Nguyên Nhân Bị Rong Kinh Cả Tháng Và Giải Pháp Điều Trị
Nhiều chị em bị rong kinh cả tháng nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Tình trạng rong kinh kéo dài thường xuất phát từ tình trạng rối loạn hormone, đặt vòng tránh thai hoặc tác dụng phụ của thuốc Tây. Tuy nhiên, nếu hiện tượng rong kinh cả tháng gây chảy máu nhiều và không có khuynh hướng chấm dứt, chị em nên thăm khám sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được chữa trị.
Bị rong kinh cả tháng – Nỗi ám ảnh của nhiều chị em
Rong kinh là một dạng bệnh phụ khoa ở thường gặp ở nữ giới với điểm đặc trưng là tình trạng chu kỳ hành kinh kéo dài liên tục quá 7 ngày với lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml (ngưỡng bình thường chỉ từ 50 – 80ml). Trong nhiều trường hợp, tình trạng rong huyết sau đó thuyên giảm dần rồi dứt kinh nhưng cũng có những đối tượng bị rong kinh kéo dài suốt cả tháng. Điều này gây ra không ít bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và mang đến nhiều triệu chứng khó chịu khiến phái đẹp bị ám ảnh.
Khi bị rong kinh cả tháng, máu kinh có màu đỏ sẫm, được đào thải ra ngoài qua âm đạo liên tục cả vào ban ngày lẫn ban đêm khiến cho người bệnh phải thay băng vệ sinh thường xuyên. Trong kinh nguyệt thường xuất hiện cả cục máu đông với kích thước lớn và vụn niêm mạc tử cung.
Hiện tượng rong kinh cả tháng thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau bụng kinh, vùng bụng dưới bị đau âm ỉ hoặc dữ dội.
- Mệt mỏi
- Da xanh xao
- Khó thở hoặc thường xuyên thở dốc…
Tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng không chỉ khiến chị em mệt mỏi, lo lắng mà còn còn gây suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cá nhân lẫn công việc hàng ngày. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.
Đọc thêm: Phụ Nữ Đang Bị Rong Kinh Có Đi Khám Được Không? Một Số Lưu Ý Khi Đi Khám
Hiện tượng rong kinh cả tháng nguyên nhân do đâu?
Tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe sản phụ khoa, hormone và nhiều yếu tố khác. Việc chẩn đoán chính xác nguồn gốc của vấn đề sẽ giúp chị em điều trị hiệu quả và nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh này.
Rong kinh kéo dài cả tháng do bệnh lý
Trường hợp bị rong kinh kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, chị em nên thận trong bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể, chủ yếu là các vấn đề có liên quan đến cơ quan sinh dục nữ. Nguy hiểm nhất là ung thư.
Bị rong kinh cả tháng là bệnh gì?
- U xơ tử cung: Đây là một dạng khối u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ. U xơ tử cung gây rong kinh kéo dài, đau vùng chậu, đau lưng dưới, rối loạn tiểu tiện và có thể thấy đau khi quan hệ tình dục.
- Lạc nội mạc tử cung: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng dữ dội và chảy nhiều máu khi hành kinh, chu kỳ “đèn đỏ” cũng kéo dài hơn bình thường, thậm chí là cả tháng.
- Polyp tử cung: Khối polyp có thể kích thích niêm mạc tử cung bong tróc ra liên tục khiến cho chị em bị rong kinh cả tháng hoặc thậm chí kéo dài lâu hơn.
- Ung thư phụ khoa: Chẳng hạn như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung hay ung thư buồng trứng. Tất cả đều có thể gây rong kinh kéo dài, âm đạo ra nhiều máu và dịch bất thường, đau vùng chậu, sụt cân liên tục dù không thực hiện kế hoạch giảm cân.
- Bệnh Von Willebrand: Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến tình trạng rối loạn đông máu. Nữ giới mắc chứng bệnh này thường bị chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường.
- Mang thai ngoài tử cung: Phôi thai được hình thành và làm tổ ngoài tử cung có thể gây chậm kinh, rong kinh kéo dài, đau bụng dưới âm ỉ ở một bên. Trường hợp thai chết lưu cũng có thể khiến chị em bị rong kinh trong thời gian dài nếu không được mổ lấy thai sớm.
Tìm hiểu định nghĩa: Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Bị rong kinh cả tháng do các nguyên nhân khác
Hiện tượng rong kinh cả tháng không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý mà còn khởi phát do các nguyên nhân khác như:
- Rối loạn hormone: Trong cơ thể nữ giới, các loại hormone Estrogen và Progesterone có chức năng điều chỉnh sự tích tụ cũng như bong tróc của niêm mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra bình thường khi các loại hormone này được giữ ở thế cân bằng. Ngược lại, tình trạng tăng hoặc giảm của bất kỳ thành phần nội tiết tố nào đều có thể khiến cho niêm mạc tử cung phát triển quá nhiều và gây rong kinh kéo dài cả tháng.
- Rối loạn chức năng hoạt động của buồng trứng: Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng không rụng trứng trong kỳ kinh nguyệt. Từ đó, cơ thể không sản xuất Progesterone gây mất cân bằng hormone. Rong kinh cả tháng được xem là một hệ quả tất yếu, thường gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
- Đặt vòng tránh thai: Một số trường hợp đặt vòng tránh thai bị rong kinh. Hiện tượng này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài cả tháng do vòng được đặt sai vị trí, tuột vòng hoặc tử cung kém thích ứng với dụng cụ tránh thai.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách, lạm dụng bừa bãi có thể gây mất cân bằng hormone và dẫn đến rong kinh. Ngoài ra, hiện tượng rong kinh cả tháng còn được xem là tác dụng phụ xảy ra ở những bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc điều trị nội tiết hay thuốc chống đông máu trong thời gian dài.
