Lang ben đỏ là bệnh lý không đau nhức nhưng lại gây ra những vấn đề mất thẩm mỹ trên da, đặc biệt ở những vùng như mặt, tay, chân, khiến bệnh nhân rất mặc cảm. Hiện nay, tỷ lệ người bị lang ben đỏ đang có dấu hiệu tăng cao và khiến nhiều người lo lắng. Theo đó, việc tìm hiểu chi tiết về bệnh sẽ giúp bạn đọc có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc cũng như phòng ngừa.
Bệnh lang ben đỏ
Lang ben đỏ là bệnh lý da liễu khởi phát bởi nấm Pityrosporum orbiculare (nấm Malassezia furfur) tấn công trên da. Lúc này, da xuất hiện nhiều mảng màu đỏ, hồng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
Các nguyên nhân gây bệnh được bác sĩ xác định có liên quan tới hormone, tuyến bã nhờn và nhiều yếu tố khác đi kèm. Để có thể chấm dứt, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn chuyên khoa.
Biểu hiện lang ben đỏ
Bệnh lang ben đỏ có các dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, bạn đọc có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để có những phán đoán ban đầu:
- Các mảng da bị nhiễm thường có màu đỏ hoặc hồng. Điều này khác biệt so với lang ben thông thường, nơi các mảng da có màu trắng, nâu nhạt hoặc nâu sẫm.
- Lang ben đỏ thường xuất hiện ở những vùng ngực, lang ben nâulưng, cánh tay và cổ.
- Có thể gây ngứa nhẹ nhưng không đau, đặc biệt khi đổ mồ hôi hoặc ở những nơi có độ ẩm cao sẽ có cảm giác ngứa rõ rệt hơn.
- Sau khi điều trị, các mảng đỏ có thể để lại các khu vực da có màu sắc không đồng đều.
Tham khảo: Lang Ben Trắng: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa
Nguyên nhân lang ben đỏ
Những nguyên nhân gây bệnh lang ben đỏ được các bác sĩ chia sẻ gồm có:
- Đổ mồ hôi nhiều: Môi trường ẩm ướt và mồ hôi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Malassezia cũng như nhiều loại nấm khác phát triển mạnh mẽ.
- Da dầu: Da bị đổ nhiều dầu nhờn sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng. Bởi bã nhờn trên da chính là nguồn thức ăn của nấm Malassezia.
- Miễn dịch yếu: Suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, có thể làm tăng nguy cơ phát triển lang ben đỏ.
- Khí hậu nóng ẩm: Điều kiện môi trường sống luôn nóng và ẩm làm lang ben và các bệnh da liễu khác thường gặp sẽ có chiều hướng bùng phát mạnh hơn.
- Di truyền: Bệnh có thể khởi phát do tính chất di truyền từ đời ông bà, cha mẹ sang con cái.
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt: Cơ thể không được làm sạch đúng cách, thường xuyên hoặc quần áo mặc hàng ngày không giặt sạch sẽ đều là yếu tố kích hoạt nấm gây bệnh lang ben đỏ.
- Cơ thể thay đổi hormone: Ở một số giai đoạn như tuổi dậy thì hoặc khi mang thai, hormone thường có sự thay đổi lớn, điều này khiến cơ thể tăng tiết dầu nhờn và dẫn tới nguy cơ bị lang ben đỏ.
- Các sản phẩm chăm sóc da: Tuy không thường gặp nhưng lang ben đỏ vẫn có khả năng xảy ra bởi một số sản phẩm chăm sóc da có chứa gốc dầu, thành phần gây kích thích tiết nhiều bã nhờn trên da.
Biến chứng lang ben đỏ
Lang ben đỏ, tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe làn da và thẩm mỹ.
Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra của lang ben đỏ:
- Da bị thay đổi sắc tố: Sau khi điều trị, vùng da bị nhiễm nấm có thể bị mất sắc tố (hypopigmentation) hoặc tăng sắc tố (hyperpigmentation), dẫn đến các mảng da màu sắc không đều. Những mảng này có thể tồn tại trong một thời gian dài trước khi da trở lại màu sắc bình thường.
- Ngứa ngáy khó chịu: Lang ben đỏ có thể gây ngứa, đặc biệt khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc trong môi trường nóng ẩm. Ngứa nhiều có thể dẫn đến việc gãi và gây tổn thương da thêm.
- Nhiễm trùng thứ phát: Việc cào gãi để giảm cảm giác ngứa ngáy, khiến da xuất hiện tổn thương có thể dẫn tới nhiễm trùng thứ phát. Bởi các vi khuẩn từ bên ngoài có cơ hội tấn công gây bệnh trên da.
- Ảnh hưởng tâm lý: Da xuất hiện nhiều mảng đỏ kèm với sự thay đổi về sắc tố sẽ khiến bệnh nhân nảy sinh tâm lý tự ti, mặc cảm, lo lắng khi tiếp xúc với những người xung quanh.
- Tái phát hoặc lan diện rộng: Nếu không điều trị đúng cách, lang ben đỏ có thể lan rộng ra các vùng da khác. Bệnh cũng có khả năng tái phát cao, đặc biệt là trong các điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển như thời tiết nóng ẩm hoặc khi vệ sinh cá nhân không được duy trì tốt.
Thông tin thêm: Lang Ben Có Chữa Được Không, Chữa Như Thế Nào?
Chẩn đoán lang ben đỏ
Để chẩn đoán lang ben đỏ, bác sĩ da liễu thường thực hiện các bước sau:
- Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc trò chuyện để hiểu về triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm vùng da bị ảnh hưởng, màu sắc, kích thước và tần suất xuất hiện của các mảng đỏ.
- Tìm hiểu về tiền sử y tế của bạn, bao gồm các bệnh lý mạn tính, điều trị trước đó và các vấn đề về da đã từng gặp phải.
- Kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng để đánh giá mức độ nhiễm nấm và các biểu hiện khác của lang ben đỏ, như màu sắc, kết cấu, và vùng da xung quanh.
- Trong một số trường hợp, có thể lấy mẫu tế bào da từ vùng bị nhiễm nấm để kiểm tra dưới kính hiển vi và xác định loại nấm gây bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm da, máy scan, xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác của những triệu chứng tương tự.
Điều trị lang ben đỏ
Bệnh lang ben đỏ cần được điều trị ngay từ khi phát hiện để tránh lây lan rộng cũng như gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng trên da. Các cách chữa lang ben có thể áp dụng gồm:
Thuốc Tây y chữa lang ben đỏ
Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị lang ben đỏ bao gồm các loại kem, gel, dung dịch chứa các hoạt chất kháng nấm.
Trong đó những loại thuốc trị lang ben đỏ phổ biến có thể kể tới gồm:
- Clotrimazole: Clotrimazole là một hoạt chất kháng nấm có hiệu quả trong việc điều trị lang ben đỏ. Thuốc thường được dùng với dạng kem bôi, gel hoặc có thể là dung dịch. Duy trì liều lượng mỗi ngày 2 lần cho tới khi bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn.
- Ketoconazole: Là hoạt chất kháng nấm phổ biến được sử dụng để điều trị lang ben đỏ. Bệnh nhân có thể được chỉ định kem bôi tại chỗ hoặc thuốc uống. Thuốc giúp ức chế nấm và giảm các dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu đáng kể.
- Miconazole: Cũng được chỉ định sử dụng trong khoảng 2 – 4 tuần liên tục và chủ yếu dùng theo dạng bôi ngoài da. Thuốc sẽ ngăn chặn nấm phát triển lan rộng và kích thích quá trình làm lành của làn da.
