Đặt Vòng Tránh Thai Bị Rong Kinh Và Cách Điều Trị An Toàn
Sau khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh là hiện tượng không ít chị em gặp phải. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh lo lắng, hoang mang. Vậy bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai nguyên nhân do đâu? Cần điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Dưới đây là một số vấn đề chị em cần biết nếu đang gặp hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng.
Hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng
Hành kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới khi “tới tháng”, xảy ra ở hầu hết nữ giới ngay từ giai đoạn dậy thì. Trung bình, thời kỳ “đèn đỏ” của chị em thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày với tổng lượng máu mất đi dao động từ 50 – 80ml máu. Máu kinh (kinh nguyệt) được hình thành từ sự bong tróc niêm mạc tử cung khi quá trình thụ thai không diễn ra và được đào thải thông qua âm đạo.
Một cá nhân được chẩn đoán là rong kinh khi chu kỳ hành kinh diễn ra liên tục từ 7 ngày trở lên khiến cơ thể mất đi một lượng máu lớn (> 80ml/chu kỳ). Kinh nguyệt thường ra nhiều cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Máu kinh có thể đóng thành cục lớn và xuất hiện kèm theo các cơn đau ở vùng bụng dưới khiến chị em vô cùng mệt mỏi, khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây rong kinh ở nữ giới, bao gồm các nguyên nhân cơ năng và thực thể. Không chỉ bị kéo dài thời gian hành kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, không ít chị em còn bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai.
Hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và những chị em chưa có ý định sinh đẻ tiếp, muốn ngừa thai mà không phải dùng thuốc, bao cao su hay các phương pháp ngừa thai khác. Vòng tránh thai là một dụng cụ có hình chữ T, chứa đồng hoặc progesterone, được đưa vào bên trong tử cung của chị em nhằm mục đích ngăn chặn không để tinh trùng gặp trứng và kết hợp với nhau làm tổ bên trong lòng tử cung.
Đặt vòng là phương pháp ngừa thai truyền thống cho hiệu quả cao, ít tốn kém chi phí nên được đông đảo chị em lựa chọn. Tuy nhiên, phái đẹp có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai, phổ biến nhất là tình trạng chuột rút, rơi/lệch vòng tránh thai, chảy máu âm đạo, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, ra nhiều máu kinh hoặc mất kinh.
Bạn có biết: Bị Rong Kinh Cả Tháng Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Điều Trị
Vì sao đặt vòng tránh thai bị rong kinh?
Có nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai. Bao gồm:
- Tử cung kém thích nghi: Đối với cơ thể, vòng tránh thai được xem là một vật thể lạ xâm nhập vào tử cung. Trong thời gian đầu mới đặt vòng, niêm mạc tử cung chưa kịp thích ứng với vật thể này dẫn đến tình trạng kích ứng, dễ bị chảy máu, từ đó dẫn đến rong kinh. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, chị em không nên lo lắng quá mức hiện tượng này sẽ dần được cải thiện và biến mất sau đó một thời gian ngắn khi tử cung đã thích ứng được với vòng tránh thai.
- Ảnh hưởng của hormone có trong vòng tránh thai: Một số vòng tránh thai có chứa hormone progesterone. Chất này được giải phóng sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến cho lượng máu kinh đào thải ra ngoài nhiều hơn mà còn làm kéo dài thời gian hành kinh. Rất nhiều trường hợp đặt vòng tránh thai bị rong kinh vì lý do này.
- Đặt vòng không đúng kỹ thuật: Kỹ thuật đặt vòng chưa chuẩn xác, sai lệch vị trí hoặc thao tác thực hiện quá mạnh đều có thể dẫn đến rong kinh hoặc khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương, chảy máu.
- Tăng Fibrinogen: Sự gia tăng nồng độ Fibrinogen sau khi vòng được đưa vào tử cung sẽ làm cho các thành phần hoạt tính trong máu trở nên nhỏ mịn và dễ dàng bị hòa tan hơn. Tình trạng này có thể khiến chị em bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai.
- Kích thước vòng tránh thai không phù hợp: Đặt vòng tránh thai có kích thước quá to, không phù hợp với kích thước của tử cung cũng làm tăng nguy cơ bị rong kinh ở nữ giới.
- Kích ứng với vòng tránh thai: Nguyên nhân này thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Khi tử cung tiếp xúc với vòng, lớp niêm mạc có thể bị kích ứng mạnh mẽ dẫn đến chảy máu, rong kinh.
- Thay đổi nội tiết: Tình trạng thay đổi nội tiết xảy ra ở hầu hết phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai, dù ít hay nhiều. Lúc này, chị em không chỉ bị rong kinh mà còn gặp nhiều triệu chứng bất thường trên cơ thể.
- Quan hệ tình dục quá mạnh: Sự hưng phấn khi ân ái có thể khiến các cơ ở tử cung co bóp liên tục và khiến cho niêm mạc tử cung cọ sát mạnh vào vòng dẫn đến chảy máu, rong kinh. Ngoài ra, quá trình giao hợp diễn ra mạnh mẽ còn làm vòng tránh thai bị xô lệch và gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo, từ đó khiến chị em bị rong huyết, mang thai ngoài ý muốn.
- Tuột vòng: Một số trường hợp bị rong kinh do tuột vòng tránh thai. Vòng không nằm yên ở vị trí ban đầu mà bị đẩy sâu vào bên trong gây ma sát mạnh, tổn thương thành tử cung. Những đối tượng bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai xuất phát từ nguyên nhân này thường xuất hiện kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.
Xem thêm khái niệm: Viêm Âm Đạo Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Đặt vòng xong bị rong kinh có sao không?
Hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng có ảnh hưởng như thế nào đến chị em còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chảy máu. Tin vui là trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường chỉ kéo dài trong 4 – 5 ngày rồi thuyên giảm dần và biến mất sau khi tử cung đã thích ứng được với dụng cụ đưa vào mà không xuất hiện kèm theo triệu chứng bất thường nào khác.
Một số ít trường hợp thì không được may mắn như vậy. Tình trạng bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai có dấu hiệu nghiêm trọng hơn khi lượng máu chảy nhiều, thời gian hành kinh kéo dài kèm theo sự xuất hiện của các cơn đau bụng. Cảm giác khó chịu tăng lên sau khi quan hệ tình dục và đôi khi còn bị ngứa rát âm đạo. Đây là một triệu chứng cảnh báo sự bất thường, chị em không chỉ phải đối mặt với tình trạng đặt vòng xong bị rong kinh phái đẹp còn có nguy cơ gặp biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Các tác hại có thể gặp khi hiện tượng rong kinh kéo dài sau khi đặt vòng bao gồm:
+ Thiếu máu do chảy máu kinh nhiều:
Hiện tượng rong kinh diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nữ giới bị mất nhiều máu và dễ dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu bao gồm:
- Mệt mỏi
- Suy nhược cơ thể
- Da xanh
- Hay bị choáng váng, nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế…
+ Viêm nhiễm phụ khoa:
Trong thời gian bị rong kinh, khu vực âm đạo và vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là môi trường lý tưởng cho nấm candida cùng vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh mẽ vào bên trong. Hậu quả là chị em dễ dàng mắc phải các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, viêm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Nhiễm trùng thậm chí còn có thể lan rộng đến vòi trứng, ống dẫn trứng và khiến các cơ quan này bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
+ Giảm khả năng mang thai, sinh con:
Hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng diễn ra liên tục sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc nhiều và trở nên mỏng hơn. Điều này gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Hơn nữa, rong kinh còn làm đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em không thể theo dõi và tính toán được chính xác ngày rụng trứng dễ dàng thụ thai tự nhiên sau khi tháo vòng tránh thai.
+ Đe dọa đến tính mạng:
Biến chứng này hiếm gặp nhưng cũng cần phải đề phòng, nhất là trong các trường hợp bị rối loạn đông máu, khó cầm máu. Tình trạng rong kinh ra nhiều máu quá lâu sẽ gây mất máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Xem thêm: Bị Rong Kinh Có Đi Khám Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai điều trị thế nào cho an toàn?
Hiện tượng rong kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để phân biệt rong kinh do đặt vòng tránh thai với các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, nội soi và thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định chính xác căn nguyên cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Một số giải pháp điều trị được đề nghị cho các trường hợp đặt vòng tránh thai bị rong kinh. Bao gồm:
Nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà
Để cải thiện tình trạng rong kinh sau khi đặt vòng, chị em được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý:
- Nằm nghỉ và hạn chế vận động mạnh khi bị ra nhiều máu
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức
- Ăn uống đầy đủ. Tăng cường các thực phẩm chức nhiều Mg, Zn, Fe, vitamin nhóm B, E vào thực đơn. Hạn chế các món ăn có nhiều chất béo, đường, muối, gia vị cay.
- Không sử dụng các thức uống chứa cồn, caffein
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
- Sử dụng thuốc Nam trị rong kinh từ ngải cứu, gừng, nghệ, cây ích mẫu… để hỗ trợ cầm máu, xoa dịu cơn đau bụng, giúp nhanh hết kinh.
- Giữ cho âm đạo được khô ráo, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển.
- Tránh quan hệ tình dục trong những ngày bị rong kinh.
- Theo dõi sát tình trạng chảy máu và nếu tình trạng rong kinh ngày càng trở nên nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay.
Tìm hiểu thêm: Cách Điều Trị Rong Kinh Bằng Ngải Cứu Tại Nhà Đơn Giản & Hiệu Quả
Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn trị rong kinh sau khi đặt vòng
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm đau cho các trường hợp đau bụng kinh nhiều
- Thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh chữa viêm nhiễm phụ khoa
- Thuốc cầm máu
- Viên uống bổ sung sắt nhằm ngăn ngừa thiếu máu…
Tháo vòng tránh thai
Phương pháp tháo vòng tránh thai được đề nghị khi:
- Đặt vòng tránh thai bị rong kinh kéo dài, chảy máu nhiều
- Vòng tránh thai bị lệch, sai vị trí
- Cơ thể hoàn toàn không thích ứng được với vòng tránh thai.
Trong quá trình tháo vòng tránh thai, chị em có thể cảm thấy đau nhói nhẹ ở tử cung, chảy máu âm đạo nhẹ, khó chịu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiếp tục bị rong kinh hoặc chậm kinh. Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để có phương án xử trí kịp thời.
Phòng ngừa và xử lý bị rong kinh sau khi tháo vòng tránh thai
Sau khi tháo vòng tránh thai, nhiều chị em vẫn tiếp tục bị rong kinh nên khá lo lắng. Hiện tượng này xảy ra do nội tiết tố trong cơ thể chưa kịp điều chỉnh về mức ổn định hoặc quá trình tháo vòng không đúng kỹ thuật khiến cho niêm mạc tử cung bị tổn thương, chảy máu.
Để tránh bị rong kinh sau khi tháo vòng tránh thai, chị em cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn nếu cần thiết để cơ thể nhanh phục hồi.
- Tránh quan hệ tình dục trong vòng vài ngày đầu sau khi tháo vòng. Các cặp đôi nên đợi sau 7 – 10 ngày cho tử cung và vùng kín phục hồi hoàn toàn trước khi làm chuyện ấy.
- Tránh mang thai trong vòng 2 – 3 tháng đầu sau khi tháo vòng bởi lúc này tử cung vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và không phải ở trạng thái tốt nhất để phôi thai làm tổ.
- Điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có trước khi tháo vòng.
Trường hợp đang bị rong kinh sau khi tháo vòng, chị em cần vệ sinh vùng kín thường xuyên và giữ cho khu vực này luôn khô ráo. Tránh mặc quần ẩm ướt, bó sát. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, tình trạng rong kinh sẽ chấm dứt khi tử cung hồi phục hoàn toàn và nội tiết tố ổn định bình thường trở lại.
Bài viết liên quan
- Bị Rong Kinh Có Quan Hệ Được Không? Liệu Có Thai Không? [HỎI ĐÁP]
- Rong Kinh Ra Máu Đen: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!