Niềng Răng Hô Hàm Trên Có Tốt Không? Phương Pháp Nào Hiệu Quả?

Răng bị hô hàm trên là vấn đề nha khoa thường gặp ở nhiều người. Vậy niềng răng hô hàm trên có hiệu quả không? Chi phí và phương pháp niềng ra sao? Đó là những thông tin cơ bản mà bất cứ bệnh nhân nào trước khi niềng răng đều quan tâm và thắc mắc. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những vấn đề đó.

Răng bị hô hàm trên niềng có được không?

Răng hô (răng vẩu) hàm trên là hiện tượng hai hàm bị sai lệch khớp cắn dẫn đến hàm trên có xu hướng phát triển nhô ra ngoài gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chức năng giao tiếp và ăn uống của răng miệng.

Một số đặc điểm nhận dạng răng bị hô hàm trên như sau:

  • Răng cửa và các răng ở hàm trên có xu hướng mọc chìa ra phía trước.
  • Môi ở hàm trên nhô hẳn ra do răng mọc chìa ra ngoài.
  • Hàm dưới bị lùi vào phía trong.
  • Môi khó khép chặt hơn dù ở trạng thái thả lỏng.

Xem thêm: Niềng răng thưa là gì? Phương pháp nào là phù hợp?

Răng bị hô hàm trên có niềng được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc
Răng bị hô hàm trên có niềng được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc

Đó là những đặc điểm cơ bản để nhận biết được tình trạng răng bị hô hàm trên. Vậy khi răng gặp vấn đề này thì có niềng được không? Lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa là bạn hoàn toàn có thể niềng răng được trong trường hợp này. Thậm chí, người bệnh được khuyến khích nên điều trị sớm nhằm đạt được hiệu quả niềng răng cao hơn. Do ở độ tuổi càng nhỏ thì việc chỉnh nha càng có hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn.

Niềng răng hô hàm trên sẽ giúp nắn chỉnh lại hàm để răng mọc ở vị trí ngay ngắn hơn, nâng cao tính thẩm mỹ, đem lại sự tự tin cho người bệnh trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Đồng thời, khi răng hàm trên được niềng sẽ giúp điều chỉnh lại khớp cắn giữa hai hàm khớp với nhau, cải thiện giọng nói và việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, với các trường hợp răng bị hô nhẹ ở hàm trên, nhiều người nghĩ rằng không cần niềng răng chỉnh nha. Tuy nhiên, thực tế khi răng bị hô mức độ nhẹ mà không được điều trị sớm thì răng sẽ dần bị hô nhiều hơn do để càng lâu, răng càng mọc chìa ra ngoài. Chính vì vậy, niềng răng hô nhẹ hàm trên cũng rất quan trọng. Bạn nên sớm đến các cơ sở nha khoa để được tư vấn và thăm khám, điều trị, tránh tình trạng răng bị vẩu nghiêm trọng hơn.

Niềng răng hô hàm trên nên chọn phương pháp nào? Chi phí cụ thể

Hàm trên bị hô khiến hầu hết người bệnh đều cảm thấy tự ti, e ngại trong giao tiếp và các hoạt động xã hội. Không ít người đã tìm đến phương pháp niềng răng giúp chỉnh lại vị trí răng và điều chỉnh khớp cắn cho chuẩn xác. Có khá nhiều cách niềng răng khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên bài viết sẽ gợi ý cho bạn những hình thức niềng răng hô hàm trên hiệu quả nhất hiện nay:

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng hô hàm trên bằng mắc cài kim loại là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Chúng có những ưu, nhược điểm dưới đây:

Ưu điểm:

  • Chi phí niềng răng thấp, dao động khoảng từ 20 – 40 triệu đồng.
  • Hiệu quả chỉnh nha cao sau khi kết thúc thời gian đeo niềng.
  • Có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 1 – 6 tháng so với các phương pháp khác.
 Niềng răng mắc cài kim loại giúp tiết kiệm chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại giúp tiết kiệm chi phí

Nhược điểm:

  • Kém thẩm mỹ do mắc cài kim loại bị lộ rõ trên răng khi đeo niềng.
  • Mắc cài kim loại cố định trên răng, gây khó khăn cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Dễ bị bung tuột mắc cài trong quá trình giao tiếp hoặc ăn uống.
  • Có thể gây khó chịu và cảm giác vướng víu cho người mới đeo niềng trong thời gian đầu chưa quen.

Niềng răng mắc cài sứ

Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, phương pháp này chỉ khác nhau ở chất liệu mắc cài được bác sĩ sử dụng để đeo cho bệnh nhân. Niềng răng hô hàm trên với mắc cài sứ có những ưu, nhược điểm dưới đây:

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ tốt hơn so với mắc cài kim loại nhờ chất liệu mắc cài sứ tương tự màu răng nên hầu như không lộ trong thời gian đeo niềng.
  • Đảm bảo độ an toàn cao cho người đeo niềng do chất liệu sứ nguyên chất rất lành tính, không kích ứng với các bộ phận khác trong khoang miệng.

Nhược điểm:

  • Giá thành ở tầm trung, cao hơn niềng răng mắc cài kim loại, dao động từ 40 – 60 triệu đồng.
  • Có thể bị bung tuột trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Gây khó chịu cho người mới đeo niềng trong thời gian đầu do chưa quen.
  • Mắc cài cố định trên răng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.

Niềng răng vô hình Invisalign

Có thể nói niềng Invisalign phương pháp tân tiến và hiện đại nhất hiện nay nhờ khả năng khắc phục được tất cả các khiếm khuyết của các loại mắc cài khác. Cụ thể, ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, người khác hoàn toàn không thể phát hiện ra bạn đang đeo niềng nhờ khay niềng có màu sắc trong suốt.
  • Khay niềng không cố định như các loại mắc cài nên có thể tháo lắp ra dễ dàng, thuận tiện cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Nhược điểm:

  • Chi phí niềng rất cao, trung bình từ 100 – 120 triệu đồng.
  • Hiệu quả chỉnh nha không cao như các phương pháp dùng mắc cài.
  • Các trường hợp răng bị hô hàm trên nghiêm trọng, người bệnh cần kết hợp thêm niềng răng mắc cài

    Răng bị hô hàm trên nên lựa chnj phương pháp niềng răng vô hình Invisalign
    Răng bị hô hàm trên nên lựa chnj phương pháp niềng răng vô hình Invisalign

Giải đáp thắc mắc liên quan đến niềng răng hô hàm trên

Niềng răng hô hàm trên hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc về vấn đề thời gian niềng bao lâu, có cần nhổ răng hay không,… Sau đây là những giải đáp chi tiết cho bạn.

Thời gian chỉnh răng hô hàm trên mất bao lâu?

Chúng ta đều đã biết rằng, niềng răng là phương pháp chỉnh nha mà phải mất một khoảng thời gian khá dài để điều chỉnh được răng về vị trí chuẩn. Điều này chính là lý do khiến không ít người bệnh băn khoăn khi lựa chọn phương pháp niềng răng hô hàm trên.

Đây là quá trình mà bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ (tùy theo mỗi phương pháp niềng) tác động lên răng nhằm giúp răng phát triển theo hướng dịch chuyển dần dần về vị trí chuẩn mực. Sự tác động này cũng sẽ khiến răng bị điều chỉnh cả về phương pháp mọc, từ đó hàm răng trở nên ngay ngắn hơn và cải thiện tình trạng vẩu theo thời gian.

Trung bình người bệnh phải mất từ 1 – 3 năm mới có được hàm răng đẹp theo ý muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian niềng răng như độ tuổi, giới tính, mức độ hô của răng, các bệnh lý về răng miệng,… Tất cả đều có sự chi phối khá nhiều đến hiệu quả chỉnh nha cũng như thời gian đeo niềng.

Mời bạn đọc: Hướng dẫn cáchniềng răng trainer tại nhà hiệu quả cao và một số lưu ý bạn nên biết.

Niềng răng hô hàm trên có phải nhổ răng không?

Việc niềng răng hô hàm trên có cần nhổ răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng hiện tại của bạn cũng như mức độ hô của hàm trên. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định trường hợp nào cần nhổ.

Niềng răng hô hàm trên có cần nhổ răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn
Niềng răng hô hàm trên có cần nhổ răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn

Trường hợp không cần nhổ răng

  • Độ tuổi niềng răng từ 12 – 16 tuổi: Ở tuổi này, xương hàm đang phát triển, nếu cung hàm bị hẹp vẫn có thể nới rộng ra hơn nên không cần thiết phải nhổ răng.
  • Cung hàm rộng: Răng bị hô có thể do cung hàm hẹp, không đủ chỗ nên các răng mọc chen chúc, lộn xộn dẫn đến bị hô. Khi niềng răng hô hàm trên nếu cung hàm đủ khoảng trống để răng được trải đều thì cũng không cần nhổ bớt răng.
  • Răng thưa: Bác sĩ sẽ chỉ cần cho bệnh nhân đeo niềng để dây cung niềng răng  kéo khít khoảng cách giữa các răng lại, tránh bị thức ăn bám vào kẽ răng, khó vệ sinh.

Trường hợp cần nhổ răng

  • Răng mọc quá dày: Khi các răng hàm trên mọc quá dày, chen chúc, lộn xộn, cung hàm hẹp không thể nới rộng được thêm thì lúc này bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bớt răng số 4 hoặc 5 để giúp hàm trên không bị ảnh hưởng chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc chìa ra ngoài: Các răng có thể vẫn mọc đều nhau nhưng có xu hướng mọc chìa ra ngoài, gây nên tình trạng hô vẩu hàm trên. Khi niềng bác sĩ sẽ nhổ bớt răng để điều chỉnh hàm cho cân đối.
  • Răng khôn: Là loại răng luôn tiềm ẩn nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm, dễ gây viêm lợi, viêm nướu, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, làm hỏng các răng bên cạnh. Do đó khi niềng răng cần phải loại bỏ răng khôn.

Niềng răng hô hàm trên ở đâu đảm bảo uy tín?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, không ít các cơ sở nha khoa đã ra đời ở khắp mọi nơi. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều người bị lúng túng, không biết phải chọn nơi nào là uy tín, tin tưởng được.

Hiểu được những khó khăn đó của bạn đọc, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một vài địa chỉ nha khoa niềng răng hô hàm trên uy tín, chất lượng cao, đã được nhiều khách hàng đánh giá tích cực.

Nha Khoa ViDental – Hệ Thống Nha Khoa Quốc Tế Chuẩn AIFC

Là đơn vị hàng đầu về nha khoa thẩm mỹ, Nha Khoa ViDental hiện nay đang cung cấp dịch niềng răng hô hàm trên đã được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với sự ứng dụng công nghệ hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, nơi đây đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân trên cả nước. Nếu bạn đang băn khoăn không biết niềng răng ở đâu uy tín thì đừng bỏ qua việc tìm hiểu cơ sở nha khoa này.

Viện Nha khoa thẩm mỹ Vidental được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn
Vidental được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn

Nha khoa Việt Úc

Nha khoa Việt Úc là hệ thống phòng khám nha khoa lớn số 1 Việt Nam. Việt Úc hướng đến phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Nhờ thế mà nơi đây được luôn được mọi người yêu mến dù chỉ mới trải nghiệm dịch vụ lần đầu.

Liên hệ:

  • CS1 – 630 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
  • CS2 – 12A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

Là bệnh viện công lập đầu ngành ở nước ta với 2 cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Bệnh viện có chất lượng dịch vụ cao cấp cùng mức chi phí bình dân, phù hợp với mọi nhóm đối tượng bệnh nhân. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ khám chữa, thẩm mỹ nha khoa quen thuộc của nhiều người dân.

Liên hệ:

  • CS1 – 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • CS2 – 201A Nguyễn Chí Thanh, P12, Q5, TP.HCM.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin cơ bản về niềng răng hô hàm trên. Đồng thời giải đáp cho các bạn những vấn đề còn thắc mắc. Hy vọng bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng răng hô để có được một nụ cười tự tin tỏa sáng.

Bạn quan tâm: