Dùng cây cỏ mực trị rong kinh là bí quyết chữa bệnh tự nhiên đơn giản đang được nhiều chị em áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà. Thảo dược này có khả năng cầm máu tử cung, giúp giảm lượng máu kinh, rút ngắn thời gian hành kinh.
Tác dụng chữa rong kinh của cây cỏ mực (nhọ nồi)
Cây cỏ mực là thảo dược không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những đối tượng đang sinh sống ở các vùng thôn quê hay khu vực có đất trống nhiều. Cây mọc hoang ở khắp nơi và được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cỏ nhọ nồi hay bạch hoa thảo…
Không đơn thuần chỉ là một cỏ thông thường, cây cỏ mực còn là thảo dược có tác dụng chữa được nhiều bệnh, được Y học cổ truyền các nước xem như là một vị thuốc quý. Tại Ấn Độ, loại cây này được sử dụng để chữa viêm gan, vàng da, đau răng, ăn không tiêu. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng toàn thân cây làm thuốc cầm máu, chữa đau lưng, sưng gan và điều trị các vấn đề liên quan đến chảy máu như thổ huyết, tiểu ra máu…
Tại nước ta, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Dược liệu đã chỉ ra, các hoạt chất được tìm thấy trong cây cỏ mực có thể làm giảm hoạt động của thuốc chống đông máu. Sử dụng cây có thể giúp cầm máu, giảm hiện tượng chảy máu ở tử cung, cải thiện tình trạng rong kinh.
Y học cổ truyền ghi nhận, cây cỏ mực có tính hàn, không chứa độc tố. Thảo dược này có vị chua, ngọt, quy vào các kinh Can, Thận, giúp cầm máu, chủ trị rong huyết, sốt xuất huyết, tiêu sưng, cầm máu vết thương và làm mau liền xương khi bó ngoài.
Chính nhờ có tác dụng trên mà cây cỏ mực được cả Đông y lẫn dân gian tin dùng làm thuốc trị rong kinh. Thảo dược này được sử dụng ở dạng khô hoặc tươi đều được.
Xem thêm: Bị Bệnh Rong Kinh Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa
3 Cách dùng cây cỏ mực trị rong kinh đơn giản
Nữ giới bị rong kinh có thể dùng cỏ mực để khắc phục bệnh theo đường uống với 3 cách như sau:
1. Uống nước ép cây cỏ mực chữa rong kinh
Đây là mẹo trị rong kinh bằng cây cỏ mực đơn giản và dễ áp dụng nhất. Với cách này, bạn chỉ cần hái lá cỏ mực tươi đem xay hoặc ép nước uống là được.
Ở dạng tươi, các hoạt chất trong cây cỏ mực hầu như được giữ nguyên. Chúng được cơ thể hấp thụ và nhanh chóng phát huy tác dụng cầm máu, lương huyết, ngăn ngừa mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp dễ bị đau bụng sau khi uống lá tươi. Trường hợp bụng yếu hoặc đang có vấn đề thì chị em không nên áp dụng cách này.
Nguyên liệu:
- Cỏ mực tươi: Khoảng 2 – 3 nắm tay
- Máy xay sinh tố
- Túi vải sạch hay rây lọc bã.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cỏ mực nhặt lấy lá và phần ngọn non, rửa kỹ với nhiều lần nước cho thật sạch
- Bước 2: Ngâm cỏ mực vào trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để các chất cặn bẩn bám dính trên lá, vi khuẩn cũng như ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn nếu có.
- Bước 3: Thái nhỏ thảo dược, bỏ vào máy xay sinh tố. Đổ thêm một ít nước đun sôi để nguội vào và tiến hành xây nhuyễn.
- Bước 4: Sử dụng túi lọc hoặc rây để tách riêng phần nước cốt và bã.
- Bước 5: Chia nước cốt cỏ mực làm 2 – 3 lần uống. Phần nước chưa dùng đến nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để không bị hư.
Tìm hiểu thêm: Bị Rong Kinh Có Nên Uống Sắt Không? Điều Chị Em Nên Biết
2. Trị rong kinh bằng cây cỏ mực khô
Trường hợp bị rong kinh nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng cỏ mực khô để khắc phục bệnh tại nhà. Nhiều ý kiến cho rằng, nước sắc cỏ mực tươi có hương vị dễ uống hơn so với khi uống nước lá tươi. Hơn nữa, sử dụng thức uống này khi còn ấm giữ giúp làm giảm cảm giác đau âm ỉ khó chịu ở vùng bụng dưới, giúp các cơ trong tử cung được co giãn.
Sử dụng cây cỏ mực trị rong kinh theo cách này không khó mà ngược lại khá tiện lợi cho những người bận rộn. Dược liệu sẽ được thu hái với số lượng lớn đem về rửa sạch, phơi khô và cất giữ trong bịch kín để dùng dần. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian sắc thuốc vào buổi sáng là chị em đã có ngay một thức uống chữa rong kinh an toàn, có thể uống tại nhà hoặc cho vào bình giữ nhiệt đến nơi làm việc uống.
Nguyên liệu:
- 6 – 12g cây cỏ mực khô
Cách bào chế và sử dụng thuốc:
- Bước 1: Rửa dược liệu khô cho sạch bụi
- Bước 2: Bỏ hết vào trong ấm, đổ ngập nước rồi đun trên bếp. Khi nước trong ấm sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút nữa.
- Bước 3: Gạn lấy nước sắc, chia đều uống 2 hoặc 3 lần trong ngày cho hết.
3. Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi kết hợp với các nguyên liệu khác
Cây nhọ nồi (cỏ mực) không chỉ được sử dụng đơn thuần mà còn được y học cổ truyền kết hợp với nhiều thảo dược tự nhiên khác. Điều này giúp hỗ trợ nâng cao tác dụng dược liệu, giúp chị em nhanh hết rong kinh.
Bài thuốc này thích hợp cho các đối tượng bị rong kinh kéo dài trong nhiều
Nguyên liệu:
- Cỏ nhọ nồi: 2 nắm
- Đào nhân: 10 gram
- Ích mẫu: 20 gram
- Uất kim: 8 gram
- Bách thảo sương: 14 gram
- Nga truật: 10 gram
- Tóc rối đã đốt thành than: 6 gram
Cách sử dụng thuốc:
- Bước 1: Đem các dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch (trừ than tóc rối)
- Bước 2: Tất cả bỏ vào ấm sắc chung với 5 bát nước đến khi nước thuốc cô đặc còn khoảng 1 bát là được.
- Bước 3: Gạn thuốc uống làm 3 lần cho hết. Mỗi ngày dùng 1 thang để kinh nguyệt nhanh hết.
ĐỪNG BỎ LỠ: Mách Bạn Các Cách Điều Trị Rong Kinh Bằng Đông Y Hiệu Quả Và Lành Tính
Trị rong kinh bằng cây cỏ mực có tốt không?
Việc sử dụng cây cỏ mực trị rong kinh đã được áp dụng từ lâu đời trong dân gian. Phương pháp này tận dụng đặc tính cầm máu cùng các hoạt chất thiên nhiên có sẵn trong cây cỏ mực giúp làm giảm chảy máu, rút ngắn thời gian hành kinh và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến rong kinh.
Tuy nhiên, dược tính của cây cỏ mực tương đối nhẹ, không thể phát huy tác dụng nhanh hơn so với các loại thuốc trị rong kinh tổng hợp trong Tây y. Hiệu quả của cây thuốc đến một cách từ từ nên khi áp dụng, chị em cần phải kiên trì.
Thời gian chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) mất bao lâu và cho hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa, khả năng hấp thụ và đáp ứng với dược tính trong cây cỏ mực của từng cá nhân.
- Cách thức thực hiện
- Mức độ bệnh
- Nguyên nhân gây rong kinh
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc tại nhà.
Với nhiều yếu tố chi phối đến hiệu quả, bài thuốc chữa rong kinh từ cây cỏ mực chỉ thích hợp cho những người bị rong kinh nhẹ và chị em chỉ nên áp dụng sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các trường hợp bị rong kinh có liên quan đến bệnh lý thì cần kết hợp điều trị song song để chu kỳ kinh nguyệt được ổn định bình thường trở lại.
Dùng cây cỏ mực (nhọ nồi) chữa rong kinh có an toàn không?
Do có nguồn gốc từ thiên nhiên, cây cỏ mực an toàn cho hầu hết mọi đối tượng. Trong cây không chứa độc tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài.
Khi được sử dụng cây cỏ mực trị rong kinh đúng cách, đúng liều lượng khuyến cáo, chị em sẽ không phải lo ngại về tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tân dược. Tuy nhiên, thảo dược này không thích hợp sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người đang bị sôi bụng
- Bệnh nhân có vấn đề về đại tràng, chẳng hạn như viêm đại tràng mãn tính.
- Người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
- Trường hợp bị ra huyết khi mang thai.
Có thể bạn quan tâm
- Mách Bạn Các Mẹo Trị Rong Kinh Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nên Thử
- Dùng Lá Cây Huyết Dụ Chữa Rong Kinh Có Hiệu Quả Không?