- Rối loạn quá trình rụng trứng: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì.
- Các yếu tố nguy cơ: Sảy thai, phá thai bằng thuốc, nạo hút thai, sinh đẻ khi tuổi đời còn quá trẻ…
Bị rong kinh cả tháng có sao không?
Hầu hết chị em đều cảm thấy lo lắng, hoang mang khi bị rong kinh kéo dài cả tháng. Đối mặt với tình trạng ra kinh nguyệt suốt cả ngày và phải thay băng vệ sinh liên tục, hẳn không ít người sẽ cảm thấy bất tiện và khó chịu vì vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Vậy rong kinh kéo dài 1 tháng có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là thắc mắc chung luôn được hội chị em đồng cảnh ngộ quan tâm. Hiện tượng rong kinh kéo dài cả tháng có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như:
- Thiếu máu do mất máu nhiều trong thời gian dài
- Suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, thiếu năng lượng và sự tập trung trong học tập, lao động.
- Viêm nhiễm phụ khoa do vùng kín, âm đạo luôn ẩm ướt và tích tụ máu kinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn cũng như nấm phát triển mạnh. Từ đây, chị em có nguy cơ bị viêm âm đạo, nhiễm trùng phần phụ, viêm nhiễm vùng chậu và nhiều bệnh lý khác.
Trong trường hợp bị rong kinh cả tháng có liên quan đến bệnh lý, chị em cần được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để tránh phát sinh các biến chứng khác. Đặc biệt, các bệnh ung thư nếu chữa trị chậm trễ còn gây tốn kém và đe dọa đến tính mạng của chị em.
Tốt nhất, khi bị rong kinh kéo dài chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và tích cực điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Đọc ngay: Bị Rong Kinh Khám Ở Đâu? 8 Địa Chỉ Tốt Và Hiện Đại Nhất
Giải pháp điều trị cho người bị rong kinh cả tháng
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, kiểm tra tiền sử bệnh, thói quen dùng thuốc và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết. Kết quả chẩn đoán cho phép xác định được nguyên nhân gây rong kinh cả tháng và đánh giá tình trạng thiếu máu để lựa chọn được phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Các giải pháp đang được lựa chọn để điều trị cho nữ giới bị rong kinh kéo dài cả tháng bao gồm:
1. Điều trị bằng y tế
Tùy theo tình trạng bệnh của từng đối tượng, chị em bị rong kinh cả tháng có thể được chữa trị bằng nội khoa và ngoại khoa.
+ Dùng thuốc:
Để cải thiện hiện tượng rong kinh cả tháng, điều trị nguyên nhân và các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp như:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid
- Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone giúp ổn định nội tiết, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
- Thuốc cầm máu
- Thuốc bổ sung sắt ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do rối loạn kinh nguyệt kéo dài.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm cho các trường hợp có nhiễm trùng phụ khoa…
+ Phẫu thuật:
Đôi khi, phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở có thể được đề nghị để điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây rong kinh kéo dài cả tháng cho chị em. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ u lạc nội mạc, u xơ, u nang hay polyp ở tử cung, buồng trứng.
Trường hợp bị rong kinh cả tháng do ung thư, phẫu thuật sẽ được tiến hành sớm để cắt bỏ khối u ác tính và các tế bào bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể được chỉ định hóa trị, xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật nhằm mục đích thu nhỏ khối u, tiêu diệt toàn bộ các mô bệnh còn sót lại.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, chị em cũng được giải thích cặn kẽ về tình trạng bệnh và mục đích của ca mổ. Một số yếu tố như nhu cầu, nguyện vọng hay kế hoạch sinh đẻ trong tương lai… cũng được đưa ra xem xét trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật can thiệp vào vùng tử cung, buồng trứng.
Đọc thêm: Bị Rong Kinh Khám Ở Đâu? TOP 8 Địa Chỉ Tốt Nhất Hiện Nay
2. Cách chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà cho người bị rong kinh cả tháng
Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng rong kinh kéo dài, chị em cần chăm sóc cơ thể đúng cách tại nhà và thực hiện một số mẹo hỗ trợ điều trị tự nhiên, giúp hạn chế gặp biến chứng. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích cho chị em:
- Nằm nghỉ và hạn chế các hoạt động thể chất mạnh vào các thời điểm máu kinh ra nhiều.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ kết hợp thay băng vệ sinh và quần lót thường xuyên để khu vực này luôn khô ráo, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, nấm.
- Uống nhiều nước ấm và tắm nước ấm, tránh để cơ thể bị lạnh gây đau bụng kinh nghiêm trọng.
- Thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn để ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường tái tạo hồng cầu nhằm bổ sung kịp thời lượng máu đã mất.
- Các thực phẩm chứa nhiều magie (đậu, bơ, ngũ cốc, chuối, cá béo), vitamin B1&B6 (yến mạch, thịt nạc lợn, cá hồi, hạt lanh) và vitamin E (bí ngô, bông cải xanh, rau chân vịt) cũng giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khi bị rong kinh cả tháng.
- Ưu tiên các thực phẩm bổ sung protein từ thực vật để cơ thể bớt mệt mỏi. Hạn chế sử dụng chất béo, đường, gia vị cay khi chế biến thức ăn.
- Không sử dụng các thức uống có tính kích thích khiến bụng khó chịu.
- Ngủ đủ giấc để cơ thể được tái tạo năng lượng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh tress.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hiện tượng rong kinh cả tháng nhanh chóng được giải quyết dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Rong Kinh Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Mau Chóng Khỏi Bệnh?
- [GIẢI ĐÁP] Uống Cao Ích Mẫu Trị Rong Kinh Có Hiệu Quả Không? Cách Sử Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!