Nội dung chính

Rong kinh ra cục máu đông là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Chu kỳ kinh nguyệt được xem là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản. Những thay đổi trong kỳ kinh, đặc biệt là hiện tượng rong kinh ra cục máu đông rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe của chị em. 

Rong kinh ra cục máu có phải bất thường không?

Một chu kỳ kinh thường kéo dài 28 ngày và có thể thay đổi từ 21 – 35 ngày, nếu kỳ kinh dài trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa, nếu ngắn hơn 21 ngày thì là kinh dày. Thông thường, ở mỗi kỳ kinh, thời gian ra máu sẽ kéo dài từ 3 – 4 ngày, khi thời gian hành kinh dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Rong kinh ra cục máu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất thường
Rong kinh ra cục máu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất thường

Để nhận biết rong kinh rất đơn giản, chỉ cần lưu ý đến tần suất thay băng vệ sinh. Nếu máu kinh nhiều, phải thay băng thường xuyên, tình trạng chảy máu kinh kéo dài hơn 1 tuần thì chứng tỏ bạn đang bị rong kinh. Rong kinh có thể xảy ra ở tuổi dậy thì (rong kinh tuổi dậy thì), rong kinh sau sinh, rong kinh tiền mãn kinh

Theo chia sẻ của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến, Chuyên khoa Phụ Sản, Phòng khám Favina, khi hành kinh, máu kinh thường có màu đỏ hoặc đỏ thẫm, trong những ngày đầu có thể xuất hiện cục máu đông. Ra máu đông ở những ngày hành kinh đầu, không kèm theo triệu chứng bất thường, ít đau hoặc không đau thì được xem là hiện tượng bất thường.

Tuy nhiên, nếu các cục máu đông lớn, ra nhiều thì chính là dấu hiệu của rong kinh. Rong kinh ra máu cục là dấu hiệu bất thường, cảnh báo bất thường ở cơ quan sinh sản. Có thể liên quan đến sự mất cân bằng hormone, là dấu hiệu của nhiễm trùng, sảy thai hoặc một bệnh lý phụ khoa nào đó.

Đặc biệt, rong kinh ra máu vón cục có thể kèm theo một số triệu chứng khác như rong kinh ra máu đen; máu kinh có màu chua hoặc mùi hôi khó chịu; máu kinh có lẫn các chất nhầy dai, dễ kéo thành sợi, bết dính… Đôi khi có kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, tê lạnh tay chân, buồn nôn, chóng mặt, mồ hôi ra nhiều…

Xem thêm: Rong kinh ra máu đen nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Nguyên nhân gây rong kinh ra cục máu

Rong kinh ra nhiều cục máu đông không phải là hiện tượng sinh lý bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở tình trạng sức khỏe của chị em. Đặc biệt, nếu hiện tượng này xảy ra với tần suất liên tục, số ngày hành kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều là dấu hiệu nguy hiểm, cần được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân.

Tình trạng rong kinh ra nhiều cục máu đông ở chị em có thể xảy ra do:

1. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố hay mất cân bằng hormone là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Sự cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone giúp cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên đúng cách. Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa hai hormone này, cơ thể sẽ xuất hiện các vấn đề bất thường, điển hình là tình trạng rong kinh ra nhiều cục máu đông.

Mất cân bằng nội tiết tố có thể do mới bắt đầu tuổi dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc tăng cân quá nhiều… Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố gây rong kinh ra nhiều máu vón cục cũng có thể do thức khuya, căng thẳng quá mức, áp lực trong công việc, cuộc sống, trầm cảm, rối loạn lo âu gây ra.

2. Rong kinh ra cục máu do bệnh phụ khoa

Nếu tình trạng rong kinh ra máu vón cục, có nhiều cục máu đông kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, chóng mặt, mồ hôi ra nhiều, tê lạnh chân tay, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Một số bệnh phụ khoa có thể gây ra hiện tượng ra máu đông, rong kinh có thể kể đến như:

Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung

Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung có thể gây ra tắc nghẽn trong tử cung, khiến tử cung không thể co bóp bình thường. Điều này khiến máu kinh không thể được đẩy ra ngoài nhanh chóng, khiến máu bị đọng lại, tạo thành cục máu đông, có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều, xuất hiện nhiều cục máu đông, gọi là rong kinh ra máu vón cục.

Polyp tử cung có thể là nguyên nhân gây rong kinh ra cục máu
Polyp tử cung có thể là nguyên nhân gây rong kinh ra cục máu

Các triệu chứng thường gặp như:

  • Đau lưng dưới dai dẳng
  • Kinh nguyệt không đều
  • Máu kinh ra nhiều, kéo dài, vón cục
  • Cảm thấy đầy hơi, khó thở
  • Đau khi quan hệ tình dục…

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các mô tương tự như lớp niêm mạc trong tử cung phát triển ngay tại tử cung hoặc bên ngoài tử cung. Các khối u lạc nội mạc tử cung gây ra rất nhiều vấn đề cho cơ thể, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh.

Triệu chứng thường gặp:

  • Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh
  • Có máu vón cục hoặc nhiều cục máu đông
  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Đau và chuột rút ở xương chậu, đau lưng dưới
  • Khó chịu khi quan hệ tình dục…

Bệnh lý khác

Tình trạng số ngày hành kinh kéo dài, máu kinh có nhiều cục máu đông cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác như:

  • Viêm nội mạc tử cung
  • Bệnh adenomyosis

3. Rong kinh ra cục máu do nguyên nhân khác

Hiện tượng ra cục máu đông trong kỳ kinh kèm theo rong kinh có thể không phải do bệnh lý mà có liên quan đến lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, tâm lý không ổn định, căng thẳng kéo dài, kèm theo một số vấn đề như:

  • Chứng rối loạn đông máu: Rối loạn chảy máu làm ảnh hưởng đến các protein đông máu, ảnh hưởng đến lượng kinh nguyệt. Điển hình là bệnh Von Willebrand, một căn bệnh hiếm gặp, có thể gây chảy máu dù chỉ là một vết cắt nhỏ.
  • Hiện tượng tử cung nới rộng: Thường gặp ở những phụ nữ sau sinh, do thành tử cung giãn rộng hơn bình thường, cộng với rối loạn nội tiết tố, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều, kéo dài, lực co bóp của tử cung không ổn định, khiến máu kinh bị vón cục.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh ra nhiều và có thể bị vón cục.

Bên cạnh đó, rong kinh ra máu vón cục cũng có thể xuất hiện do sảy thai, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp, ung thư nội mạc tử cung…

Xem thêm: Nội mạc tử cung dày gây rong kinh 

Cách xử lý khi bị rong kinh ra cục máu

Rong kinh ra cục máu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất thường. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn không nên chủ quan. Hiện tượng kinh nguyệt ra cục máu đông chỉ được xem là bình thường khi máu vón cục ít ở những ngày đầu hành kinh, không gây đau hoặc đau nhẹ. Khi xuất hiện tình trạng rong kinh và còn kèm theo nhiều cục máu đông thì đây là hiện tượng bất thường.

Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn có thể xử lý như sau:

1. Thăm khám bác sĩ

Tình trạng rong kinh ra máu đông là dấu hiệu nguy hiểm, nếu xảy ra với tần suất liên tục, rong kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều thì chắc chắn cơ quan sinh sản của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Cách tốt nhất là chúng ta nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa khi cơ thể xuất hiện vấn đề bất thường
Nên sớm thăm khám phụ khoa khi số ngày hành kinh kéo dài kèm theo máu kinh vón cục

Rong kinh, ra máu đông không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy nhược cơ thể mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến chị em có tâm lý tự ti, e ngại. Do đó, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan, tránh để bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà sau khi thăm khám, chẩn đoán lâm sàng, có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc cân bằng nội tiết tố, kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp…

Trường hợp rong kinh ra cục máu do bệnh lý, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ để trị dứt điểm căn bệnh. Các bệnh lý phụ khoa gây rong kinh thường được điều trị nội khoa với các loại thuốc phù hợp hoặc được điều trị ngoại khoa (phẫu thuật), hay kết hợp cả hai phương pháp để điều trị.

2. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc, người bị rong kinh, ra cục máu cũng cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà có thể kể đến như:

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng

Rong kinh, số ngày hành kinh dài hoặc ngắn bất thường có liên quan mật thiết đến lối sống, thói quen sinh hoạt. Vì vậy, khi gặp hiện tượng rong kinh, chị em nên:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ nên dùng các dung dịch vệ sinh có độ pH từ 4 – 5, dùng 1 lần/ngày. Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu âm đạo, nên thay quần lót thường xuyên và giữ cho vùng kín khô ráo, tránh ẩm ướt.
  • Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, nên giữ tâm lý thoải mái, thư thái, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, cân đối các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích… Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện, nâng cao sức khỏe.

Áp dụng biện pháp dân gian

Có nhiều biện pháp dân gian thường được áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị rong kinh. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ thích hợp với trường hợp nhẹ, mới xuất hiện, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số cách trị rong kinh tại nhà có thể kể đến như:

  • Dùng cây trinh nữ hoàng cung: Lấy 30g lá trinh nữ hoàng cung rửa sạch, cắt khúc, cho vào ấm, sắc với 500ml nước ở lửa nhỏ, thấy cô đặc còn 1 nửa thì tắt bếp, chia làm 2 phần, uống khi ấm, dùng hết trong ngày.
  • Dùng cây ngải cứu: Lấy 1 nắm ngải cứu khô, hãm với nước sôi để uống. Hoặc kết hợp cùng cỏ xước hai răng, gừng tươi, quế vỏ, sơn dược, huyết rồng, cho vào ấm, sắc lấy nước để uống.
  • Dùng cây cỏ nhọ nồi: Lấy 10g lá cỏ nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, xay với nước lọc, lọc lấy nước để uống.

Rong kinh ra máu cục là hiện tượng bất thường, có thể liên quan đến sự mất cân bằng hormone hoặc là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở cơ quan sinh sản. Khi gặp phải tình trạng này, chỉ em tuyệt đối không nên chủ quan, tốt nhất cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng liên quan