Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ, phẳng, xuất hiện trên da, thường gặp ở mặt, cổ, vai và tay. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại khiến nhiều người mất tự tin vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy chúng xuất hiện do đâu, cần làm gì để loại bỏ hiệu quả?

Định nghĩa tàn nhang

Tàn nhang là những đốm sắc tố melanin màu nâu nhỏ, thường xuất hiện trên da mặt, cổ, vai, tay. Chúng là một tình trạng rối loạn sắc tố da lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng tàn nhang ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin về làn da.

Tàn nhang thường nhỏ hơn nám da, có hình dạng tròn hoặc bầu dục, bờ rõ ràng, trong khi nám da thường có hình dạng không đều màu, bờ không rõ nét. Màu sắc chủ yếu của tàn nhang là màu nâu nhạt đến nâu đậm, phân bố riêng lẻ không theo quy luật.

Tàn nhang là da bị tăng melanin và thường xuất hiện ở mặt

Nguyên nhân

Tàn nhang được các chuyên gia xác định nguyên nhân hình thành là do:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có thế hệ ông bà, cha mẹ bị tàn nhang, con cái thế hệ sau sẽ dễ có gen di truyền bị tàn nhang cao hơn bình thường.
  • Tia UV: Khi tiếp xúc với tia UV, các tế bào melanocyte trong da sẽ sản sinh melanin nhiều hơn để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng. Tuy nhiên, sản xuất melanin quá mức sẽ dẫn đến hình thành các dát tăng sắc tố, chính là tàn nhang.
  • Ánh sáng xanh: Nguồn ánh sáng từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cũng được cho là có thể góp phần làm tình trạng tàn nhang nặng hơn.
  • Nội tiết tố: Sự thay đổi của hormone trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành tàn nhang. Những giai đoạn nội tiết tố biến động mạnh như tuổi dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh có thể kích thích sản sinh melanin, làm da dễ bị sạm nám và tàn nhang.
  • Màu da sáng: Người có làn da sáng màu (loại da I, II theo phân loại Fitzpatrick) thường có ít melanin hơn và dễ bị kích thích sản sinh melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, họ có nguy cơ cao hơn trong việc hình thành tàn nhang so với người có làn da tối màu.
  • Sử dụng mỹ phẩm: Chọn mỹ phẩm có chứa các thành phần kích thích da có thể làm tình trạng tàn nhang tồi tệ hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, stress kéo dài,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và khiến tàn nhang dễ xuất hiện.

Ánh sáng xanh từ các thiết bị dễ gây tàn nhang

Đối tượng bị tàn nhang

Những trường hợp dễ bị tàn nhang nhất phải kể tới gồm:

  • Người có làn da sáng.
  • Trường hợp đang thay đổi lớn về nội tiết tố.
  • Người sử dụng liên tục các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
  • Các đối tượng có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ khoa học.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trong nhiều giờ.

Triệu chứng tàn nhang

Dấu hiệu nhận biết tàn nhang dễ thấy nhất là sự xuất hiện các chấm nâu trên da. Cụ thể đặc điểm như sau:

  • Kích thước: Tàn nhang thường có kích thước nhỏ, khoảng 1 - 5mm.
  • Màu sắc: Màu sắc của tàn nhang có thể thay đổi, từ nâu nhạt, nâu sẫm đến vàng hoặc đen.
  • Phân bố: Tàn nhang thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, vai, ngực và cánh tay.

Lưu ý: Kích thước, màu sắc và mức độ đậm nhạt của tàn nhang có thể khác nhau ở mỗi người.

Các vết tàn nhang phân bố rải rác trên mặt

Biến chứng tàn nhang

Tàn nhang là tình trạng rối loạn sắc tố da lành tính. Chúng không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào về mặt sức khỏe như ngứa, rát, đau nhức,... Tàn nhang cũng không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da khác.

Mặc dù không gây hại đến sức khỏe, tàn nhang có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti về làn da. Các đốm nâu li ti trên mặt, cổ, tay có thể khiến da trông kém rạng rỡ, không đều màu.

Chẩn đoán tàn nhang

Cách chẩn đoán tàn nhang chính xác và hiệu quả nhất là thông qua khám da lâm sàng bởi bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát các đặc điểm của các đốm nâu trên da bạn, bao gồm:

  • Kích thước: Tàn nhang thường có kích thước nhỏ, khoảng 1 - 5mm.
  • Màu sắc: Màu sắc có thể thay đổi từ nâu nhạt, nâu sẫm đến vàng hoặc đen.
  • Phân bố: Tàn nhang thường xuất hiện đối xứng trên vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, vai, ngực và cánh tay.
  • Bề mặt: Tàn nhang thường bằng phẳng với bề mặt da, không sần sùi hay gồ ghề.

Chẩn đoán tàn nhang thường không cần đến các xét nghiệm đặc biệt. Bác sĩ da liễu có thể đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên việc quan sát bằng mắt thường và kiểm tra da lâm sàng.

Cách chẩn đoán tàn nhang chính xác và hiệu quả nhất là thông qua khám da lâm sàng bởi bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát các đặc điểm của các đốm nâu trên da bạn, bao gồm:

  • Kích thước: Tàn nhang thường có kích thước nhỏ, khoảng 1 - 5mm.
  • Màu sắc: Màu sắc thường sẽ thay đổi từ nâu nhạt, nâu sẫm đến vàng hoặc đen.
  • Phân bố: Tàn nhang thường xuất hiện đối xứng trên vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, vai, ngực và cánh tay.
  • Bề mặt: Tàn nhang thường bằng phẳng với bề mặt da, không sần sùi hay gồ ghề.

Chẩn đoán tàn nhang thường không cần đến các xét nghiệm đặc biệt. Bác sĩ da liễu có thể đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên việc quan sát bằng mắt thường và kiểm tra da lâm sàng.

Điều trị tàn nhang

Các phương pháp chữa tàn nhang có thể áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc, nguyên liệu tự nhiên và các kỹ thuật thẩm mỹ. Sau đây là thông tin cụ thể về các cách chữa.

Tây y điều trị tàn nhang

Các loại thuốc Tây bôi ngoài đóng vai trò quan trọng trong chữa tàn nhang. Hiện nay, thuốc thường dùng gồm có:

Hydroquinone:

  • Hoạt chất này có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase, hydroquinone giúp giảm sản xuất melanin, từ đó làm mờ dần các vết thâm nám, tàn nhang.
  • Lưu ý: Hydroquinone có thể gây kích ứng nhẹ cho da nhạy cảm. Bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Retinol:

  • Kích thích tái tạo tế bào da, giúp đẩy nhanh bong tróc lớp sừng già cỗi, chứa melanin trên bề mặt da.Retinol cũng giúp kiểm soát quá trình sản xuất melanin, ngăn ngừa hình thành các vết thâm nám mới.
  • Lưu ý: Retinol có thể gây khô da, bong tróc và kích ứng nhẹ, nhất là khi mới bắt đầu sử dụng. Cần dùng kem chống nắng thường xuyên vì retinol khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Vitamin C:

  • Vitamin C giúp trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu tác hại của tia UV kích thích sản sinh melanin. Hỗ trợ cải thiện tông màu da, giúp da trông sáng mịn hơn.
  • Lưu ý: Vitamin C là hoạt chất không bền vững, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Nên chọn sản phẩm uy tín, có bao bì kín và bảo quản nơi khô mát.

Kojic Acid:

  • Giống như hydroquinone, Kojic Acid giúp giảm sản xuất melanin, làm mờ các vết thâm nám, tàn nhang. Acid cũng có khả năng hạn chế hoạt động của một số vi khuẩn trên da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Lưu ý: Kojic Acid có thể gây kích ứng nhẹ cho da nhạy cảm. Cần theo dõi tình trạng da và ngưng sử dụng nếu có bất kỳ kích ứng nào xảy ra.

Các hoạt chất vitamin và acid giúp ức chế melanin hiệu quả

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được kê đơn một số loại thuốc uống để thúc đẩy quá trình loại bỏ hắc sắc tố từ sâu bên trong. Tuy nhiên, thông thường sẽ ưu tiên dùng thuốc dạng bôi trước tiên.

Công nghệ hiện đại trị tàn nhang

Hiện nay, các công nghệ hiện đại được áp dụng khá nhiều trong trị tàn nhang, cho hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể gồm có:

  • Laser: Tia laser với cường độ cao sẽ được chiếu tập trung vào các vùng da có tàn nhang. Ánh sáng laser sẽ phá vỡ các hạt melanin tích tụ, giúp làm mờ dần các vết thâm nám.
  • Tẩy da hóa học: Sử dụng các acid nồng độ nhẹ nhàng để loại bỏ lớp biểu bì trên cùng của da, kích thích sản sinh tế bào mới và giảm melanin tích tụ. Phương pháp này phù hợp với tàn nhang nông, giúp cải thiện tình trạng da không đều màu.
  • Liệu pháp ánh sáng IPL: Áp dụng ánh sáng xung mạnh để tác động lên vùng da có tàn nhang. Ánh sáng IPL sẽ phá vỡ melanin và kích thích tái tạo collagen, giúp cải thiện tông màu da và giảm thiểu tàn nhang.

Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Cách Bắn Tàn Nhang Bằng Laser

Mẹo chữa tại nhà

Để chữa tàn nhang tại nhà, có thể áp dụng các nguyên liệu tự nhiên, kết hợp với các dưỡng da và ăn uống. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:

  • Nước cốt chanh: Vitamin C trong chanh có khả năng làm sáng da, tuy nhiên cần pha loãng với nước để tránh kích ứng.
  • Sữa chua: Axit lactic trong sữa chua giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, hỗ trợ làm mờ tàn nhang.
  • Mật ong: Đặc tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm của mật ong có lợi cho làn da.

Lưu ý: Bạn có thể tìm thấy nhiều công thức mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên khác. Tuy nhiên, cần kiểm tra độ kích ứng trên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên toàn mặt.

Tẩy tế bào chết hàng tuần: Giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi trên da, kích thích tái tạo tế bào mới, từ đó giúp da sáng mịn hơn. Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, phù hợp với loại da.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và chất chống oxy hóa từ rau xanh, trái cây tươi giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hỗ trợ giảm hình thành sắc tố melanin.

Có thể dùng một số loại mặt nạ tự nhiên để trị tàn nhang

Phòng tránh tàn nhang

Để hạn chế tối đa tàn nhang, cần chú ý tới các thói quen chăm sóc, bảo vệ làn da hàng ngày như sau:

  • Thoa kem chống nắng, che chắn da bằng quần áo chống nắng, mũ rộng vành, khẩu trang khi ra ngoài trời nắng gắt.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E qua rau xanh, trái cây tươi như cam, chanh, cà chua, cà rốt.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, bởi đây là chất làm tổn thương collagen, khiến da dễ bị lão hóa và hình thành các vấn đề về sắc tố như tàn nhang.
  • Uống đủ nước giúp làn da căng mịn, khỏe mạnh.
  • Ngủ đủ giấc giúp tái tạo tế bào da, duy trì làn da khỏe mạnh.

Tàn nhang là vấn đề da liễu bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để điều trị dứt điểm, cần có sự kiên trì và áp dụng đúng các biện pháp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này để từ đó chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ làn da.

Tham khảo:

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp