Rụng Tóc Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân Và Cách Giải quyết Và Phòng Ngừa
Rụng tóc tuổi dậy thì là tình trạng không quá ngạc nhiên gặp phải ở nhiều bạn trẻ độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống không khoa học, cộng thêm áp lực học hành, cùng việc chăm sóc tóc chưa đúng cách. Để hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách xử lý khi gặp phải, bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 11 – 17 tuổi. Trung bình ở mỗi người ngày có thể rụng từ 25 – 100 sợi, đó là điều bình thường vì tóc rụng đi sẽ được mọc thêm cái mới.
Tuy nhiên khi gặp tình trạng rụng tóc bất thường, mỗi ngày có thể mất hơn 100 sợi. Lúc này rụng tóc là biểu hiện báo động cho tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề và bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý tốt nhất.
Bên cạnh tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì, các em có thể gặp phải hiện tượng khác như: Da gàu, ngứa da đầu không rõ nguyên nhân, viêm đỏ da, tóc khô và chẻ ngọn. Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì cũng được phân chia thành các loại:
- Rụng tóc từng vùng: Tóc sẽ rụng thành từng mảng ở các vị trí nhất định có đường kính vài cm. Vùng da nơi tóc bị rụng trơn nhẵn, không gây đau, cũng không ngứa và không có dấu hiệu của viêm nhiễm.
- Rụng tóc toàn thể đầu: Đầu bị rụng tóc hoàn toàn
- Rụng tóc toàn bộ: Ngoài rụng tóc liên tục khi chỉ vuốt, sờ nhẹ thì bạn còn bị rụng lông mi, lông tay và nhiều bộ phận khác.
Tuỳ vào nguyên nhân gây rụng tóc tuổi dậy thì mà tình trạng có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp nếu thay đổi lối sống và các thói quen chưa khoa học mà tình trạng rụng tóc vẫn diễn ra, bố mẹ nên đưa các em đến cơ sở y tế thăm khám và có phương hướng điều trị phù hợp nhất, tránh trường hợp nặng thêm và để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm.
XEM THÊM: Hiện Tượng Tóc Rụng Nhiều Ở Nữ: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Ngừa
Nguyên nhân gây tình trạng rụng tóc độ tuổi dậy thì
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì. Điều này xuất phát từ bên trong cơ thể, những thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc đến từ những yếu tố khách quan bên ngoài. Cụ thể như sau:
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc ở các bạn gái độ tuổi dậy thì. Giai đoạn này, cơ thể, nội tiết tố có sự thay đổi mạnh mẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sự phát triển thể chất. Không chỉ tác động về tóc gây gãy rụng, yếu hơn, xơ rối, việc rối loạn nội tiết tố nữ còn khiến thay đổi giọng nói, làn da, chiều cao của các em.
- Thiếu chất dinh dưỡng:
Một vài trường hợp trẻ ở độ tuổi dậy thì bị rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, protein và các vitamin nhóm B, C khiến tóc bị yếu, dễ gãy, rụng hơn.
- Thói quen ăn uống không khoa học:
Các bạn tuổi teen thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh là không tránh khỏi. Các loại thực phẩm này có hương vị hấp dẫn nhưng không chứa chất dinh dưỡng và còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Việc ăn uống không khoa học cùng thêm ăn không đúng giờ giấc do học thêm, học trên trường cũng là nguyên nhân gây tóc dễ gãy rụng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp:
Những loại sản phẩm chăm sóc tóc, dầu gội, kem dưỡng, xịt dưỡng tóc hay là các loại thuốc ép, làm xoăn không phù hợp với chất tóc hoặc chất lượng kém cũng dẫn đến tình trạng tóc gãy rụng bất thường. Khi những hoạt chất này tiếp xúc với tóc khiến chúng yếu, chẻ ngọn, xơ rối, nang tóc không được bổ sung chất dinh dưỡng. Nhiều trường hợp còn gây viêm nhiễm da đầu, bong tróc, hư hại da đầu.
Đọc thêm: Chân Tóc Yếu, Rụng Nhiều Và Cách Điều Trị An Toàn Tận Gốc
- Cột chặt tóc:
Các bạn gái tóc dài thường xuyên cột chặt tóc và trong thời gian dài khiến chân tóc bị kéo căng quá mức. Lâu ngày nang tóc bị suy yếu dần. mỏng và dẫn đến rụng tóc. Hay các bạn gái thích tết tóc, cột tóc đuôi ngựa hoặc cuốn tóc nhiều vòng trên đầu cũng khiến tóc yếu và khi tháo ra dễ gãy rụng nhiều hơn.
- Hệ quả của các loại thuốc Tây:
Những bạn trẻ trong giai đoạn này sử dụng các loại thuốc Tây, thuốc tân dược để chữa mụn, thuốc để chữa bệnh cũng làm thay đổi chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Sử dụng một thời gian dài gây nóng trong, đem lại nhiều hệ luỵ điển hình là rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu,….
- Áp lực học tập, căng thẳng, stress,….
Tuổi dậy thì là thời điểm các em tập trung hết sức cho việc học, chuyển nhiều cấp bậc, nên không tránh khỏi những áp lực từ việc học tập, bài vở, thi cử và cả những kỳ vọng của bố mẹ. Thức khuya học đêm quá nhiều khiến rối loạn nội tiết, hormone trong cơ thể, cộng thêm căng thẳng kéo dài gây nên bệnh trầm cảm, stress, cũng là nguyên nhân gây rụng tóc và thậm chí còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Thiếu máu ở tuổi dậy thì:
Thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì. Thiếu máu khiến tóc không được nuôi dưỡng một cách đầy đủ, dẫn đến tóc dễ bị khô, xơ, chẻ ngọn và gãy rụng nhiều hơn. Ngoài ra người bị thiếu máu còn có biểu hiện như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống.
- Gặp vấn đề bệnh lý:
Một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều mà người gặp phải cần đặc biệt quan tâm chính là mắc các bệnh lý về da đầu. Gàu, vảy nến da đầu, bệnh á sừng, viêm da tiết bã nhờn ở đầu, nấm tóc,… có thể là căn nguyên dẫn đến tóc yếu và dễ gãy rụng hơn. Hoặc bệnh lý về tuyến giáp, bệnh lupus ban đỏ, ung thư do di truyền từ bố mẹ cũng có thể gây rụng tóc tuổi dậy thì.
Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây rụng. Với những trường hợp do thói quen sống, chế độ ăn uống hằng ngày, bạn hoàn toàn thể cải thiện và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài cũng gây nên nhiều bất ổn cho cơ thể và để lại nhiều tác động tiêu cực cho độ tuổi mới lớn. Điển hình như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý:
Rụng tóc ít nhiều cũng khiến các bạn không tránh khỏi việc lo lắng, e ngại và mặc cảm với bạn bè khi số tóc rụng quá nhiều. Từ đó dẫn đến việc khó tập trung vào học hành, thi cử. Một số bạn gái còn mất tự tin khi tóc thưa thớt, sống khép kín hơn, thu mình lại và ngại khi giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh. Chưa kể việc rụng tóc quá nhiều, bám dính trên quần áo và vật dụng khiến bạn cũng cảm thấy khó chịu.
- Rụng tóc nhiều ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ vị thành niên
Trẻ bị rụng tóc quá nhiều và kéo dài trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng hói đầu. Nhẹ thì chỉ một vài tháng, tóc sẽ mọc và phủ kín trở lại những khi rụng tóc diện rộng và theo từng mảng, tóc sẽ khó mọc lại hơn. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm sinh lý của trẻ khi mới lớn.
Chính vì vậy khi gặp tình trạng rụng tóc, dù cho bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần nhanh chóng khắc phục, cải thiện và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán rụng tóc
Trước khi xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn cần được thăm khám bằng các kỹ thuật. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân góp phần phương pháp điều trị được hiệu quả nhất.
- Khám sức khỏe tổng quan và kiểm tra tiền sử bệnh lý.
- Xét nghiệm máu, kiểm tra công thức máu để xem bạn có thể bị thiếu máu, máu thiếu chất, rối loạn nội tiết, hay mắc các bệnh về máu hay không.
- Làm sinh thiết da đầu, bước này cũng rất quan trọng, bác sĩ sẽ lấy một mẩu da đầu để làm sinh thiết trên da. Kiểm tra nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn có tồn tại hay không, xác định bạn có mắc các bệnh về da đầu hay không.
Có thể bạn quan tâm: Rụng Tóc Vành Khăn Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Cách chữa rụng tóc tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả
Các biện pháp chữa rụng tóc tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Từ đó bạn có thể áp dụng ngay tại nhà với các phương pháp tự nhiên nhất nhưng có trường hợp cần đi thăm khám và đến chữa tại phòng khám, sử dụng thuốc tây đặc trị. Cụ thể như sau:
Chữa rụng tóc bằng các phương pháp tự nhiên
Chữa rụng tóc bằng các phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả tốt, an toàn cho tóc và da đầu. Các nguyên liệu cũng dễ kiếm trong đời sống hằng ngày. Một số cách bạn có thể áp dụng như sau:
Mặt nạ ủ tóc bằng bia và giấm táo
Trong bia và giấm táo có những thành phần rất tốt cho tóc, giúp tóc cứng cáp, chắc khoẻ hơn. Chưa kể đến hỗn hợp ủ tóc này còn giúp làm sạch da đầu, loại bỏ giàu và kích thích nang tóc mọc nhanh, phát triển khoẻ mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200ml bia tươi và 20ml giấm táo. Trộn hai thành phần trên vào trong một cái tô.
- Làm ẩm tóc và thoa lên toàn bộ tóc cùng da đầu.
- Ủ tóc trong thời gian 10 phút rồi gội lại đầu như bình thường.
Tham khảo thêm: TOP 13+ Cách Điều Trị Rụng Tóc Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả
Mẹo trị rụng tóc bằng bồ kết
Bồ kết được xem là loại thảo dược rất tốt cho tóc. Bồ kết chứa các hoạt chất saponin với hàm lượng khoảng 10%, mang đến tác dụng kháng viêm, chống gàu, trị nấm, làm sạch gàu trên da đầu, chống các bệnh viêm nhiễm trên da đầu và giúp tóc đen mượt tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Nướng chín 7 – 10 quả bồ kết khô, dậy mùi thơm cho vào ấm đun nước.
- Đổ thêm 1 lít nước vào ấm và đun sôi.
- Đổ nước ra chậu và pha thêm nước lạnh, bóp nát quả bồ kết.
- Lọc sạch bã bồ kết và dùng nước đó để gội đầu.
- Nước đun bồ kết bạn có thể bỏ thêm lá bưởi hoặc vỏ bưởi
Trị rụng tóc từ cỏ nhọ nhồi
Cỏ nhọ nhồi được biết nhiều đến với tác dụng là chữa ho, cảm mạo, ốm sốt, nhưng ít ai biết, loại thảo dược này còn có thể trị rụng tóc theo mảng lớn rất hiệu quả. Kết hợp cùng gừng tươi, lá trắc bá diệp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu cỏ nhọ nhồi, gừng tươi, lá trắc bá diệp mỗi loại 100g.
- Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Hoà một ít mật ong vào hỗn hợp trên rồi bôi lên vùng da có tóc bị rụng.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục trong 10 ngày. Các dược chất sẽ kích thích mọc tóc nhanh hơn và lấp đầy khoảng trống tóc rụng.
KHÔNG NÊN BỎ LỠ: TOP 20+ Cách Ngăn Ngừa Rụng Tóc, Hết Khô Xơ Chẻ Ngọn Hiệu Quả
Thuốc tây chữa rụng tóc tuổi dậy thì
Những trường hợp đặc biệt khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ kê thuốc Tây để bạn uống, điều trị các vấn đề bệnh lý đang gặp phải. Hoặc các loại viên uống bổ sung dưỡng chất. Chẳng hạn như:
- Minoxidil: Dùng bôi trực tiếp lên da đầu mỗi ngày 2 lần.
- Spironolactone.
- Corticosteroid tiêm.
- Ketoconazole dạng kem bôi hoặc dầu gội.
Các loại thuốc trên đều có hướng dẫn sử dụng và liều lượng cho từng đối tượng là khác nhau. Vì thế người dùng không tự ý mua về và sử dụng. Chỉ uống khi có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Đồng thời cũng không lạm dụng uống để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Xem thêm: TOP 13 Thuốc Chống Rụng Tóc, Giúp Tóc Mọc Nhanh Và Dày Hiệu Quả
Điều trị rụng tóc tuổi dậy thì bằng tia laser
Với những trường hợp rụng tóc thành từng mảng lớn, rụng tóc hói đầu, để cải thiện bạn có thể áp dụng phương pháp dùng tia laser. Phương pháp sử dụng ánh sáng chiếu lên da và kích thích mọc tóc.
Việc chữa trị này có thể áp dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần và có thể mất vài tuần để có hiệu quả rõ rệt nhất. Phương pháp này cần thời gian và khá tốn kém nên bạn cũng có thể cân nhắc để áp dụng.
Cải thiện rụng tóc bằng chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sống
Thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng thói quen sống khoa học là cách chữa rụng tóc ở độ tuổi dậy thì hiệu quả bền vững và lâu dài nhất. Bởi khi đó chúng ta cung cấp dưỡng chất cho tóc từ sâu bên trong, tóc khỏe mạnh và ổn định hơn. Ngăn ngừa hiện tượng tóc rụng tiếp diễn trong tương lai.
- Tăng cường những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, B1, B6, sắt, như trái cây, rau xanh, các loại sữa chua, các loại hạt.
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít nước để đảm bảo cơ thể được cấp nước đầy đủ, nuôi dưỡng tóc và cơ thể.
- Tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh, chiên rán, thức ăn cay có tính kích thích như cay nóng, tiêu.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, hạn chế việc thức khuya, dậy sớm, giảm căng thẳng mệt mỏi.
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Rụng Tóc Bị Thiếu Chất Gì? TOP 9 Loại Dưỡng Chất Cần Bổ Sung Ngay
Cách phòng ngừa rụng tóc tuổi dậy thì
Các bạn trong độ tuổi dậy thì nên có cho mình những cách để phòng ngừa rụng tóc. Để không gặp tình trạng mắc bệnh mới đi điều trị:
- Gội đầu đúng cách: Tuỳ vào da đầu của mỗi người mà bạn lựa chọn loại dầu gội đầu cho phù hợp nhất. Nếu tóc bạn vốn yếu và có rụng tóc nên ưu tiên những sản phẩm dầu gội đến từ thiên nhiên, an toàn và dịu nhẹ nhất cho da. Không thường xuyên đổi dầu gội mà nên chú trọng vào một loại.
- Không sử dụng thuốc Tây bừa bãi: Khi sử dụng thuốc Tây hay là thuốc cảm cúm, thuốc hạ sốt ở độ tuổi dậy thì cũng nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ, chuyên gia, dược sĩ để dùng với liều lượng phù hợp nhất.
- Hạn chế tạo kiểu tóc quá nhiều: Nhuộm tóc, ép tóc, uốn xoăn đều có sự tác động của hóa chất. Các chuyên gia tạo mẫu tóc khuyến cáo bạn chỉ nên đổi kiểu tóc 6 tháng lần để đảm bảo hóa chất đã tan và biến mất. Như vậy mới không gây rụng tóc và tóc luôn chắc khỏe nhất.
- Giữ tinh thần thoải mái: Cân bằng tinh thần thoải mái, ổn định nhất, tránh những căng thẳng tâm lý gây ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Có lối sống khoa học cùng chế độ ăn uống đầy đủ: Không thức quá khuya, học tập và nghỉ ngơi đầy đủ, độ tuổi dậy thì cần bổ sung nhiều loại dưỡng chất, ăn uống những loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Vận động, tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên, khoa học, kết hợp các hoạt động thể chất định kỳ là cách để bảo vệ sức khoẻ, nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng ở mọi người.
Trên đây là những thông tin về rụng tóc tuổi dậy thì, nguyên nhân và cách khắc phục an toàn, hiệu quả nhất. Hy vọng qua đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn và biết cách xử lý khi gặp tình trạng này.
TÌM HIỂU THÊM
- Tóc Khô Xơ Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phục Hồi Tóc Hiệu Quả
- Đầu Nhiều Gàu: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Trị Bệnh Nhanh Khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!