Hầu hết ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đều có thói quen mút đầu ngón tay. Đây là một phản xạ vô cùng tự nhiên và có ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Nhiều phụ huynh sau này rất đau đầu trong việc hạn chế tình trạng mút tay ở bé sao cho vừa an toàn, hiệu quả. Tìm hiểu ngay 9 mẹo giúp bé hết mút tay cực đơn giản của chúng tôi dưới đây!
Tại sao trẻ hay mút tay và những ảnh hưởng của chúng?
Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ mút tay như một phản xạ tự nhiên. Nó khiến cho bé cảm thấy dễ chịu, tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ và như đang được gần mẹ. Khi mút tay, não bộ được kích thích và sản xuất ra Endorphin – chất giảm đau nội sinh giúp con thư giãn.
Thông thường sau khoảng 6 tháng, tình trạng mút tay ở trẻ nhỏ sẽ giảm dần. Phần lớn bé khi 1 – 2 tuổi sẽ không mút tay nữa nhưng có đến khoảng 15% trẻ vẫn giữ thói quen này cho đến khi 4 tuổi.
Mút tay ở trẻ nhỏ nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe của con, cụ thể như:
- Dễ khiến bé nôn trớ, đặc biệt là sau khi con đã ăn no hay bú mẹ vừa dứt.
- Bé mút tay nếu bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến những bệnh lý tay chân miệng, thủy đậu, bị cúm, sâu răng, nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Những bé mút tay mạnh, bé đã mọc răng và cắn ngón tay sẽ gây nên những tổn thương ở vùng da tay, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
- Gây biến dạng ở xương ngón tay, ở đầu ngón bị mút nhiều bị biến dạng bất thường.
Những trẻ đang ở giai đoạn mọc hay thay răng nếu mút ngón tay có thể làm vòm miệng biến đổi, răng sắp xếp lộn xộn và gây: lệch khớp cắn, hô, móm,…
- Xem Thêm: mẹo giúp bé nhanh biết nói mà bố mẹ đừng bỏ qua
9 mẹo giúp bé hết mút tay nhanh chóng cực hay
Để trẻ từ bỏ thói quen mút tay là một hành trình dài và đầy khó khăn. Dưới đây là 9 cách cực nhanh chóng giúp bé từ bỏ việc làm này mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Cho bé xem Youtube hay smartphone
Đôi khi thật khó để chúng ta thay đổi một thói quen từ lâu của con nhưng các yếu tố hấp dẫn bên ngoài lại có thể. Sử dụng điện thoại thông minh, các kênh giải trí được đánh giá làm một mẹo hay giúp con không còn mút tay hiệu quả và có tỷ lệ thành công cao.
Cha mẹ có thể tìm đến những video giải trí đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ để con xem. Chúng vừa giúp con hướng sự tập trung suy nghĩ sang sự vật khác, vừa khiến bé học hỏi thêm được nhiều điều hay. Dần dần, con sẽ nhận thức được rằng mút tay là không tốt và có ý thức tự mình dừng lại.
Với phương pháp này các mẹ cần lưu ý đến việc giới hạn thời gian xem của trẻ. Bởi khi con còn nhỏ mắt không nên tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Ngoài ra thời lượng xem cũng là vấn đề bố mẹ nên lưu tâm. Hãy dành ra những khoảng nghỉ hợp lý để mắt thư giãn hơn.
Hạn chế thời gian mút tay của con
Nhiều chuyên gia khuyên rằng mẹ nên hạn chế dần thói quen mút tay này của con thay vì bắt bé ngừng ngay trong một thời gian ngắn. Với cách làm này, mẹ nên dạy bé ở nhà thay vì những nơi công cộng bởi chúng khiến con dễ tiếp thu và nghe lời hơn.
Mẹ cũng cần dành thêm nhiều thời gian chơi hay trò chuyện với con khi ở nhà. Việc có cha mẹ đồng hành sẽ khiến con cảm thấy không cô đơn, từ đó thói quen mút tay cũng thưa dần.
Hãy trò chuyện nhiều hơn với con và kể con nghe những ảnh hưởng xấu của thói quen mút ngón tay này. Mẹ có thể thông qua những câu chuyện cổ tích, lồng ghép khéo léo để con lắng nghe và dễ hình dung.
Mẹo giúp bé hết mút tay – Dùng bộ đồ chơi Chewelry
Nhiều bố mẹ không muốn cho con dùng ti giả thay cho ngón tay vì sợ rằng ngậm ti giả có thể khiến con từ chối bú mẹ. Trong những tình huống này, bạn có thể tìm đến giải pháp thay thế là những đồ chơi Chewelry.
Đây là một loại đồ chơi được thiết kế bằng Silicon y tế an toàn. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như đồ vật trong nhà, cây cối, động vật với nhiều màu sặc sỡ. Khi nghịch Chewelry, thay vì tìm đến ngón tay như cũ bé sẽ ngậm Chewelry và cắn để thỏa mãn cảm giác thèm muốn.
Tìm ra thời điểm mút tay yêu thích để đánh lạc hướng
Một trong những mẹo hay giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu được bố mẹ áp dụng phổ biến nhất là đánh lạc hướng con vào khoảng thời gian bé hay mút tay. Phần lớn trẻ em sẽ có khung giờ bé hay mút tay nhất, thường là những khi con xem tivi, ngồi chơi một mình hoặc trước khi đi ngủ.
Tìm ra được những thời điểm này, mẹ hãy nhanh tay lưu chúng vào một lịch trình nhỏ. Sau đó, việc bạn cần làm là cố gắng di dời sự tập trung lúc này của con vào những hành động khác để bé quên đi.
Trường hợp con bị mút tay trong vô thức vào buổi đêm, mẹ hãy đeo bao tay cho bé và cố định chúng cùng với bộ đồ con đang mặc. Bé khi mút tay được bọc bằng bao len sẽ thấy khó chịu và dần dần bỏ được thói quen mút ngón tay. Còn nếu bé thường làm hành động này khi xem tivi, hãy tắt TV khoảng 5 – 10 phút mỗi khi bắt gặp con làm điều này để con biết đó là sai.
Mẹo giúp bé hết mút tay bằng phần thưởng và lời khen
Đừng tiếc những lời khen hay món quà nhỏ dành đến con như một phần thưởng khi làm đúng. Đây là mẹo cực hay mà cha mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống để giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu.
Các phụ huynh hoàn toàn có thể tạo ra những bộ nhãn dán vui nhộn giống như ở lớp mẫu giáo và phát cho bé nếu con không mút tay trong một ngày. Điều này sẽ giúp bé có ý thức hơn, mong muốn nhận phiếu để đổi ra các món quà hay đồ ăn vặt hấp dẫn.
Hầu hết những gia đình áp dụng theo phương pháp này trẻ sẽ tự động từ bỏ thói quen mút tay chỉ sau khoảng 2 tuần. Bên cạnh những phần thưởng, bạn hãy luôn nhớ động viên và khen con khi bé thực hiện tốt.
- Đọc Thêm: Mẹo giúp con hết thức đêm dễ đi vào giấc ngủ sớm
Dùng dụng cụ hỗ trợ mút tay
Có một loại bao tay ngón cái được thiết kế để chuyên sử dụng cho những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thói quen mút tay. Chúng được làm từ nhựa cứng có màu trong suốt và không bị ảnh hưởng dù bé dùng răng sắc cắn.
Phần lớn bé đều sẽ từ chối việc mút ngón tay này bởi chúng cứng và không cho cảm giác thích như mút những ngón tay thật. Vì thế chỉ sau khoảng vài tuần sử dụng, bé sẽ dần chán việc mút tay và từ bỏ hẳn thói quen xấu này.
Nhược điểm của phương pháp này đó là những món đồ bao tay thường khiến con khó chịu và hạn chế hơn trong quá trình vận động. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm với chất lượng khác nhau. Cha mẹ nên cẩn trọng lựa chọn những hãng uy tín như Dr.Thumb, Dr.Finger để đảm bảo an toàn cho bé.
Mẹo giúp bé hết mút tay – Dùng băng đàn hồi
Nếu như các dụng cụ hỗ trợ mút tay gây khó khăn cho con khi sử dụng và giá thành cao, cha mẹ có thể thử áp dụng mẹo bằng băng đàn hồi. Đây thực chất là loại băng y tế hay được dùng để ổn định vết thương, tránh bong gân ở những vận động viên thường xuyên tập luyện.
Mẹ có thể quấn phần băng này vào xung quanh đầu ngón tay của những vị trí bé hay mút và phần khuỷu tay của con. Vị trí này khiến bé khó hoạt động và đưa tay lên miệng mút hơn so với bình thường.
Ban đầu có thể bé sẽ bị khó chịu và cáu gắt, nhất là đối với những trẻ chưa biết nói. Thế nhưng sau khoảng thời gian chán nản, con sẽ từ bỏ dần thói quen mút tay và không cố gắng đưa tay lên để làm hành động mút nữa.
Cho con đi gặp bác sĩ nha khoa
Đối với những trẻ lớn và hiểu biết hơn một chút, bạn có thể đưa bé đến nha sĩ như một mẹo giúp bé mút tay. Hầu hết trẻ nhỏ đều sợ phòng khám nha khoa bởi đó là nơi điều trị các vấn đề về răng miệng. Bố mẹ có thể lợi dụng tâm lý này để giúp bé loại bỏ thói quen xấu.
Các bác sĩ ở phòng khám nha khoa đều có chuyên môn tốt và biết cách để trò chuyện với con nhỏ. Nha sĩ sẽ khuyên bé về các tác hại khi mút tay đối với răng miệng và khiến trẻ tin tưởng. Đây sẽ là cú huých lớn, tác động sâu đến ý thức con trẻ và giúp bé chịu từ bỏ việc này.
Dùng mùi khó chịu để phòng tránh
Trẻ thường mút tay một phần là bởi mùi vị quen thuộc, gần gũi của chính bản thân mình và dễ khiến con thấy thoải mái. Vì vậy cha mẹ có thể dùng mẹo để trẻ hết mút tay bằng giấm táo, dầu khuynh diệp hoặc tương ớt.
Khi nếm được những vị khác lạ và khó chịu ở đầu ngón tay, bé sẽ lập tức phản ứng lại và từ chốt mút những ngón tay quen thuộc này. Nếu mẹ áp dụng cách này lặp đi lặp lại mỗi ngày, lâu dần con sẽ bỏ việc mút tay như một thói quen. Lưu ý nhỏ trong quá trình này mẹ nên theo sát bé và theo dõi bởi những vật bôi vào tay có tính chất cay có thể làm bé dụi vào mắt và ảnh hưởng đến giác mạc.
Bài viết trên đây đã gửi đến cha mẹ một vài mẹo giúp bé hết mút tay rất hữu ích, với cách thực hiện đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm một vài lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để giúp trẻ từ bỏ những thói quen không tốt một cách an toàn và tích cực nhất.
Có Thể Bố Mẹ Quan Tâm:
- Cách chữa viêm họng ở trẻ nhỏ hiệu quả an toàn
- Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả nhanh