Nội dung chính

Nhiều người muốn dùng cây huyết dụ chữa rong kinh nhưng không biết sử dụng thế nào cho hiệu quả và an toàn. Thảo dược này được biết đến với tác dụng cầm máu, đánh tan cục máu bầm nên có thể giúp rút ngắn thời gian hành kinh và số lượng máu mất. Tuy nhiên, chị em cần dùng lá huyết dụng chữa rong kinh đúng cách, đúng liều lượng để thu được kết quả tốt nhất.

Rong kinh và phương pháp chữa trị bằng lá cây huyết dụ

Rong kinh là tình trạng số ngày “đèn đỏ” vượt quá 1 tuần và lượng máu kinh chảy ra nằm ở mức cao, trên 80ml. Hiện tượng này được bắt gặp ở nữ giới thuộc nhiều lứa tuổi, bao gồm cả các bé gái trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lẫn phụ nữ tuổi trung niên đang ở gia đoạn tiền mãn kinh.

Dùng Lá Cây Huyết Dụ Chữa Rong Kinh
Lá cây huyết dụ được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị rong kinh

Khi bị rong kinh, lượng máu mất nhiều khiến cho cơ thể mệt mỏi. Kèm theo đó là cảm giác ẩm ướt ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín và tình trạng phải thay băng thường xuyên khiến chị em chán nản, không thể tập trung làm việc. Nghiêm trọng hơn, nữ giới bị rong kinh cả tháng phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu rất cao và nhiều biến chứng khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng…

Hiện tượng rong kinh ở nữ giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố kích thích niêm mạc tử cung dày lên và bong tróc nhiều khiến cho thời gian hành kinh kéo dài. Một số trường hợp bị rong kinh sau khi đặt vòng hoặc dùng thuốc tránh thai, rong kinh sau sinh, rong kinh tiền mãn kinh. Các đối tượng bị rong kinh kéo dài thường liên quan đến các bệnh lý như polyp tử cung, ung thư cổ tử cung/tử cung/buồng trứng, u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung.

Nữ giới bị rong kinh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị hoặc chỉ định phẫu thuật để khắc phục một số nguyên nhân bệnh lý. Bên cạnh đó, nhiều chị em còn tìm đến các bài thuốc Nam đang được lưu truyền trong dân gian và áp dụng tại nhà với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh mang trên “rong kinh”.

Sử dụng cây huyết dụ chữa rong kinh là bài thuốc đang được nhiều chị em tin tưởng và truyền tai nhau áp dụng. Đây là cây thuốc Nam khá dễ kiếm, được sử dụng ở dạng tươi hoặc phơi khô. Dân gian thường dùng lá huyết dụ chữa rong kinh độc vị hoặc kết hợp cùng nhiều loại thảo dược khác có tác dụng tương tự để nhanh thấy được hiệu quả rõ ràng hơn.

Xem thêm khái niệm: Bị Rong Kinh Khi Uống Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Và Cách Xử Lý

Tại sao lại dùng cây huyết dụ chữa rong kinh?

Cây huyết dụ (tên khoa học Cordyline fruticosa) thuộc họ Măng tây. Thảo dược này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền, chẳng hạn như Phát dụ hay Long huyết… Cây thường mọc theo khóm, lá thuôn dài và có màu sắc bắt mắt nên thường được trồng làm cảnh trước sân nhà, trong công viên,…

Ở nước ta, cây huyết dụ sinh trưởng và phát triển tốt ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam nên tương đối dễ kiếm. Tùy theo màu sắc của lá mà thảo dược này được chia thành 3 nhóm gồm: Huyết dụ lá đỏ 2 mặt, huyết dụ lá xanh và huyết dụ lá mặt đỏ – mặt xanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm được lưu truyền, dùng cây huyết dụ loại lá đỏ ở cả mặt trên và mặt dưới chữa rong kinh sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

lá huyết dụ chữa rong kinh
Lá huyết dụ có tác dụng cầm máu, đánh tan huyết ứ, cục máu ở người bị rong kinh

Trong y học cổ truyền, cây huyết dụ được xem là cứu cánh cho những người mắc bệnh về máu. Thảo dược này có tính mát, không chứa độc tố. Khi vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ máu, chống ứ trệ khí huyết và cầm máu cho các đối tượng bị ra máu kinh quá nhiều. Với những tác dụng tuyệt vời này, cây huyết dụ được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa rong kinh bằng Đông y hoặc thuốc chữa bệnh trĩ đi cầu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, kiết lỵ…

Theo nghiên cứu hiện đại, cây huyết dụ chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, phenol, isoflavonoid , acid amin, flavonoid hay anthocyanin,… Chúng có tác dụng giảm viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở tử cung, buồng trứng, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa, cầm máu, đánh tan cục máu đông, giảm chảy máu. Hơn nữa, các hoạt chất flavonoid và isoflavonoid còn giúp tăng cường sản sinh estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Điều này đặc biệt có lợi đối với các trường hợp bị rong kinh do rối loạn nội tiết.

Bộ phận được sử dụng để chữa rong kinh chính là lá cây huyết dụ. Những lá đã trưởng thành, không bị sâu bệnh và còn tươi tốt sẽ được thu hái về làm thuốc trực tiếp ở dạng tươi hoặc phơi khô để tích trữ dùng dần theo hình thức sắc uống.

Xem chi tiết: 8 Bài Thuốc Nam Trị Rong Kinh Được Áp Dụng Phổ Biến Trong Dân Gian

Cách dùng lá huyết dụ chữa rong kinh

Để khắc phục tình trạng rong kinh, dân gian chủ yếu dùng lá huyết dụ tươi sắc nước uống vì các này vừa đơn giản, không quá cầu kỳ và mất nhiều thời gian trong khâu bào chế thuốc. Y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc chữa rong kinh kết hợp từ lá huyết dụ với nhiều nguyên liệu khác, giúp tác động trực tiếp đến căn nguyên và triệu chứng bệnh.

1. Thuốc chữa rong kinh độc vị từ lá huyết dụ

Chị em có thể tận dụng đặc tính cầm máu của lá huyết dụ để đẩy lùi các triệu chứng của rong kinh một cách tự nhiên, giúp nhanh hết kinh. Với cách này, lá cây được đem sắc uống thay trà hàng ngày.

Nếu trong nhà có trồng cây huyết dụ thì dùng trực tiếp lá tươi cho tiện. Chị em cũng có thể tìm mua lá đã được phơi khô và có bán sẵn tại các cơ sở thuốc Nam, thuốc Đông y.

+ Sắc thuốc từ lá tươi:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá huyết dụ tươi, tốt nhất là loại lá đỏ hoàn toàn (khoảng 20g)
  • Lần lượt rửa từng lá dưới vòi nước để bụi bẩn và tạp chất bị cuốn trôi hoàn toàn. Sau đó ngâm vào nước muối loãng để khử khuẩn.
  • Tiếp theo, bạn vớt thảo dược ra rổ cho ráo nước rồi cắt khúc ngắn
  • Bỏ lá vào trong ấm. Đổ thêm 3 bát nước đun sôi cho cạn còn 1 bát nước thuốc cô đặc.
  • Khi dùng, gạn thuốc ra và chia đều làm 2 lần. Sử dụng hết trong ngày khi thuốc còn ấm.

+ Thuốc uống chữa rong kinh từ lá huyết dụ khô:

  • Dùng lá huyết dụ khô với liều lượng khoảng 6 – 8g
  • Rửa sơ qua nước cho sạch tạp chất
  • Đem lá sắc kỹ lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

2. Kết hợp rễ cỏ gừng + đài hoa mướp + rễ cỏ tranh + lá huyết dụ chữa rong kinh

Việc kết hợp các loại dược liệu khác với cây huyết dụ chữa rong kinh mặc dù hơi cầu kỳ và mất thời gian trong khâu chuẩn bị thuốc nhưng hiệu quả nhận được khả quan hơn. Các thành phần rễ cỏ gừng, rễ cỏ tranh hay đài hoa mướp đều đem đến những tác dụng tích cực, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị rong kinh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá huyết dụ còn tươi: 20gr
  • Đài hoa mướp và rễ cỏ tranh: Mỗi thứ 10gr
  • Rễ cỏ gừng: 8gr.
cách dùng cây huyết dụ chữa rong kinh hiệu quả
Cây huyết dụ được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác làm thuốc sắc uống, giúp chữa rong kinh hiệu quả hơn

Cách dùng thuốc:

  • Trước tiên, bạn đem lá huyết dụ cùng các dược liệu rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bỏ tất cả vào ấm rồi sắc chung với 300ml
  • Đun sôi âm thuốc và hạ nhỏ lửa. Tiếp tục để ấm thuốc trên bếp cho đến khi lượng nước ban đầu cô đặc còn khoảng 100ml.
  • Thuốc sắc thu được trong mỗi thang chi làm 2 phần uống mỗi ngày để điều trị rong kinh.

Có thể bạn quan tâm: TOP Các Cách Chữa Rong Kinh Bằng Gừng Tại Nhà Hiệu Quả

3. Công thức chữa rong kinh từ lá huyết dụ + nghệ + rễ cỏ tranh + xơ mướp

Nghệ, rễ cỏ tranh và xơ mướp cũng được sử dụng kết hợp cùng lá huyết dụ chữa rong kinh. Đây đều là những vị thuốc nam có tác dụng tốt trong việc cầm máu, giảm đau bụng kinh, nâng cao hiệu quả trị rong kinh của lá huyết dụ.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá huyết dụ: 20gr
  • Xơ mướp: 20gr
  • Nghệ vàng: 20 gr
  • Rễ cỏ tranh (mao căn): 20gr

Cách dùng thuốc: 

  • Rửa các vị thuốc đã chuẩn bị và gộp chung thành một thang.
  • Cho dược liệu vào ấm, đổ 700ml và sắc kỹ cho cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Gạn thuốc sắc chia 2 – 3 lần uống.

4. Bài thuốc trị rong huyết từ hoa cau đực + cành tía tô + tóc rối

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy bài thuốc có cả tóc. Thực tế, tóc rối được Đông y sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh với tác dụng cầm máu, tán ứ, an thần. Tuy nhiên, nguyên liệu này cần được đốt thành than trước khi sử dụng thì mới phát huy được hiệu quả dược lý.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá huyết dụ
  • Hoa cau đực
  • Cành tía tô (tử tô)
  • Tóc rối đã đốt thành than.

*Liều lượng các vị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Cách dùng thuốc:

  • Trừ than tóc, các thảo dược khác cần đem rửa sạch, thái nhỏ
  • Sắc thuốc với 500ml nước lấy 200ml
  • Để bệnh rong huyết nhanh khỏi, hãy sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần dùng.

Đọc thêm: TOP 5 Bài Thuốc Chữa Rong Kinh Bằng Đông Y Hiệu Quả, An Toàn

Dùng cây huyết dụ chữa rong kinh có hiệu quả không?

Trước khi dùng lá huyết dụ chữa rong kinh, hẳn không ít người sẽ cân nhắc, băn khoăn về hiệu quả thực sự của thảo dược. Như đã thông tin ở trên, cây huyết dụ có tác dụng dược lý tốt đối với các trường hợp mắc bệnh liên quan đến chảy máu.

Khi sử dụng, các hoạt chất trong lá huyết dụ sẽ phát huy tác dụng cầm máu, đánh tan khối huyết ứ, qua đó giảm số lượng máu mất và xoa dịu cơn đau bụng kinh. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng bổ máu, làm mát máu, tăng cường sản xuất estrogen nên rất thích hợp sử dụng cho phụ nữ mắc chứng rong kinh, băng huyết.

cây huyết dụ chữa rong kinh có hiệu quả không?
Các hoạt chất trong cây huyết dụ phát huy chậm và phụ thuộc cơ địa nên không phải trường hợp nào sử dụng lá chữa rong kinh cũng thu được hiệu quả tốt

Tuy nhiên, khi áp dụng cách chữa rong huyết bằng cây huyết dụ, chị em cần xác định kiên trì bởi các thành phần hoạt tính tự nhiên trong cây khá nhẹ, cho tác dụng từ từ nên đòi hỏi thời gian điều trị dài. Kết quả nhận được nhanh hay chậm và tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ rong kinh và cả nguyên nhân gây bệnh ở từng cá nhân.

Đối với các trường hợp bị rong kinh do có vấn đề về phụ khoa, cây huyết dụ thường chỉ giúp hỗ trợ cầm máu, giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không giúp giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh lý. Nhiều trường hợp với kết hợp dùng thuốc bác sĩ kê đơn hoặc phẫu thuật mới chữa khỏi rong kinh.

Như vậy, không phải đối tượng nào cũng thích hợp và đạt được hiệu quả như ý khi dùng lá cây huyết dụ chữa rong kinh. Chị em nên thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ và các thầy thuốc Y học cổ truyền trước khi áp dụng.

Uống nhiều lá huyết dụ chữa rong kinh có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Nhiều người cho rằng, lá huyết dụ có tác dụng tốt nên uống càng nhiều thì càng nhanh khỏi rong kinh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Mặc dù có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa độc tố nhưng cây huyết dụng cũng cần được sử dụng đúng mục đích và trong phạm vi liều lượng cho phép. Việc lạm dụng quá mức chẳng những không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Theo khuyến cáo của các thầy thuốc Đông y, khi dùng cây huyết dụ chữa rong kinh hay sử dụng với bất kỳ mục đích nào khác, người bệnh chỉ nên dùng lá tươi với liều lượng khoảng 20g – 30g và lá khô là 8g – 6g. Bên cạnh đó, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá huyết dụ khắc phục bệnh tại nhà.
  • Tránh dùng lá huyết dụ chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh khi nhau thai chưa ra hết hoặc người bệnh dị ứng với một trong các thành phần hóa học của thảo dược.
  • Lá huyết dụ có thể tương tác với thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng hay bất kỳ thảo dược nào khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc khi bạn có ý định kết hợp chúng với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Duy trì lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và điều trị triệt để nguyên nhân gây rong kinh để bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Rong kinh, rong huyết sau khi phá thai là hiện tượng khó tránh khỏi do nội tiết tố bị xáo trộn, mất cân bằng. Tình trạng này thường có thể thuyên giảm sau thời gian...

Xem chi tiết

Nữ giới thường được khuyến khích khám phụ khoa khi đã sạch kinh. Vậy nên không ít chị em băn khoăn Đang bị rong kinh có đi khám được không? Với sự tham vấn của...

Xem chi tiết

Bị rong kinh có quan hệ được không là mối bận tâm của rất nhiều chị em. Bởi việc kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng quá lâu sẽ gây ra tâm lý khó chịu và...

Xem chi tiết

Điều trị rong kinh thường kéo dài do nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại. Vậy nên không ít người băn khoăn “Bị rong kinh nên khám ở đâu?” để...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị rong kinh sau khi quan hệ mà không biết rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục cho phù hợp. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm...

Xem chi tiết

Sắt được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược… Vậy phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không? Bổ sung sao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa