Nội dung chính

Rong kinh có phải mang thai không? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em trăn trở và lo lắng. Để giải thích cho điều này, chị em nên biết một số kiến thức liên quan đến mang thai và rong kinh, từ đó có những phương pháp chữa trị phù hợp cũng như những lưu ý quan trọng tránh ảnh hưởng đến việc mang thai.

Xem thêm: Đặt Vòng Tránh Thai Bị Rong Kinh Và Cách Chữa Hiệu Quả

Rong kinh có phải đang mang thai không?

Rong kinh (Rong huyết) – là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Biểu hiện qua việc lượng máu ra nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn 7 ngày so với bình thường. Lượng máu khoảng hơn 80ml trong một chu kỳ, máu ra vào cả ban đêm và đóng thành những cục lớn.

Rong kinh có phải đang mang thai không?
Rong kinh là hiện tượng thường gặp khi rối loạn nội tiết tố.

Khi bị rong kinh thường có cảm giác đau nhức bụng dưới, khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi do thiếu máu,… Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề về nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang mắc bệnh lý gây ảnh hưởng.

Để giải thích cho vấn đề rong kinh có phải mang thai, trước hết chị em nên hiểu về cơ thể của mình cũng như điều kiện cần thiết để có thể mang thai.

  • Khi đến chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc vì trứng không được thụ tinh với tinh trùng, từ đó gây chảy máu và tạo ra hành kinh hằng tháng phụ nữ. Trong giai đoạn này lớp niêm mạc sẽ bị mỏng đi chỉ còn 3-4mm.
  • Điều kiện để có thể mang thai đòi hỏi tử cung phải khỏe mạnh và lớp niêm mạc phải đủ dày (8-16mm). Và nếu chu kỳ kinh chậm cùng với lớp niêm mạc dày lên, đó cũng là dấu hiệu của việc mang thai. Vì thế trong quá trình hành kinh hay rong kinh không thể mang thai vì lớp niêm mạc đang quá mỏng.

Sau khi tìm hiểu về điều kiện cần thiết của cơ thể để có thể mang thai, chúng ta đã trả lời được câu hỏi Bị rong kinh có phải có thai? – Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.

Vì sao có thai lại bị chảy máu?

Nhiều chị em hoang mang khi đã biết mang thai nhưng lại bị chảy máu. Nhầm tưởng rằng đây là hiện tượng rong kinh, nhưng thực tế đây là máu báo cho việc có thai, dấu hiệu đầu tiên để bạn biết rằng rất có thể mình đang mang thai.

Trước hết cần phân biệt rõ ràng giữa máu báo có thai và máu bị rong kinh để có nhận định chính xác và khách quan hơn cho cơ thể.

Máu báo có thai

Đây là hiện tượng thường xảy ra khi bắt đầu quá trình làm tổ tại niêm mạc sau khi trứng đã được thụ tinh. Chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày là chấm dứt, lượng máu ít chỉ vài giọt. Máu có màu hồng đỏ nhạt, máu báo có thai không gây đau bụng, mệt mỏi hoặc các triệu chứng bất thường nào.

Vì sao có thai lại bị chảy máu?
Máu báo có thai thường chỉ xuất hiện 1-2 ngày với lượng máu ít, màu hồng đỏ nhạt.

Máu rong kinh

Rong kinh sẽ kéo dài đến hơn 1 tuần, máu kinh thường sẽ ra rất nhiều và liên tục kể cả vào ban đêm. Khi bị rong kinh, thường phải thay băng nhiều lần và có khi phải dùng 2 băng lót cùng lúc để thấm hút. Biểu hiện của máu rong kinh thường sẽ có màu đỏ thẫm, chứa dịch nhầy, vón cục lớn, mùi khó chịu.

Nếu tình trạng chảy máu quá nhiều và liên tục trong quá trình mang thai, chị em cần đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có những chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Gợi Ý: TOP 5 Bác Sĩ Chữa Rong Kinh Giỏi Và Giàu Kinh nghiệm Nhất

Rong kinh có ảnh hưởng đến việc sinh sản không?

Tuy rong kinh là một hiện tượng bình thường mà mỗi người phụ nữ vẫn hay gặp phải, nhưng nó cũng là một mối đe dọa cho sức khỏe. Một số hậu quả lớn mà việc rong kinh gây ra nếu tình trạng này kéo dài, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ:

  • Hiện tượng rong kinh sẽ khiến cho niêm mạc tử cung bị bong tróc, dần làm mỏng niêm mạc gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
  • Khi rong kinh một thời gian dài, vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển. Sau đó lây lan vào khu vực buồng trứng gây viêm nhiễm.
  • Rong kinh cũng là một dấu hiệu cảnh báo có thể cơ thể đang mắc bệnh lý liên quan đến vô sinh, hiếm muộn.
  • Rong kinh khiến tâm trạng trở nên căng thẳng, cơ thể uể oải, mệt mỏi, giảm ham muốn, ảnh hưởng tâm sinh lý của phụ nữ.

Bên cạnh đó chị em cần lưu ý khi quan hệ tình dục trong quá trình bị rong kinh vẫn có khả năng thụ thai. Vì thế khi nghi ngờ cơ thể đang mang thai hoặc có dấu hiệu hiếm muộn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Hiện tượng rong kinh xuất hiện trong quá trình mang thai

Như đã giải đáp, rong kinh không phải đang mang thai. Nhưng nếu có hiện tượng chảy máu nhiều bất thường rất có thể đó là dấu hiệu của thai trứng, thai ngoài tử cung, bệnh lý tử cung,…

Mang thai trứng

Thông thường, bào thai sẽ bao gồm thai nhi, bánh nhau và túi phôi, chúng cùng nhau phát triển trong tử cung của người mẹ. Thai trứng được hiểu đơn giản là khi các tế bào nuôi trong bào thai phát triển nhanh và vượt trội hơn so với các phần khác, khiến sự liên kết không còn đồng bộ. Từ đó, gai nhau dần thoái hóa và xuất hiện túi chứa dịch chiếm phần lớn tử cung.

Thai nhi cũng không thể phát triển bình thường khi có dấu hiệu thai trứng. Không có nguyên nhân cụ thể cho hiện tượng này. Thai trứng được chia làm 2 loại: thai trứng toàn phần, thai trứng bán phần. Sản phụ cần nên kiểm tra thai nhi thường xuyên để xác định tình trạng hiện tại.

Hiện tượng rong kinh xuất hiện trong quá trình mang thai
Rong kinh là dấu hiệu phổ biến khi mang thai trứng.

Để nhận biết được thai trứng, thì rong kinh là dấu hiệu phổ biến nhất, chiếm đến 90%. Rong kinh khi mang thai trứng, máu sẽ ra từ âm đạo giống hiện tượng kinh nguyệt. Máu sẽ có màu đen sẫm hoặc đỏ tươi, lượng máu nhiều, ra liên tục và kéo dài trong nhiều tháng.

Chị em vẫn thường nhầm việc chảy máu khi mang thai là dấu hiệu dọa sảy, cần phân biệt rõ các triệu chứng để có cách chữa phù hợp. Nhưng dù rong kinh hay dọa sảy thai đều là những dấu hiệu nghiêm trọng cần được điều trị nhanh chóng.

Thai ngoài tử cung

Nhiều chị em thắc mắc rằng liệu rong kinh có phải dấu hiệu của có thai, hoặc dù đã biết có thai nhưng vẫn có hiện tượng rong kinh nên nhiều người chủ quan đây là việc bình thường. Nhưng có thể đó là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Hiện nay, tình trạng thai ngoài tử cung khá phổ biến, và hiện tượng rong kinh là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng này. Thai ngoài tử cung được hiểu là bào thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm trong ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng,… Điều này khiến thai nhi không thể phát triển, đồng thời gây nguy hiểm đến người mẹ.

Khoảng vào tuần thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, sản phụ có thể kiểm tra và xác định được thai có ngoài tử cung hay không. Và rong kinh là một trong những dấu hiệu nhận biết khi máu sẽ ra từ âm đạo giống hành kinh. Lượng máu nhiều và liên tục, máu có màu đỏ hoặc đen thẫm, không bị vón cục.

Tìm hiểu thêm: Rong Kinh Ra Máu Đen Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Các bệnh lý về tử cung

Nếu đang mang thai nhưng bị rong kinh có thể đó là báo hiệu của các bệnh lý về tử cung. Khi có thai, cơ thể phụ nữ cũng đang phải đối mặt với vấn đề thay đổi nội tiết tố nữ, vấn đề này không có gì bất thường. Nhưng nếu, hiện tượng rong kinh bắt đầu xuất hiện, cần phải đến bác sĩ để được kiểm tra.

Hiện tượng rong kinh xuất hiện trong quá trình mang thai
Rong kinh cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tử cung.

Tử cung cũng là một cơ quan khá nhạy cảm. Khi nội tiết tố thay đổi, một số phụ nữ có cơ địa yếu, có tiền sử bệnh lý về buồng trứng hoặc tử cung sẽ dễ phát sinh những căn bệnh về tử cung trong lúc mang thai. Các bệnh lý về tử cung thường gặp: U xơ tử cung, Hội chứng đa nang buồng trứng, Polyp tử cung, Ung thư nội mạc tử cung,…

Bất cứ khi nào có những dấu hiệu bất thường, luôn phải đến bác sĩ để kiểm tra, đảm bảo rằng thai nhi phát triển và sản phụ khỏe mạnh.

Cách chữa trị hiện tượng rong kinh

Tuy rong kinh là hiện tượng bình thường và hiếm khi gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Nhưng không thể phủ nhận rằng rong kinh gây ra những bất tiện đáng kể, đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều về mặt sức khỏe cũng như tâm sinh lý của phụ nữ.

Một số cách giúp cải thiện tình trạng rong kinh, tùy vào tình trạng cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với những cách khác nhau.

Thăm khám bác sĩ

Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài quá lâu, gây mệt mỏi cho sức khỏe, cần đến thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua việc hỏi các câu liên quan để khai thác bệnh. Đồng thời cũng sẽ tiến hành siêu âm để đảm bảo rằng không có các vấn đề nghiêm trọng.

Chữa trị nội khoa

Sử dụng thuốc tây sẽ giúp cho tình trạng rong kinh được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thuốc tây luôn là phương cách đầu tiên khi chữa trị rong kinh. Tùy vào tình trạng rong kinh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc đặc trị rong kinh thường được kê đơn như: thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc bổ sung progesterone, thuốc điều hòa kinh nguyệt cân bằng nội tiết,… Tuy nhiên một số người bị dị ứng với các thành phần trong thuốc, cần tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa trị ngoại khoa

Đây là cách để chữa dứt điểm tình trạng rong kinh, các bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân gây rong kinh trong tử cung bằng phương pháp phẫu thuật. Việc này có thể trị hoàn toàn vấn đề rong kinh, nhưng chị em có thể sẽ gặp những nguy cơ và rủi ro về khả năng sinh sản.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để chữa trị rong kinh: cắt bỏ tử cung, loại bỏ máu ở niêm mạc tử cung, cắt bỏ polyp tử cung, nạo u xơ tử cung. Cần tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên môn để có quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Chữa trị bằng lá thuốc

Các phương pháp dân gian được ông bà xưa lưu truyền cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ. Một số người vẫn phù hợp với việc điều trị rong kinh tại nhà bằng lá thuốc hoặc các mẹo. Chữa trị bằng lá thuốc khá an toàn và lành tính, ít xảy ra các rủi ro và tiết kiệm được chi phí.

Vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp chữa trị bằng lá thuốc, vì cần phải chắc chắn răng hiện tượng rong kinh của bạn không có gì đáng lo ngại.

Một số loại lá được dùng làm thuốc giúp chữa trị rong kinh tại nhà: lá ngải cứu, lá tề thái, lá lốt, lá huyết dụ,…đa số các loại lá này giúp cầm máu và kháng viêm, phù hợp cho việc trị rong kinh. Nên nghiên cứu kỹ cách sử dụng và điều chế thuốc hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: 3 Mẹo Dùng Lá Lốt Chữa Rong Kinh Cực Hay Nên Áp Dụng

Cách chữa trị hiện tượng rong kinh
Lá ngải cứu cũng là một phương thuốc dân gian giúp cầm máu, cải thiện rong kinh.

Những lưu ý cần biết về rong kinh tránh ảnh hưởng đến việc mang thai

Nên lưu ý rằng, khi rong kinh vẫn có thể mang thai, nhưng khi có thai thì không thể rong kinh. Nếu trong quá trình mang thai, có dấu hiệu rong kinh, thì rất có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe khi bị rong kinh tránh ảnh hưởng đến việc mang thai:

  • Bổ sung các thực phẩm

Ăn uống hợp lý và khoa học luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc chữa trị rong kinh. Vì bổ sung thực phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện được vấn đề rong kinh. Lưu ý, khi bị rong kinh, cơ thể sẽ bị mất máu nhiều và mệt mỏi, vì thế cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, rau xanh, tránh các chất kích thích, chất béo xấu và đồ ăn cay nóng.

  • Vệ sinh sạch sẽ

Cần lưu ý rằng, khi bị rong kinh, là lúc vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung nhất, điều này sẽ gây khó khăn cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì thế để hạn chế việc bị viêm nhiễm, cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín một cách nhẹ nhàng, cân bằng độ pH với dung dịch vệ sinh, thay băng thường xuyên, không thụt rửa sâu gây tổn thương.

  • Tập luyện thể thao

Tập luyện thể thao cũng là cách cải thiện tình trạng rong kinh. Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với những ngày “đèn đỏ”, sẽ giúp lưu thông máu huyết. Ngoài ra, khi duy trì luyện tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tinh thần cũng thoải mái, tích cực hơn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Hiện tượng rong kinh không phải là dấu hiệu của việc mang thai, chị em nên hiểu và xác định rõ những triệu chứng của cơ thể. Nếu mang thai nhưng gặp những dấu hiệu bất thường như rong kinh, cần phải đến bác sĩ để kiểm tra sớm và có phác đồ điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Nổi tiếng với khả năng điều hòa nội tiết nhưng thời gian gần đây có nhiều nguồn tin cho rằng uống tinh dầu hoa anh thảo bị rong kinh. Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến...

Xem chi tiết

Sắt được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược… Vậy phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không? Bổ sung sao...

Xem chi tiết

Không ít chị em lo lắng, hoang mang khi bị rong kinh trong thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày. Hiện tượng này được lý giải là do cơ thể chưa thích nghi với...

Xem chi tiết

Trường hợp rong kinh nhẹ, chị em có thể cải thiện bằng một số loại thức uống có tác dụng điều kinh, chống viêm, giảm đau… Nếu đang lăn tăn Bị rong kinh uống gì...

Xem chi tiết

Nữ giới thường được khuyến khích khám phụ khoa khi đã sạch kinh. Vậy nên không ít chị em băn khoăn Đang bị rong kinh có đi khám được không? Với sự tham vấn của...

Xem chi tiết

Điều trị rong kinh thường kéo dài do nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại. Vậy nên không ít người băn khoăn “Bị rong kinh nên khám ở đâu?” để...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe