Nội dung chính

Nội mạc tử cung dày gây rong kinh thường gặp ở nữ giới bị đa nang buồng trứng, rối loạn nội tiết tố… Lượng nội mạc quá nhiều sẽ khiến cho thời gian hành kinh kéo dài gây mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu… Nữ giới gặp phải tình trạng này cần thăm khám, điều trị sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nội mạc tử cung dày là gì?

Nội mạc tử cung là thuật ngữ đề cập đến lớp lót (niêm mạc) bên trong lòng tử cung. Khác với niêm mạc của những cơ quan khác, nội mạc tử cung có thể tăng – giảm kích thước vào từng thời điểm trong chu kỳ. Nội mạc sẽ dày lên sau khi hành kinh để tạo điều kiện cho quá trình thụ thai và làm tổ. Trong trường hợp không có hiện tượng thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ dần bong tróc và đào thải qua âm đạo ở dạng máu kinh.

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Dày niêm mạc tử cung là tình trạng lớp lót bên trong tử cung có hiện tượng tăng sản, kích thước vượt quá 20mm

Đặc điểm của nội mạc tử cung là xốp và dày. Nửa đầu chu kỳ, lớp niêm mạc thường khá mỏng và sẽ đạt đến độ dày lý tưởng vào giữa cho đến cuối thai kỳ. Nhìn chung, độ dày trung bình sẽ dao động từ 12 – 15mm.

Nội mạc tử cung dày được xác định khi vượt quá 20mm. Hiện tượng này còn được gọi là tăng sản hoặc quá sản niêm mạc tử cung. Nội mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cản trở quá trình thụ thai. Chính vì vậy, tình trạng này cần được điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ vô sinh – hiếm muộn và nhiều vấn đề khác.

Tìm hiểu thêm: Lạc Nội Mạc Tử Cung là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Vì sao nội mạc tử cung dày gây rong kinh?

Niêm mạc tử cung dày là nguyên nhân gây rong kinh mà nhiều người bỏ qua. Như đã biết, máu kinh chính là lớp niêm mạc ở mặt trong tử cung. Niêm mạc càng dày thì máu kinh ra càng nhiều và đôi khi kéo dài quá 7 ngày.

Rong kinh là hiện tượng hành kinh dài ngày thay vì 3 – 5 ngày như bình thường. Lượng máu kinh thường vượt quá 80ml. Ở những người bị quá sản niêm mạc tử cung, hiện tượng rong kinh là khó tránh khỏi.

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Dày nội mạc tử cung là nguyên nhân khiến thời gian hành kinh kéo dài hơn so với bình thường

Nữ giới có sức khỏe ổn định sẽ hiếm khi gặp phải tình trạng này. Hiện tượng quá sản nội mạc thường do xáo trộn giữa hormone estrogen và progesterone. Nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe sau:

Nhìn chung, rong kinh là dấu hiệu thường thấy ở nữ giới bị tăng sản niêm mạc tử cung. Nếu được điều trị đúng cách, độ dày của nội mạc tử cung sẽ được điều chỉnh. Qua đó giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, khắc phục tình trạng rong kinh, rong huyết.

Cách điều trị rong kinh do nội mạc tử cung dày

Điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp quá sản niêm mạc tử cung, cần phải ổn định nồng độ estrogen và progesterone để cải thiện hiện tượng tăng sản.

Khi độ dày của lớp lót ở mặt trong của tử cung giảm đi, thời gian hành kinh và lượng máu kinh sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, nội tiết tố ổn định cũng sẽ giúp kinh nguyệt đều hơn, giảm các triệu chứng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ” như đau thắt lưng, đau bụng dưới, buồn nôn, chóng mặt…

Các phương pháp điều trị được cân nhắc trong trường hợp rong kinh do tăng sản nội mạc tử cung:

1. Điều chỉnh cân nặng

Thừa cân – béo phì là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết và tăng sản nội mạc tử cung. Vì vậy, nữ giới gặp phải tình trạng này nên điều chỉnh cân nặng để cân bằng nồng độ hormone estrogen và progesterone.

Để giảm cân, nữ giới nên tăng cường vận động thể chất. Những bộ môn như aerobic, chạy bộ, đánh cầu lông, yoga… rất tốt trong việc đốt cháy mỡ thừa và tăng khả năng dẻo dai của cơ thể. Ngoài chế độ tập luyện, dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong việc loại bỏ mỡ thừa.

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Nữ giới thừa cân – béo phì nên điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giảm cân và điều hòa nội tiết tố

Có khá nhiều chế độ ăn kiêng được ưa chuộng hiện nay như eat-clean, ăn thô, Keto… Giảm cân là quá trình dài nên cần có sự tìm hiểu kỹ càng để chọn được chế độ ăn phù hợp.

Yếu tố cốt lõi giúp giảm cân là thâm hụt calo, vì vậy nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein… nhưng ít calo. Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, cần uống đủ nước, ăn đủ bữa và trường hợp cần thiết có thể chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ dàng tiêu hóa.

2. Điều trị các bệnh phụ khoa

Dày niêm mạc tử cung thường liên quan đến những bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… Nếu liên quan đến những bệnh lý này, điều trị nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Nếu nghi ngờ bị rong kinh do tăng sản niêm mạc tử cung, nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn

Khi các vấn đề phụ khoa được kiểm soát, độ dày của nội mạc tử cung sẽ được điều chỉnh theo thời gian. Qua đó cải thiện tình trạng hành kinh dai dẳng, máu kinh ồ ạt dẫn đến hạ huyết áp, ngất xỉu.

Trong thời gian điều trị các bệnh phụ khoa, cần phải kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng, vệ sinh vùng kín đúng cách và thay mới quần lót nếu cần thiết. Việc vệ sinh “cô bé” cần được quan tâm trong thời gian bị rong kinh để tránh nguy cơ nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

Có thể bạn quan tâm: Bị Rong Kinh Có Quan Hệ Được Không? Có mang thai được không?

3. Sử dụng thuốc trị rong kinh

Ngoài điều trị nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trị rong kinh để kiểm soát triệu chứng. Thuốc được sử dụng với mục đích cầm máu, điều hòa nội tiết tố và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Một vấn đề khác đó là dày nội mạc tử cung khiến tử cung phải co bóp mạnh dẫn đến tình trạng thống kinh (đau bụng kinh). Vì vậy, thuốc còn được sử dụng nhằm giảm đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu trong thời gian hành kinh.

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Thuốc được chỉ định nhằm cầm máu, cân bằng nội tiết tố và giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian hành kinh

Các loại thuốc trị rong kinh thông dụng:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc chống co thắt hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng để giảm đau bụng dưới trong những ngày “đèn đỏ”. Ngoài tác dụng giảm đau, NSAID còn có khả năng chống viêm thông qua cơ chế giảm tổng hợp prostaglandin, qua đó giảm tình trạng co bóp tử cung quá mức.
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Đa phần các trường hợp bị rong kinh đều được chỉ định dùng thuốc tránh thai hàng ngày (chứa cả estrogen và progestin). Thuốc có tác dụng điều hòa hormone, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, hỗ trợ giảm chứng rong kinh và cường kinh.
  • Viên uống bổ sung: Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, suy nhược… Do đó, ngoài thuốc trị rong kinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số viên uống bổ sung như vitamin C, sắt, vitamin E, kẽm. Các viên uống này có tác dụng bổ máu, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng suy nhược cơ thể do rong kinh dai dẳng.

Tham khảo ngay: Top Cách Trị Rong Kinh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Phòng ngừa rong kinh do dày nội mạc tử cung

Rong kinh là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đối với trường hợp dày nội mạc tử cung, tình trạng có nguy cơ tái phát sau một thời gian – nhất là với những nữ giới bị đa nang buồng trứng. Chính vì vậy, sau khi điều trị, chị em nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

Nội Mạc Tử Cung Dày Gây Rong Kinh
Nữ giới nên duy trì thói quen tập thể dục nhằm ổn định nội tiết và ngăn ngừa hiện tượng rong kinh tái phát
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt là khi có các vấn đề như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nữ giới có tiền sử bị rong kinh cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề bất thường.
  • Hạn chế thức ăn chứa dầu mỡ, đường, thực phẩm chứa quá nhiều đạm. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thịt trắng và uống đủ 2 lít nước/ ngày nhằm duy trì cân nặng ổn định.
  • Nên dành ít nhất 3 buổi/ tuần cho các hoạt động thể chất. Duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp duy trì cân nặng ổn định và tránh những xáo trộn về nội tiết tố.
  • Thay đổi các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia… Ngoài ra, nữ giới thường xuyên bị rối loạn nội tiết tố cũng nên hạn chế dung nạp quá nhiều trà đặc, cà phê và thức uống chứa caffeine.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, thay quần lót định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Giặt đồ lót bằng tay và phơi dưới ánh nắng để tránh tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn tích tụ và phát triển.
  • Quan hệ tình dục an toàn, nói không với lối sống phóng túng. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi gần gũi với đối tác và nên kiểm tra sức khỏe tình dục 1 – 2 lần/ năm.
  • Nữ giới nên bổ sung sắt ít nhất 3 tháng/ năm để tăng quá trình tạo máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, có thể cung cấp sắt, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nội mạc tử cung dày là nguyên nhân gây rong kinh phổ biến nhưng ít được chú ý. Nếu tình trạng rong kinh diễn ra liên tục trong 2 chu kỳ, nữ giới nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị tích cực kết hợp với chăm sóc đúng cách sẽ giúp điều hòa nội tiết và ổn định chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Tham khảo thêm: Rong Kinh Ra Máu Đen – Nguyên Nhân & Cách Xử Lý

Triệu chứng liên quan