- Terbinafine: Dùng cho lang ben đỏ và nhiều bệnh nấm về da khác. Tế bào nấm bị ức chế quá trình phát triển, tăng cường kháng nấm cũng như bảo vệ làn da, hạn chế các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ cần sử dụng kết hợp các loại thuốc uống để có thể ngăn chặn bệnh phát triển và tái nhiễm. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ loại thuốc nào cũng đều cần có sự chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: TOP 7 Loại Sữa Tắm Trị Lang Ben Phổ Biến Trên Thị Trường
Mẹo dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc, với những người bị lang ben ở mức độ nhẹ, có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để cải thiện bệnh lý. Chi tiết như sau:
- Rau răm: Chứa các hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây ra lang ben. Giảm sưng, đỏ và ngứa ở vùng da bị bệnh, làm mát và làm dịu da. Sử dụng bằng cách rửa sạch lá rau răm và nghiền nát, đắp lá rau răm lên vùng da bị lang ben đỏ 15 phút rồi rửa lại. Mỗi ngày đắp 2 lần.
- Chuối xanh: Cung cấp tannin, flavonoid, magie, kali… giúp se và khô vùng da lang ben, ức chế nấm tấn công cũng như dịu viêm và giảm sưng ngứa khá tốt. Hãy rửa sạch quả chuối xanh, cắt thành lát mỏng và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị lang ben đỏ. Sau 20 phút rửa sạch và lặp lại thêm 2 lần trong ngày.
- Củ riềng: Cung cấp nhiều flavonoid và tinh dầu, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm, hạn chế tình trạng lang ben phát triển rồi. Các dấu hiệu sưng ngứa trên da cũng được đẩy lùi. Chuẩn bị 1 củ riềng, rửa sạch và gọt hết vỏ, sau đó xay nhuyễn để ép nước cốt. Thoa nước củ riềng lên da trong 20 phút và rửa lại.
Xem chi tiết: 3+ cách chữa lang beng bằng củ riềng hiệu quả nhất năm 2024
Cách phòng ngừa lang ben đỏ tái phát
Dưới đây là những cách hiệu quả để phòng ngừa lang ben đỏ tái phát:
- Hạn chế các hoạt động gây đổ mồ hôi nhiều hoặc tắm rửa ngay sau khi hoạt động mạnh. Sau khi tắm hoặc rửa mặt, lau khô cơ thể và da mặt bằng khăn sạch.
- Chọn quần áo từ các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton, trang phục rộng rãi để da được thông thoáng và hạn chế cọ xát.
- Sử dụng xà phòng kháng khuẩn nhẹ nhàng để làm sạch da hàng ngày. Sau khi tắm nên thoa kem dưỡng ẩm không chứa dầu (non-comedogenic) để giữ da mềm mại mà không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, trái cây và tránh các thức ăn dầu mỡ, đường. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì độ ẩm cho làn da rất tốt.
- Kiểm tra định kỳ với bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu tái phát. Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc điều trị lang ben.
- Tránh dùng chung khăn tắm, quần áo, các vật dụng cá nhân khác với người đang bị lang ben.
Một số câu hỏi khác
Ngoài những thông tin trên về bệnh lang ben, một số câu hỏi được nhiều người đặt ra là:
Bệnh lang ben có lây truyền qua người khác không?
Bệnh lang ben có nguy cơ lây từ người này qua người khác thông qua những tiếp xúc sau:
- Tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm lang ben có thể dẫn đến lây nhiễm, nhất là khi hệ miễn dịch của người tiếp xúc bị suy yếu.
- Sử dụng chung khăn tắm, quần áo, giường chiếu, hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị lang ben có thể lây lan nấm.
- Môi trường ẩm ướt và ấm áp là điều kiện lý tưởng cho nấm Malassezia phát triển. Những nơi như phòng tập gym, bể bơi, và phòng tắm công cộng có thể là nguồn lây nhiễm nếu không vệ sinh kỹ càng.
Bệnh lang ben đỏ có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh lang ben có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bệnh lang ben có khả năng tái phát, đặc biệt là trong các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm, như môi trường nóng ẩm hoặc khi hệ miễn dịch bị suy yếu.
Bệnh lang ben đỏ là bệnh da liễu dễ lây nhiễm và lan rộng trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, kết hợp ăn uống, dùng thuốc kiên trì sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi lang ben hiệu quả.
Tham khảo: