẩm. Bạn đọc có thể tham khảo để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hơn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Gai cột sống là căn bệnh thường gặp của người cao tuổi và có xu hướng trẻ hóa trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân chính thường do các đốt sống dần bị thoái...

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Thực tế có rất nhiều người trẻ...

Xem chi tiết

Nhiều người cho rằng khi bị các vấn đề về xương khớp như thoái hóa, cần hạn chế vận động, di chuyển để tránh gặp chấn thương và khiến bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể tới ý thức khắc phục bệnh ở mỗi người. Bệnh nếu được phát hiện sớm...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe