Ăn hải sản bị sưng mặt, mắt là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng dị ứng. Cần sớm xử lý và can thiệp khắc phục đúng cách để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh. Trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Vì sao ăn hải sản bị sưng mặt, mắt?
Hải sản là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất cao được nhiều người yêu thích. Nhiều loại hải sản được chế biến thành những món ăn có mùi vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn.
Tuy nhiên, không ít người gặp phải một số biểu hiện bất thường khi tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Trong đó ăn hải sản bị sưng mặt, mắt là tình trạng rất thường gặp. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo dị ứng mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Ăn hải sản bị sưng mặt, mắt nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể nhận định nhầm protein có trong các loại hải sản như tôm, cua, mực, sò… là dị nguyên. Sau đó cơ thể bắt đầu sản sinh ra lượng lớn kháng thể IgE để đối kháng.
Quá nhiều IgE trong máu sẽ kích hoạt các chất trung gian gây phản ứng dị ứng như histamine hay serotonin. Các chất trung gian này sau khi được giải phóng vào da và niêm mạc thì sẽ làm phát sinh các triệu chứng dị ứng.
Tuy nhiên không phải ai cũng gặp các triệu chứng bất thường khi ăn hải sản. Bị sưng mặt, mắt khi ăn hải sản thường xảy ra phổ biến hơn ở những đối tượng sau:
- Người có cơ địa nhạy cảm: Số liệu thống kê cho thấy rằng phần lớn tình trạng ăn hải sản bị sưng mặt, mắt xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm và có các bệnh lý liên quan đến cơ địa. Điển hình như hen suyễn, viêm xoang dị ứng, viêm da cơ địa, thường xuyên nổi mề đay…
- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ dễ gặp phải các phản ứng bất thường khi ăn hải sản hơn là người lớn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy dễ gặp các vấn đề khi tiêu hóa protein và các thành phần dưỡng chất có trong hải sản.
- Tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản: Trong các trường hợp cha mẹ có tiền sử dị ứng hải sản thì bạn cũng có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với những người bình thường khác.
Xem thêm: Tham Khảo Cách Chữa Chai Chân Bằng Hành Tím Hiệu Quả, An Toàn
Ăn hải sản bị sưng mặt, mắt có nguy hiểm không?
Bị sưng mặt, mắt khi ăn hải sản là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuyệt đối không được chủ quan bởi nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không sớm xử lý.
Ngoài gây sưng mặt, mắt thì người bệnh có thể bị ngứa da, nổi mề đay, ngứa cổ họng. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm dần sau vài giờ cho tới vài ngày sau khi ngừng ăn các loại hải sản và thực phẩm dễ gây dị ứng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ăn hải sản bị sưng mặt, mặt nếu không được khắc phục còn có khả năng dẫn tới sốc phản vệ. Thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tình trạng bị sưng mặt, mắt sau khi ăn hải sản còn có thể làm bùng phát các triệu chứng của một số bệnh lý. Điển hình như bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm mũi/ viêm xoang dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn…
Hơn nữa, tình trạng dị ứng sau khi ăn hải sản còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và gây mệt mỏi. Trẻ nhỏ thường xuyên bị dị ứng hải sản sẽ có xu hướng chán ăn, chậm lớn, kém phát triển và có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới cơ địa.
Đọc thêm: Kiêng Ăn Gì Khi Bị Vết Thương Hở Tránh Để Lại Sẹo? Giải Đáp
Cách xử lý khi ăn hải sản bị sưng mặt, mắt
Như đã đề cập, cần chú ý cẩn trong nếu gặp phải các biểu hiện sưng mặt, mắt sau khi ăn hải sản. Xử lý và can thiệp đúng cách sẽ giúp hạn chế vấn đề rủi ro phát sinh, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe.
Chú ý xử lý theo hướng dẫn dưới đây:
1. Lập tức loại bỏ dị nguyên
Trường hợp các tình trạng sưng mặt, mắt bùng phát ngay sau khi vừa ăn hải sản xong thì tốt nhất bạn nên gây nôn. Có thể rửa tay sạch sẽ rồi kích thích vào cổ họng để nôn ói. Điều này sẽ giúp loại bỏ thức ăn ở trong cả dạ dày và khoang miệng. Từ đó hỗ trợ làm thuyên giảm mức độ dị ứng. Đồng thời hạn chế nguy cơ xảy ra sốc phản vệ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ dị nguyên còn sót lại trong cổ họng và đường tiêu hóa bằng các cách dưới đây:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi vừa nôn ói xong. Cách này sẽ làm sạch hết thức ăn còn bám lại bên trong khoang miệng.
- Có thể chải răng để đảm bảo rằng hải sản sẽ được làm sạch một cách hoàn toàn.
- Sau đó bạn hãy uống ngay 1 ly nước ấm. Việc uống nước ấm không chỉ giúp làm sạch cổ họng mà còn làm dịu niêm mạc tiêu hóa. Bổ sung nước còn giúp cho cơ thể bài tiết dị nguyên và đào thải các độc tố ra bên ngoài nhanh chóng hơn.
Tham khảo thêm: Cách Trị Giun Kim Bằng Lá Trầu Không Cực Đơn Giản Ngay Tại Nhà
2. Các mẹo làm giảm triệu chứng tại nhà
Sau khi loại bỏ dị nguyên thì bạn có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng sưng mặt, mắt và các triệu chứng dị ứng khác. Một số lựa chọn điều trị tại nhà bao gồm:
– Uống nước mật ong ấm:
Thực tế cho thấy, việc uống 1 ly nước ấm pha mật ong sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng dị ứng hải sản. Giúp làm giảm hiện tượng sưng mặt, mắt, nổi mề đay và xoa dịu cơn ngứa.
Ngoài ra, nước mật ong ấm còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng. Từ đó tránh tình trạng dị ứng diễn tiến kéo dài.
– Chườm lạnh:
Chườm lạnh là giải pháp tại nhà rất dễ thực hiện. Nó giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và viêm đỏ. Đồng thời còn khắc phục được tình trạng sưng nóng trên da. Có thể dùng khăn lạnh để đắp trực tiếp lên vùng da mặt bị sưng khoảng 10 – 15 phút.
– Uống nước chanh tươi:
Axit ascorbic dồi dào trong nước chanh tươi có thể thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa trong thức uống này còn rất cần thiết với việc duy trì các mô liên kết. Điều này đặc biệt quan trọng với những người bị sưng mặt, mắt sau khi ăn hải sản.
– Uống nước ép rau củ:
Các loại nước ép rau củ cũng có khả năng hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng mặt, mắt sau khi ăn hải sản. Ngoài ra còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch và chống lại dị ứng.
Đừng bỏ lỡ: TOP 7 Cách Chữa Giời Bò Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả
3. Sử dụng thuốc khi cần thiết
Trong một số trường hợp, ăn hải sản không chỉ bị sưng mặt, mắt mà còn đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hay gây ngứa dữ dội. Lúc này tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số thuốc có thể được kê toa:
- Thuốc Epinephrine: Trong các trường hợp khẩn cấp thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc Epinephrine. Mục đích là nhằm chống co thắt đường thở và dự phòng sốc phản vệ. Với những người cơ địa dễ dị ứng hay bị hen suyễn thì nên chuẩn bị Epinephrine ở dạng khí dung để dùng khi cần thiết.
- Thuốc kháng Histamine: Đây được nhận định là nhóm thuốc chính dùng trong điều trị dị ứng hải sản. Thuốc kháng Histamine có tác dụng ức chế phóng thích histamine. Từ đó sẽ làm giảm các triệu chứng ở da, đường tiêu hóa cũng như hệ hô hấp. Các loại được dùng phổ biến nhất là Loratadin, Cetirizin, Phenergan, Chlorpheniramin,…
- Thuốc bôi ngoài da: Bên cạnh các loại thuốc trên thì bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một số thuốc bôi ngoài da. Điển hình như kem bôi chứa menthol, sulfat kẽm, thuốc chống ngứa… để cải thiện mề đay, sưng viêm và làm giảm ngứa.
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng hải sản đều thuyên giảm nhanh sau khi điều trị bằng các loại thuốc kể trên. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng cắt triệu chứng tạm thời.
Có thể bạn quan tâm
- Chia Sẻ TOP 3 Cách Trị Mồ Hôi Tay Chân Bằng Lá Lốt Tại Nhà Cực Hay
- Chia Sẻ Cách Chữa Dị Ứng Mực Xăm Môi Hiệu Quả, An Toàn Nhất