Trường hợp rong kinh nhẹ, chị em có thể cải thiện bằng một số loại thức uống có tác dụng điều kinh, chống viêm, giảm đau… Nếu đang lăn tăn Bị rong kinh uống gì hết?, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong nội dung sau.
Bị rong kinh uống gì hết? 7 Thức uống chị em nên thử ngay
Rong kinh là một trong những dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở phụ nữ. Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu ra nhiều, chảy ồ ạt được xác định là rong kinh. Tình trạng này có thể đi kèm với các vấn đề khác như kinh nguyệt không đều và thống kinh (đau bụng kinh).
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, chị em có thể dùng một số loại thức uống để giảm nhẹ triệu chứng. Các loại thức uống này sẽ giúp cầm máu, hạn chế hiện tượng chảy máu ồ ạt gây hạ huyết áp, mệt mỏi. Mặt khác, một số thức uống còn bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng, điều hòa nội tiết.
Tìm hiểu định nghĩa: Hiện Tượng Rong Kinh Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý
Nếu đang băn khoăn Bị rong kinh uống gì hết?, chị em có thể tham khảo một vài loại thức uống sau:
1. Trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong là thức uống quen thuộc, được yêu thích bởi vị ngọt vừa phải và mùi thơm đặc trưng. Thức uống này rất tốt cho nữ giới bị rong kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều… Gừng (sinh khương) có tính ấm, vị cay nồng giúp làm ấm tử cung, cải thiện tình trạng tử cung lạnh và chảy máu ồ ạt, không cầm được.
Ngoài ra, trà gừng mật ong còn giúp điều hòa huyết áp và cung cấp năng lượng. Hạn chế tình trạng hạ huyết áp, mệt mỏi, suy nhược… do rong kinh kéo dài. Trong thời gian hành kinh, nên uống trà gừng mật ong vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ để giảm các triệu chứng khó chịu.
Cách pha trà gừng mật ong giúp cải thiện tình trạng rong kinh:
- Dùng ½ củ gừng tươi và 4 – 5 thìa cà phê mật ong
- Rửa sạch gừng, giã nhỏ hoặc xắt lát cho vào tách
- Hãm gừng với 200ml nước trong khoảng 7 – 10 phút
- Cho mật ong vào và khuấy đều, uống khi trà còn ấm
2. Trà ngải cứu
Tương tự như gừng, ngải cứu được biết đến vị thuốc tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Thảo dược này có vị cay đắng, mùi thơm, tính ôn, tác dụng cầm máu và điều hòa kinh nguyệt. Người bị rong kinh có thể uống trà ngải cứu để rút ngắn chu kỳ hành kinh và điều hòa lại chức năng của hệ nội tiết (vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng).
Trà ngải cứu còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thưởng thức loại trà này thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe và khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ hữu hiệu. Trong dân gian còn lưu truyền khá nhiều cách chữa rong kinh bằng ngải cứu hiệu nghiệm, dễ thực hiện.
Hướng dẫn thực hiện trà ngải cứu:
- Chuẩn bị khoảng 20g ngải cứu khô (sử dụng cả thân và lá)
- Đem rửa sạch và để ráo nước
- Đun sôi 700 – 800ml nước và cho ngải cứu vào đun thêm 2 – 5 phút thì tắt bếp
- Chia trà ngải cứu thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
Ngoài bài thuốc độc vị, ngải cứu còn được kết hợp với những dược liệu như cỏ hôi, ích mẫu, hy thiêm, hương phụ… để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp ở nữ giới như tắc kinh, bế kinh, rong kinh. Các món ăn từ ngải cứu còn giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho sức khỏe sinh lý và sinh sản của nữ giới.
Bạn có biết: TOP 3 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Chữa Rong Kinh Cực Hay Được Nhiều Chị Em Áp Dụng
3. Cao ích mẫu
Ích mẫu là vị thuốc điều kinh được sử dụng trong bài thuốc trị rong kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều. Thảo dược này còn được biết đến với những tên gọi khác như chói đèn, sung úy, vị cay đắng, tính hơi hàn, tác dụng tiêu thủy, điều kinh, khứ ứ và sinh tân.
Để điều trị rong kinh, có thể dùng trà ích mẫu hoặc nấu cao ích mẫu. Sử dụng đều đặn có tác dụng rút ngắn thời gian hành kinh, cải thiện tình trạng máu kinh chảy ồ ạt, vón cục, đau bụng dữ dội…
Không chỉ được thừa nhận hiệu quả trong y học cổ truyền, hiệu quả điều kinh của cây ích mẫu đã được khoa học chứng minh. Các alcanoid, tanin và saponin trong thảo dược này có khả năng giảm phù nề, chống viêm và điều hòa khả năng co bóp của tử cung.
Nếu đang băn khoăn uống gì để hết rong kinh, chị em có thể dùng cao ích mẫu nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Hiệu quả của mẹo chữa này có thể thấy rõ sau khoảng 1 tháng sử dụng đều đặn.
Cách thực hiện cao ích mẫu chữa rong kinh:
- Chuẩn bị ích mẫu, hương phụ và ngải cứu theo tỷ lệ 2:1:1
- Đem ích mẫu cắt thành từng đoạn ngắn và phơi trong râm đến khi khô hoàn toàn (khoảng 10 – 15 ngày)
- Hương phụ và ngải cứu cũng đem phơi khô, cắt nhỏ để dễ sử dụng
- Cho ba vị thuốc trên vào nồi và sắc đặc lấy nước
- Sau đó có thể cho đường phèn hoặc mật ong vào, giảm nhỏ lửa cho đến khi cao sánh đặc lại là được
Cao ích mẫu giúp điều kinh, ổn định số ngày hành kinh và giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu khi tới tháng như đau bụng, đau lưng, chóng mặt, mệt mỏi… Đặc biệt, thảo dược này có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ khi dùng nên rất phù hợp với phụ nữ sau sinh.
4. Nước ấm
Khi bị rong kinh, cơ thể dễ mất nước và rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vì vậy, chị em nên uống nước ấm để cân bằng điện giải, bù nước cho cơ thể. Thói quen uống đủ nước sẽ giúp cho quá trình đào thải máu kinh diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng máu kinh vón, đông cục gây co thắt tử cung dẫn đến đau bụng dữ dội.
Tìm hiểu thêm: Phụ Nữ Bị Rong Kinh Uống Nước Dừa Được Không? Tư Vấn Giải Đáp
5. Nước nhọ nồi
Nhọ nồi là loài cỏ mọc dài nhiều ở nước ta. Từ lâu, dân gian đã tận dụng thảo dược này để cải thiện sức khỏe. Nhờ có khả năng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, cây nhọ nồi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều kinh, đặc biệt là trị chứng rong kinh.
Cây nhọ nồi chứa hàm lượng tinh dầu cao, trong đó có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như isoflavonoids, glycosides, diphenyl acetylene ester, thiophene… Những thành phần này đã được chứng minh có khả năng ổn định huyết áp, giảm đau, chống viêm và cầm máu rất tốt cho người bị rong kinh, rong huyết.
Nước nhọ nồi là một trong những loại thức uống tốt cho nữ giới bị rong kinh. Dùng thức uống này đều đặn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, lưu ý nên dùng ít nhất 1 – 2 tháng nhằm ngăn ngừa tái phát.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng một nắm cỏ nhọ nồi tươi, đem nhặt bỏ lá sâu, lá vàng và ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng
- Vớt ra để ráo
- Giã nát và hòa với nước sôi để nguội, rây lấy nước uống
- Uống đều đặn trong ít nhất 15 ngày
6. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến với tác dụng an thần, chống oxy hóa. Chứng rong kinh thường đi kèm với tình trạng thống kinh (đau bụng kinh). Vì vậy, nếu đang băn khoăn bị rong kinh nên uống gì, chị em có thể dùng thử trà hoa cúc.
Hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm và giảm đau. Ngoài ra, nhờ có tác dụng thư giãn cơ, sử dụng trà hoa cúc sẽ giúp chống co thắt tử cung, thư giãn cơ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Dùng trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp nâng cao thể trạng, giảm tình trạng mệt mỏi liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Về lâu dài, thảo dược này còn có tác dụng điều hòa chức năng co thắt của tử cung. Qua đó hạn chế hiện tượng chảy máu ồ ạt gây chóng mặt, hạ huyết áp thường gặp ở người bị rong kinh. Hoa cúc là thảo dược lành tính, an toàn nên có thể áp dụng trong trường hợp rong kinh sau sinh.
Cách pha trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng rong kinh, rong huyết:
- Dùng khoảng 5g hoa cúc khô và thêm một ít đường phèn/ mật ong
- Cho hoa cúc vào tách, tráng sơ với một ít nước sôi
- Sau đó, hãm hoa cúc với 300ml nước sôi trong 10 phút
- Thêm đường/ mật ong vào, khuấy đều và uống khi trà còn ấm
Đọc thêm: Bị Rong Kinh Có Nên Uống Sắt Không? Một Số Lưu Ý Cho Chị Em
7. Nước ép trái cây
Nước ép từ trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin và hoạt chất thực vật có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Rong kinh kéo dài dễ gây mất nước, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu do hạ huyết áp. Để nâng đỡ thể trạng, chị em nên uống đủ nước và bổ sung thêm nước ép trái cây như nước ép cam, thơm, nước ép dưa hấu, nước ép táo…
Các loại nước ép có vị ngọt chua tự nhiên nên còn kích thích vị giác, cải thiện tình trạng chán ăn khi bị rối loạn kinh nguyệt. Đối với những trường hợp rong kinh cơ năng, chế độ dinh dưỡng cân bằng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormon và ổn định chu kỳ. Vì vậy, ngoài các loại thức uống có tác dụng chữa rong kinh, chị em nên bổ sung thêm nước ép nhằm tăng cường sức đề kháng.
Đa phần các trường hợp rong kinh đều do mất cân bằng nội tiết. Do đó, các biện pháp cải thiện bằng thảo dược và điều chỉnh lối sống thường được ưu tiên. Hy vọng qua bài viết, chị em đã hiểu rõ thắc mắc uống gì để hết rong kinh, qua đó cải thiện chức năng sinh lý và kiểm soát tình trạng này hiệu quả.
Tham khảo thêm
- ĐỌC NGAY 5 Bài Thuốc Chữa Rong Kinh Bằng Đông Y Hiệu Quả, Lành Tính
- Bị Rong Kinh Uống Thuốc Gì? – TOP 8 Sản Phẩm Hiệu Quả Nhất Hiện Nay