Nội dung chính

Nổi mề đay khắp người là bệnh da liễu không thể chủ quan bởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường về sức khỏe. Để đảm bảo sự an toàn, bệnh nhân chủ động tìm cách điều trị khi có những biểu hiện bất thường. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu kỹ hơn về cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa bệnh.

Nổi mề đay khắp người là gì? Cách nhận biết

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì, đây là hiện tượng da có nhiều nốt mẩn đỏ xuất hiện, nốt sần theo từng mảng đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể có sự phản ứng với dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng. 

Nổi mề đay khắp người trên da sẽ có nhiều nốt đỏ
Nổi mề đay khắp người trên da sẽ có nhiều nốt đỏ

Khi bị nổi mề đay khắp người các mảng nốt sần đỏ sẽ nổi toàn thân từ mặt đến cổ, tay, lưng và chân. Hình dạng của chúng bất thường và không có kích cỡ nhất định. 

Dấu hiệu của các bệnh lý như: 

  • Cảnh báo bệnh nấm da thường gặp như lang ben, hắc lào, nấm móng,…
  • Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh về gan, thận,…chức năng đào thải độc tố suy giảm, độc tố không thể thoát ra ngoài đã tích tụ bên trong cơ thể dẫn đến ngứa nổi mề đay khắp người. 
  • Cảnh báo nguy cơ mắc về bệnh về máu như loạn sản tủy, tăng Eosin, đa hồng cầu,…khiến lượng máu trong cơ thể bị rối loạn, nổi mề đay khắp người. 
  • Cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường, mọi người cần đặc biệt chú ý. 
  • Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh bạch huyết như hodgkin, non – hodgkin,…
  • Những người bị nhiễm virus như HIV, lậu, giang mai cũng có nguy cơ bị nổi mề đay khắp người. 

Tương tự như các loại bệnh da liễu khác, nổi mề đay khắp người cũng có những dấu hiệu riêng để bệnh nhân phát hiện sớm, kịp thời xử lý trước khi có biến chứng. 

Bị dị ứng nổi mề đay khắp người bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát kèm theo đó là những nổi sẩn phù nổi trên da. Tình trạng này thường xảy ra về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. 

Bên cạnh ngứa nổi mề đay toàn thân thì bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như: 

  • Bệnh nhân bị phát ban, da có những vết sần đỏ hoặc hồng xuất hiện với kích thước đa dạng ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nếu tác động cào gãi mạnh sẽ khiến mức độ ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Có dấu hiệu sưng phù do dịch tích trữ lâu ngày bên dưới da. Vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh mề đay sẽ nổi cục như muỗi đốt. 
  • Bị ngứa nổi mề đay khắp người có thể bị nóng da ở vùng nổi mẩn đỏ, sưng tấy. 
  • Nổi mề đay kéo dài trên 4 tuần có thể gây sốt cao, mệt mỏi, khó thở, chán ăn,…
  • Bệnh nhân bị nổi mày đay có thể xuất hiện mụn nước nhỏ trên da, nếu chúng bị vỡ có thể gây nhiễm trùng. 
  • Ngoài các biểu hiện trên, dị ứng nổi mề đay khắp người còn có thể có thêm những biểu hiện khác như nhiễm trùng, khó thở, buồn nôn,…

Nguyên nhân nổi mề đay toàn cơ thể

Tác nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa khắp người rất đa dạng, một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Chọn sai hóa mỹ phẩm có thể gây dị ứng nổi mày đay
Chọn sai hóa mỹ phẩm có thể gây dị ứng nổi mày đay

Trong các cuộc thử nghiệm và nghiên cứu, bác sĩ và các chuyên gia đã chỉ ra các nguyên nhân có thể dẫn đến chứng nổi mề đay khắp người như sau: 

  • Dị ứng với thuốc: Một số loại thuốc Tây trên thị trường như kháng sinh, giảm đau, vacxin,… có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khắp người. 
  • Do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm: Dị ứng nổi mề đay toàn thân có thể do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc bên trong sản phẩm có chứa một số thành phần gây kích ứng với cơ thể. 
  • Dị ứng với thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, rượu bia, cà phê,… có thể gây kích ứng da. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều vào sẽ kích thích giải phóng histamin gây nổi mề đay. 
  • Dị ứng thời tiết: Khí hậu thay đổi đột ngột, bất thường, cơ thể chưa kịp thích nghi có thể dẫn đến gia tăng kháng thể quá mức. Chính điều này vô tình đã tạo ra cơ hội khiến vi khuẩn phát triển, gây ngứa và nổi mề đay. 
  • Do yếu tố di truyền: Một số trường hợp bị dị ứng nổi mề đay khắp người có thể do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Nếu bố mẹ đã từng bị mày đay thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ bình thường. 
  • Do chức năng gan suy yếu: Gan là một cơ quan đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Nếu cơ quan này suy yếu, chức năng thải độc kém, độc tố không được chuyển hóa ra bên ngoài, tích lũy lâu trong cơ thể có thể dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa,…

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì khói bụi, lông động vật,… cũng là một trong các yếu tố gây nổi mề đay khắp người, nóng rát toàn thân. 

Nổi mề đay toàn cơ thể có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không, vấn đề này không phải ai cũng biết. Theo ý kiến của bác sĩ, bệnh da liễu này có tính chất phức tạp nhưng không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, người mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và hiệu quả công việc thường ngày. 

Sốc phản vệ là một trong những biến chứng của nổi mề đay khắp người
Sốc phản vệ là một trong những biến chứng của nổi mề đay khắp người

Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh nhân không được chủ quan bởi nếu điều trị chậm trễ có thể gây ra một số biến chứng như sốc phản vệ, khó thở do dây thanh quản bị co thắt, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược,…

Vậy, ngứa nổi mề đay khắp người sau sinh có chữa khỏi được không? Các chuyên gia cho biết: “Nếu bệnh nhân áp dụng phương pháp xử lý đúng, phù hợp thì các triệu chứng sẽ được cải thiện. Ngược lại nếu để quá lâu, điều trị sai cách có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và gây nguy hiểm“. 

Do vậy, nếu có triệu chứng lạ bạn nên chủ động đi khám, phát hiện bệnh sớm để điều trị vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc vừa bảo vệ sức khỏe trước những biến chứng khó lường.

Nổi mày đay toàn thân khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu người bệnh có bất kỳ một trong những triệu chứng dưới đây hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được điều trị: 

  • Bệnh nhân bị ngứa dữ dội, cơn ngứa không dứt, gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon. 
  • Vùng da bị nổi mẩn đỏ lan sang những vùng da khác. 
  • Vùng da bị nổi mề đay có nổi đỏ tạo thành từ mảng phù, sần với kích thước càng ngày càng lớn. 
  • Da có thể xuất hiện mụn nước, mụn nhọt và chúng có thể bị vỡ gây nhiễm trùng. 
  • Bệnh nhân bị nổi mề đay kèm sốt liên tục trong nhiều ngày. 

Khi có các triệu chứng này, bệnh nhân cần được di chuyển ngay đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tiến hành kiểm tra lâm sàng, tiền sử bệnh án và các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh nổi mày đay

Nổi mề đay khắp người sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Để tránh bị ảnh hưởng thì việc tìm cách điều trị là việc rất cần thiết. 

Vậy, nên làm gì khi bị nổi mề đay khắp người. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị, đẩy lùi triệu chứng mà chúng tôi tổng hợp dưới đây. 

Phương pháp dân gian chữa nổi mày đay

Phương pháp chữa nổi mề đay theo dân gian cũng rất được nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 

Mẹo chữa bệnh mày đay với lá kinh giới tại nhà an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm
Mẹo chữa bệnh mày đay với lá kinh giới tại nhà an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm

Bệnh nhân cần chú ý mẹo chữa nổi mề đay chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ điều trị khi chưa có biến chứng. Nếu bệnh nặng bệnh nhân phải đổi phương pháp điều trị khác. 

Mẹo chữa nổi mề đay khắp người bằng kinh giới 

  • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi làm sạch kỹ sau đó ngâm nước muối loãng 15 phút để sát khuẩn. 
  • Cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng 2 lít nước rồi dùng để xông hơi, phần bã còn lại dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. 
  • Thực hiện xông hơi lá kinh giới 2 đến 3 lần trên tuần cơ thể sẽ toát mồ hôi, loại bỏ độc tố dưới da, đồng thời điều hòa cơ thể, giảm ngứa và dị ứng. 

Mẹo chữa bệnh mề đay với ngải cứu 

  • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu sau đó rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vớt ra để ráo. 
  • Cho ngải cứu vào chảo để rang cùng một ít muối hạt trong 10 phút sau đó cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng. 
  • Chườm hỗn hợp lên da đến khi nguội thì cho vào chảo sao nóng lại và đắp tiếp. Chú ý về nhiệt độ khi chườm để tránh bị bỏng. Thực hiện mỗi ngày các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Mẹo chữa nổi mề đay bằng dứa tươi 

  • Chuẩn bị một quả dứa tươi bỏ sạch vỏ và mắt dứa và ép lấy nước để dùng. 
  • Làm sạch vùng da cần điều trị rồi thoa đều nước cốt dứa lên da hoặc có thể cắt thành từng lát mỏng để đắp trực tiếp. Hợp chất bromelain trong loại quả này sẽ làm giảm triệu chứng sưng do mề đay gây ra. 

Mẹo chữa bệnh mày đay bằng lá rau má tươi

  • Làm sạch một nắm lá bạc hà tươi cả phần rễ làm sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước để uống.
  • Nếu nước rau má nguyên chất khó uống bạn có thể cho thêm đường vào để uống. Thành phần trong rau má sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, loại bỏ độc tố, giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa mề đay. 

Mẹo chữa mề đay khắp người bằng lá đinh lăng: 

  • Làm sạch một nắm lá sả và lá đinh lăng rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. 
  • Đợi hỗn hợp sôi trong vòng 20 phút sau đó cho thêm muối hạt, nước lạnh để tắm. Áp dụng phương pháp này thường xuyên cơn ngứa sẽ được xoa dịu, nốt mẩn đỏ trên da thuyên giảm hẳn. 

Phương pháp Tây y chữa nổi mề đay toàn thân

 Đa phần mọi người đều chọn phương pháp điều trị nổi mề đay bằng Tây y bởi sự tiện lợi và mang đến hiệu quả nhanh chóng. 

Cắt nhanh cơn ngứa nổi mề đay khắp người với thuốc Tây do bác sĩ chỉ định
Cắt nhanh cơn ngứa nổi mề đay khắp người với thuốc Tây do bác sĩ chỉ định

Một số loại thuốc thường được dùng để chữa nổi mề đay hiện nay gồm: 

  • Thuốc kháng histamin H1 dùng để ức chế hệ miễn dịch, ngăn ngừa các phản ứng của cơ thể khi bị mề đay. Khi dùng loại thuốc này bệnh nhân cần chú ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe. 
  • Thuốc corticosteroid dạng uống hỗ trợ giảm sưng đỏ, cắt cơn ngứa cho những bệnh nhân bị phù mạch. Chú ý, nhóm thuốc này không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm. 
  • Thuốc kháng leukotriene loại montelukast hoặc zafirlukast được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng được thuốc kháng histamin. 
  • Thuốc kháng thể đơn dòng omalizumab sử dụng cho bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính, triệu chứng dai dẳng, tái phát nhiều lần. Loại thuốc này sẽ được dùng ở dạng tiêm mỗi tháng dùng 1 lần. 
  • Thuốc chẹn H2 (thuốc kháng thụ thể H2) dùng trong trường hợp bệnh nhân cần thu hẹp các mạch máu dưới da, giảm phù nề và giảm viêm do nổi mề đay. 
  • Thuốc dạng bôi chữa bệnh mề đay có chứa thành phần corticoid nhẹ hoặc trung bình để giảm mức độ cơn ngứa, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới, làm xẹp nốt sẩn phù. Chú ý, với thuốc bôi tránh dùng trên 70% diện tích cơ thể bởi có thể gây bào mòn, kích ứng và bỏng rát da. 
  • Thuốc giảm đau nếu bệnh nhân bị mề đay do nhiễm trùng, tổn thương ngoài da, sốt và đau nhức. Loại thuốc này sẽ cải thiện cơn đau và hạ thân nhiệt về trạng thái ban đầu. 

Hướng dẫn chăm sóc khi bị nổi mề đay

Có thể thấy, nổi mề đay khắp người gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt  và cuộc sống của người bệnh hàng ngày. Mọi người cần chú ý điều trị và chăm sóc đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát. 

Một số vấn đề cần lưu ý trong việc chăm sóc người bị nổi mề đay như sau: 

  • Chú ý về chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều các loại thực phẩm có khoáng chất, vitamin như rau của quả tươi, thịt nạc, ngũ cốc,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tùy theo từng người cần uống 2 đến 3 lít nước. 
  • Bệnh nhân cần tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, nhiều chất đạm, chất béo,…
  • Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể, tắm gội thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi,… Tránh tắm nước nóng và tránh tắm quá lâu bởi có thể làm mất cân bằng độ ẩm trên da. 
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh, gió, khí bụi,…bởi chúng có thể khiến tình trạng mề đay càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Không tác động cào gãi, chà xát vào nốt mẩn đỏ bởi có thể khiến cơn ngứa càng trở nên nghiêm trọng, trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Khi bị nổi mề đay nên tránh dùng mỹ phẩm, không dùng bông tắm hay các vật dụng kỳ cọ khác bởi có thể gây tổn thương bề mặt da. 
  • Không sử dụng chất kích thích bởi chúng có thể tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến da. 
  • Khi ra ngoài cần chủ động dùng kem chống nắng, mặc áo khoác, hạn chế tham gia hoạt động thể chất dưới ánh sáng mặt trời. 
  • Khi trời hanh khô, có gió cần chủ động giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang để bảo vệ da. 
  • Khi dùng thuốc bôi chữa nổi mề đay tuyệt đối không lạm dụng để tránh tác dụng ngược. 
  • Cấp độ ẩm cho da thường xuyên bởi vi khuẩn có hại thường tấn công vào da khô và gây nổi mày đay. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát có độ thấm hút tốt đồng thời hạn chế những trang phục bó sát để tránh tác động cho da.
  • Không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng các mẹo dân gian nếu chưa có sự chỉ định hoặc cho phép của bác sĩ.
  • Trường hợp các biện pháp điều trị không mang lại hiệu quả như ý người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để trao đổi về phương hướng điều trị mới.

Nổi mề đay khắp người và các thông tin liên quan chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kỹ. Hãy chú ý về các triệu chứng của bệnh để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi có biến chứng.

Triệu chứng liên quan