Nội dung chính

Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài từ 7 – 10 ngày, lượng máu có thể tiết ra ít nhưng kéo dài dai dẳng hoặc tiết ra nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do vòng kinh không có rụng trứng (kinh nguyệt không phóng noãn), liên quan đến việc hoạt động của buồng trứng hoặc do sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng chưa ổn định. 

Hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì

Rong kinh là tình trạng có thể xảy ra ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, lượng máu kinh ở khoảng 50 – 80ml và vòng kinh chỉ dao động từ 26 – 30 ngày.

Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp
Rong kinh tuổi dậy thì là hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài hơn bình thường

Khi số ngày hành kinh kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc dài hơn, lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn bình thường (trên 80ml máu/tháng), dẫn đến phải thường xuyên thay băng trong ngày thì được gọi là rong kinh. Tuổi dậy thì là thời kỳ bắt đầu có kinh nguyệt nên có thể xuất hiện một số rối loạn, bất thường trong kỳ kinh.

Rong kinh tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý thường gặp, xuất hiện ở nhiều bạn nữ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chúng ta đang mắc một bệnh lý nào đó. Nếu kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều, khí hư có mùi hôi, cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, xanh xao… thì nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: Bị Rong Kinh Có Quan Hệ Được Không? Liệu Có Thai Không?

Rong kinh tuổi dậy thì – Dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì được gọi là rong kinh tuổi trẻ, hay xảy ra trong vòng một năm sau dậy thì. Đa phần, đối với các em gái tuổi dậy thì, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, khi cơ thể phát triển hoàn chỉnh, vòng kinh sẽ dần ổn định, tình trạng rong kinh cũng sẽ tự thuyên giảm.

Trẻ mới dậy thì bị rong kinh thường có các triệu chứng như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, vòng kinh có khi ngắn, có khi dài hơn thông thường
  • Trong những lần thấy xuất hiện máu kinh, có những lần không được coi là chu kỳ kinh thật sự do không có sự phóng noãn. Hay được gọi là chu kỳ kinh dài và kèm theo rong kinh.
  • Số ngày hành kinh dài, thường từ 7 – 10 ngày, máu kinh đào thải ra ngoài nhiều
  • Có khi máu kinh ồ ạt như một chu kỳ bình thường, sau đó không hề giảm mà kéo dài nhiều ngày.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp, trẻ mới dậy thì có kinh nhưng lượng máu kinh lại rất ít. Từ ngay những ngày đầu đã ít, lượng máu ít nhưng tình trạng chảy máu kinh lại kéo dài rất lâu rồi mới dứt hẳn.

Nguyên nhân gây rong kinh ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định, trẻ có thể bị vô kinh trong nhiều tháng, sau khi có kinh thì kinh lại kéo dài. Có những trường hợp trẻ có kinh nhưng lượng máu kinh không nhiều, đôi khi chỉ là chút máu đen. Nhưng cũng có những trường hợp ra huyết nhiều, kéo dài khiến trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng.

Rong kinh tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rong kinh tuổi dậy thì

Các nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:

  • Do hoạt động buồng trứng chưa ổn định:  Vòng kinh ở trẻ mới dậy thì chưa có rụng trứng vì sự hoạt động của buồng trứng hoặc do sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng chưa ổn định dẫn đến rong kinh hoặc vô kinh ở trẻ.
  • Do rối loạn hormone: Sự rối loạn của hormone tuyến yên cũng có thể ảnh hưởng đến hormone buồng trứng, từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt.
  • Do bệnh lý: Rong kinh ở tuổi dậy thì có thể liên quan đến các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn chức năng đông máu, suy giáp…
  • Do quan hệ tình dục: Không thể loại trừ nguyên nhân quan hệ tình dục ở lứa tuổi này. Trẻ có thể phát triển sớm hoặc bị xâm hại, cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và sinh lý của con.
  • Nguyên nhân khác: Rong kinh ở trẻ mới dậy thì cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như áp lực học tập, cuộc sống, căng thẳng, stress kéo dài… dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Trong các nguyên nhân đã đề cập, theo các chuyên gia, tình trạng buồng trứng hoạt động chưa ổn định, kinh nguyệt không phóng noãn chính là nguyên nhân thường gặp gây rong kinh ở trẻ vị thành niên. Thường là do trục dưới đồi – tuyến yên hoạt động chưa thành thục, dẫn đến kinh nguyệt không phóng noãn, có đến 85% các trường hợp trẻ dậy thì gặp phải tình trạng này trong năm đầu dậy thì.

Tìm hiểu thêm: Bị Rong Kinh Sau Khi Quan Hệ Có Làm Sao Không? Cách Khắc Phục

Rong kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Nhìn chung với thắc mắc rong kinh ở tuổi dậy thì có sao không, có nguy hiểm không thì câu trả lời được đưa ra là còn tùy vào trường hợp. Rong kinh tuổi dậy thì không nguy hiểm nếu đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khi kinh nguyệt không phóng noãn, tức là vòng kinh không có rụng trứng, liên quan đến việc hoạt động của buồng trứng hay sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng chưa ổn định.

Rong kinh tuổi dậy thì có thể là biểu hiện điển hình của rối loạn kinh nguyệt. Cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó. Trước hết, tình trạng này có thể khiến cơ thể trẻ suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt, da dẻ xanh xao, đau đầu, thiếu tập trung, việc học hành thiếu hiệu quả do thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, rong kinh khiến vùng kín dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u màng trong tử cung…

Không chỉ vậy, hiện tượng này còn có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Trẻ có thể không hiểu về các bất thường trong kỳ kinh của mình. Tuy nhiên, đa phần khi tới giai đoạn hành kinh, các em thường có tâm lý tự ti, e ngại. Khi trẻ cảm nhận được sự bất thường của tình trạng này, con có thể có cảm giác căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của trẻ.

Đặc biệt, rong kinh tuổi dậy thì không thể coi thường vì tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nếu huyết ra nhiều, kéo dài, trẻ có nguy cơ thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu. Hơn nữa, rong kinh rất có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó như rối loạn chức năng đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang…

Phương pháp điều trị rong kinh tuổi dậy thì

Trẻ ở độ tuổi vị thành niên nếu không được cha mẹ quan tâm đúng mực, khi gặp vấn đề thường có xu hướng giấu bệnh, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như kinh nguyệt. Khi con gặp phải tình trạng rong kinh, cách tốt nhất là mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ uy tín, chuyên nghiệp để được chẩn đoán và điều trị. Các biện điều trị thường là:

1. Điều trị nội khoa

Để điều trị rong kinh tuổi dậy thì, cần phải tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Nếu không tìm được nguyên nhân thì nguyên tắc điều trị là ổn định chức năng hoạt động của trục dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Bằng cách can thiệp, điều hòa tính ổn định của nồng độ các hormone trong cơ thể.

Khám bác sĩ khi trẻ bị rong kinh kéo dài
Khám bác sĩ là điều cần thiết khi trẻ bị rong kinh kéo dài

Đối với tình trạng rong kinh nhẹ, thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để nâng cao sức khỏe, cải thiện chứng rong kinh. Nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc chứa nội tiết tố để cân bằng lượng progesterone và estrogen để ổn định kinh nguyệt.

Cách thuốc điều trị rong kinh tuổi dậy thì thường được sử dụng là:

  • Thuốc tránh thai nội tiết: Liều lượng thuốc cân chỉnh theo từng cá thể, đảm bảo thuốc hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc thụ thai sau này.
  • Các thuốc khác: Có thể bổ sung thêm hormone oxytocin, thuốc chống viêm không steroid để tăng co tử cung giúp tống xuất máu kinh hiệu quả, giảm mất máu, giảm đau bụng kinh, tránh thời gian hành kinh kéo dài.

Đọc thêm: Chữa Rong Kinh Bằng Thuốc Tránh Thai Như Thế Nào? Chuyên Gia Tư Vấn

2. Điều trị tại nhà

Các cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì tại nhà chỉ phù hợp với tình trạng rong kinh ở mức độ nhẹ. Khi thời gian hành kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều, đau bụng kinh dữ dội hoặc thường xuyên bị rong kinh, tốt nhất cha mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, điều trị. Các biện pháp điều trị tại nhà có thể kể đến như:

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Với tình trạng rong kinh ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể hỗ trợ cải thiện bằng cách:

  • Thay đổi nhịp sinh hoạt, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, giờ giấc sinh hoạt thiếu khoa học
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá… Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối…
  • Tăng cường rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Áp dụng biện pháp dân gian

Các biện pháp dân gian cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị rong kinh. Có thể kể đến như:

  • Chữa rong kinh bằng ngải cứu: Ngải cứu vị đắng, tính ấm có tác dụng tốt trong việc ổn định kinh nguyệt và điều trị rong kinh. Có thể dùng ngải cứu khô hãm với nước sôi để uống hoặc kết hợp cùng các thảo dược như cỏ xước hai răng, quế vỏ, gừng tươi, sơn dược, huyết rồng đều được.
  • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi: Cây nhọ nồi hay cỏ mực có tác dụng dưỡng thận âm, thanh nhiệt, cải thiện chứng rong kinh ở phụ nữ rất tốt. Có thể lấy cây nhọ nồi tươi rửa sạch, xay lấy nước để uống. Hoặc kết hợp với các nguyên liệu như nga truật, ích mẫu, bách thảo sương, sắc lấy nước uống đều được.
  • Chữa rong kinh bằng cây huyết dụ: Cây huyết dụ tính mát, có tác dụng tốt trong việc điều kinh, ổn huyết, bổ máu, cầm máu, trị rong kinh. Có thể dùng cây huyết dụ chữa rong kinh bằng cách lấy lá cây này rửa sạch, thái nhỏ, sắc lấy nước mỗi ngày một lần, liên tục một tháng để thấy cải thiện.

Đọc thêm: TOP 10+ Cách Trị Rong Kinh Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Biện pháp phòng ngừa

Rong kinh dễ xảy ra ở trẻ vị thanh niên tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ tiền mãn kinh. Có thể phòng ngừa rong kinh tuổi dậy thì bằng cách:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, hạn chế đồ ăn nhanh, nước uống có gas.
  • Nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài
  • Nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, tránh kích thích tinh thần quá mức, tập thể dục thường xuyên để giúp tăng trưởng chiều cao, phát triển thể lực
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu sắt, protein như cá, thịt đỏ, rau bina, các loại đậu…
  • Chú ý vệ sinh cá nhân, thay và giặt đồ lót thường xuyên, đúng cách. Nên dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH từ 4 – 6 để vùng kín được khỏe mạnh.

Rong kinh tuổi dậy thì không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể chủ quan, lơ là. Bản thân các em gái nên được trang bị các kiến thức về giới tính cũng như có sự quan tâm đúng mức từ cha mẹ. Nên thăm khám phụ khoa định kỳ và khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng bất thường về vùng kín.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Rong kinh có phải mang thai không? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em trăn trở và lo lắng. Để giải thích cho điều này, chị em nên biết một số kiến thức liên...

Xem chi tiết

Sắt được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược… Vậy phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không? Bổ sung sao...

Xem chi tiết

Nổi tiếng với khả năng điều hòa nội tiết nhưng thời gian gần đây có nhiều nguồn tin cho rằng uống tinh dầu hoa anh thảo bị rong kinh. Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến...

Xem chi tiết

Nữ giới thường được khuyến khích khám phụ khoa khi đã sạch kinh. Vậy nên không ít chị em băn khoăn Đang bị rong kinh có đi khám được không? Với sự tham vấn của...

Xem chi tiết

Điều trị rong kinh thường kéo dài do nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại. Vậy nên không ít người băn khoăn “Bị rong kinh nên khám ở đâu?” để...

Xem chi tiết

Trường hợp rong kinh nhẹ, chị em có thể cải thiện bằng một số loại thức uống có tác dụng điều kinh, chống viêm, giảm đau… Nếu đang lăn tăn Bị rong kinh uống gì...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp