Gàu Ngứa, Bong Tróc: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Trị Tận Gốc

Gàu là “nỗi ám ảnh” của tất cả mọi người bởi tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề về thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn tới công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi người cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, kịp thời “chặn đứng” tình trạng này và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gàu là gì? Có phải là bệnh lý không?

Gàu là thuật ngữ dùng để chỉ lớp vảy trắng, rời từng mảng nhỏ bong tróc ở da đầu đi kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Theo chu kỳ sinh lý bình thường, cứ sau một thời gian ngắn lớp da đầu sẽ chết đi và tạo thành các vảy trắng li ti trên tóc. Ở một số người, chu kỳ này chỉ diễn ra trong 2-3 tuần khiến lớp vảy trắng dày đặc, bong tróc gây ngứa ngáy.

Từng mảng gàu khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu
Từng mảng gàu khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu

Khi quá trình “lão hoá” da đầu diễn ra quá nhanh sẽ khiến số lượng tế bào chết tăng cao, tạo nên ngày càng nhiều mảng trắng bám quanh chân tóc. Ở nhiều bệnh nhân, phần da mới sau khi gàu bong để lại còn ửng đỏ, bỏng rát và vô cùng khó chịu. 

Song người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi gàu không phải là bệnh lý, không gây nguy hiểm tới sức khoẻ. Về bản chất, đây chỉ là kết quả của sự rối loạn lớp sừng da đầu và hoàn toàn có thể được kiểm soát khi có biện pháp phù hợp. Đồng thời, gàu không lây từ người này qua người khác nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc, làm việc, sinh hoạt chung với người có gàu.

Tìm hiểu định nghĩa: Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc Và Cách Xử Lý Dứt Điểm

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây gàu

Theo các chuyên gia da liễu, gàu hoàn toàn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính khiến bản thân người bị tự ti, e ngại trước đám đông. Thông thường, có thể dễ dàng nhận biết gàu qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Nhiều mảng trắng lớn, có vảy trắng hoặc mảng nhỏ lấm tấm xuất hiện trên tóc và da đầu.
  • Da đầu ngứa ngáy, khó chịu, khi gãi nhiều mảng trắng nhỏ rơi ra vai áo.
  • Phần da sau khi bong tróc bị ửng đỏ như mọc da non.
  • Da đầu luôn có cảm giác khô, rát cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Có nhiều nguyên nhân hình thành gàu, trong đó phải kể đến những yếu tố sau:

  • Quá trình chải đầu, gội đầu, cào gãi,… sai cách khiến cho da đầu tổn thương, kích thích và bong tróc da.
  • Da đầu bị kích ứng trước tác động của các sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm, thuốc uốn,… thậm chí là nắng nóng.
  • Không thường xuyên gội đầu khiến chân tóc bị tụ dầu, từ đó tế bào chết không được loại bỏ kịp thời.
  • Sự tấn công của nấm Malassezia furfur khiến cho lớp sừng bên ngoài bong tróc bất thường và phát sinh gàu.

Xem thêm: Tham Khảo Cách Trị Rụng Tóc Bằng Cỏ Mần Trầu Bạn Nên Thử

Sự tấn công của vi khuẩn, nấm cũng có thể khiến gàu phát sinh
Sự tấn công của vi khuẩn, nấm cũng có thể khiến gàu phát sinh

Phân biệt gàu với các bệnh lý trên da đầu

Tuy dễ nhận biết nhưng đôi khi tình trạng gàu lại bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý trên da đầu, nhất là nấm, viêm da tiết bã, vảy nến – á sừng da đầu. Vì vậy, người bệnh cần nắm được cách phân biệt để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp, đồng thời loại bỏ tâm lý lo lắng, hoài nghi.

  • Gàu: Chỉ gồm những vảy trắng, bám vào tóc theo những mảng li ti kèm cơn ngứa ngáy. Đôi khi gàu có thể gây rụng tóc kèm nhiều cảm giác khó chịu nhưng HOÀN TOÀN KHÔNG LÂY NHIỄM.
  • Nấm da đầu: Bệnh do vi khuẩn như Kerion de celse, Trichophyton, Microsporum… hoàn toàn có thể lây nhiễm khi tiếp xúc, có khả năng làm tóc rụng, tăng nguy cơ mất tóc, hói đầu. Triệu chứng điển hình của bệnh là: Tróc vảy, có mụn nước cùng nhiều nốt sần trên da đầu… khiến người bệnh bị đau rát, ẩm ướt, nhờn rít vô cùng khó chịu.
  • Viêm da đầu tiết bã: Da đầu tiết nhiều nhờn, bị bỏng rát, nóng đỏ, chân tóc bết dính, ngứa ngáy… Với bệnh lý này, vùng da tổn thương có diện tích rộng, đôi khi lan ra cả ngực và lưng xong không có xu hướng lây lan khi tiếp xúc thông thường.
  • Vảy nến da đầu: Da đầu có nhiều mảng đỏ với hình dáng không đồng nhất, vùng viền thường nổi cộm kèm lớp vảy trắng bong tróc… Bệnh không gây đau nhức nhưng lại khiến người bệnh ngứa ngáy, tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm cao.
Gàu dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ở da đầu
Gàu dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ở da đầu

Nếu so sánh với các bệnh lý da đầu thông thường thì gàu có biểu hiện nhẹ, chỉ là các mảng da bong tróc kèm ngứa ngáy. Ngoài ra, gàu cũng chỉ xuất hiện ở da đầu, bám vào tóc mà không hề lây lan sang các vùng da xung quanh.

Có thể bạn chưa biết: TOP 10 Cách Trị Rụng Tóc Bằng Nha Đam Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả

Cách chăm sóc da đầu, trị gàu hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách để xử lý gàu hiệu quả, an toàn, không gây tổn thương cho tóc. Tuỳ vào mức độ bị gàu, điều kiện sinh sống mà mỗi người có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp tại nhà

Ưu điểm của các biện pháp trị gàu tại nhà là tiết kiệm, dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản. Đồng thời, gàu là bệnh lành tính, chưa gây nhiều tổn thương nên hoàn toàn phù hợp với biện pháp chăm sóc tại nhà. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo một số hình thức phổ biến như sau:

  • Luôn gội đầu 2-3 lần/tuần đảm bảo da đầu luôn được sạch sẽ và khô thoáng.
  • Ưu tiên lựa chọn loại dầu gội phù hợp, có chứa thành phần từ thiên nhiên, khi sử dụng nên kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Không gây nhiều áp lực cho tóc, hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu, máy sấy, máy uốn xoăn…
  • Thường xuyên vệ sinh mũ nón, gối, chăn chiếu để loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn.
  • Luôn sấy tóc khô trước khi đi ngủ, việc để tóc ướt đi ngủ dễ làm phát sinh nấm ngứa, gàu trắng…
  • Hạn chế những căng thẳng, thức khuya… những điều này đều ảnh hưởng không nhỏ tới da đầu và nang tóc.

Bên cạnh đó, dân gian cũng lưu truyền nhiều mẹo trị gàu bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Chanh tươi: Thoa trực tiếp nước cốt chanh lên da đầu và massage trong 10 phút, sau đó ủ đầu trong 2-3 phút rồi xả lại với nước sạch. Thực hiện điều này đều đặn mỗi ngày để loại bỏ gàu, hết ngứa hoàn toàn.
  • Dùng bia và trứng gà: Trộn lòng trắng trứng gà với bia rồi thoa hỗn hợp lên tóc, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng. Dùng khăn quấn tóc lại và ủ trong 20 phút cuối cùng đi xả sạch với nước. Nên thực hiện công thức này 2-3 lần/tuần để loại bỏ hẳn tình trạng gàu ngứa.
Dùng chanh tươi ủ tóc cũng là cách cải thiện gầu hiệu quả
Dùng chanh tươi ủ tóc cũng là cách cải thiện gầu hiệu quả

Song bạn cần lưu ý, các biện pháp chăm sóc tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm gàu, không trị được dứt điểm. Nếu gàu nhiều, da bong tróc nặng cần áp dụng phương pháp đem lại tác dụng triệt để.

XEM CHI TIẾT: BỎ TÚI NGAY 12 Cách Trị Sạch Gàu Bằng Chanh An Toàn Và Hiệu Quả

Thuốc Tây Y trị gàu

Theo một số ý kiến, việc sử dụng thuốc Tây y trong điều trị gàu đem lại hiệu quả nhanh, giúp loại bỏ tình trạng bong tróc da đầu hiệu quả. Thông thường, các loại thuốc Tây được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc/kem bôi tương đối tiện lợi, phổ biến nhất là:

  • Ketoconazole, Selenium Sulphide, kẽm Pyrithione.
  • Hoặc một số loại kem chứa Steroid và kem chống nắng.

Tuy nhiên cần lưu ý, các loại thuốc Tây y luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ cao nhất là khi sử dụng sai cách, sai liều lượng có thể khiến tình trạng gầu nặng hơn. Nhiều trường hợp còn phát sinh nhiều biến chứng khó lường. Do vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý mua và dùng tại nhà.

Người bị gàu nên ăn gì, kiêng gì?

Đối với mọi bệnh lý, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đẩy lùi căn nguyên, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Đối với tình trạng gàu ngứa da đầu cũng không là ngoại lệ, người bệnh cần chủ động ăn uống khoa học theo gợi ý sau:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, ngũ cốc, yến mạch, socola đen…
  • Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, ngũ cốc, trứng, sữa, hạt dinh dưỡng…
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 như chuối, thịt gà, cá hồi, gà tây…
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày nhằm cung cấp vitamin cho da đầu và nang tóc.

Ngoài ra, khi bị gàu người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… tránh xa các loại rượu bia, chất kích thích, thuốc lá… chúng chính là “kẻ thù” số 1 của da đầu và tóc.

Mách Bạn Top 15 Loại Thực Phẩm Ngăn Ngừa Rụng Tóc, Giúp Tóc Mọc Nhanh

Nguyên tắc ngăn gàu quay trở lại

Tuy không gây nguy hiểm, không tạo ra những tổn thương trên da đầu nhưng gàu lại có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn, gàu sẽ rất dễ quay trở lại, người bệnh lúc này buộc phải “chung sống” với tất cả những triệu chứng khó chịu mà nó mang lại.

Để bảo vệ da đầu, ngăn chặn gàu quay trở lại mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn vệ sinh da đầu sạch sẽ và giữ cho vùng da này ở trạng thái thông thoáng nhất.
  • Thường xuyên giặt sạch gối, mũ bảo hiểm, mũ/nón, lược….
  • Lựa chọn các loại dầu gội đầu phù hợp, luôn xả sạch sau khi gội.
  • Sấy tóc khô trước khi đi ngủ, việc để tóc ướt và đi ngủ sẽ tạo điều kiện cho gầu dễ phát sinh kèm theo ngứa ngáy.
  • Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hoá chất… làm tóc.
  • Nghỉ ngơi khoa học và ăn uống điều độ để cơ thể khoẻ mạnh, củng cố sức đề kháng da đầu.

Gàu là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều người làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, tâm lý. Để ngăn chặn tình trạng này, mỗi người cần thực hiện sớm các biện pháp chữa trị, ngăn ngừa từ đó cân bằng cuộc sống và lấy lại vẻ tự tin.

BÀI VIẾT DÀNH CHO BẠN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *