Lang ben nâu là gì, có triệu chứng thế nào và làm sao để loại bỏ hiệu quả, nhanh chóng? Đây vốn là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng và dễ dàng lan rộng khắp cơ thể. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời bạn đọc theo dõi các thông tin được Favina chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Lang ben nâu là gì?
Lang ben nâu cũng tương tự các thể lang ben khác, khởi phát bởi sự phát triển nấm Malassezia furfur quá mức. Lúc này, làn da có các mảng màu nâu chênh lệch rõ rệt với vùng da xung quanh. Dù không đau nhức nhưng sẽ dễ khiến da có cảm giác ngứa ngáy nhẹ.
Bệnh có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố khác nhau và cũng dễ dàng tái phát khi không được chữa trị đúng cách. Do đó, mọi người cần lưu ý thăm khám từ sớm để kiểm soát lang ben hiệu quả.
Lang ben nâu xảy ra do những nguyên nhân nào?
Lang ben nâu sẽ xảy ra khi gặp các nguyên nhân và yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ như sau:
- Đổ mồ hôi nhiều: Thời tiết nóng công với các hoạt động thể chất thường sẽ dễ khiến cơ thể tiết lượng lớn mồ hôi. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh gia tăng.
- Da dầu: Dầu thừa trên da có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Cơ thể khi giảm khả năng miễn dịch sẽ rất khó chống đỡ trước sự phát triển sinh sôi của nấm Malassezia furfur và nhiều yếu tố gây bệnh khác.
- Vệ sinh cơ thể sai cách: Cơ thể không được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chưa được giặt kỹ, vì vậy nấm sẽ dễ phát triển hơn.
- Thay đổi nội tiết tố: Có một số giai đoạn nội tiết tố mất cân bằng, xảy ra ở nữ giới khi mang thai hoặc trong tuổi dậy thì. Theo đó, hormone rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra lang ben nâu.
- Ảnh hưởng của thuốc hoặc mỹ phẩm: Trong quá trình dùng các sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc điều trị thuộc nhóm corticosteroids, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ khiến da đổ nhiều dầu hơn.
Thông tin thêm: Bệnh Lang Ben Có Chữa Được Không, Chữa Như Thế Nào?
Lang ben nâu có dấu hiệu thế nào?
Lang ben nâu có các triệu chứng thường gặp như sau:
- Xuất hiện các mảng da màu nâu, có thể có màu sắc khác nhau từ nhạt đến đậm hơn so với màu da tự nhiên. Các mảng này thường có ranh giới phân chia rất rõ ràng.
- Lang ben nâu dễ xuất hiện tại khu vực ngực, lang ben lưng, cổ, vai và cánh tay. Ngoài ra, ở những trường hợp nặng có thể lan rộng toàn thân.
- Vùng da tổn thương sẽ xuất hiện cảm giác ngứa nhẹ, cơn ngứa rõ rệt hơn khi bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi.
- Da có khả năng bong tróc nhẹ, đặc biệt khi bạn cọ xát hoặc gãi.
Lang ben nâu có gây biến chứng gì không?
Lang ben nâu tuy không gây ra các biến chứng nghiêm trọng như một số bệnh da khác, nhưng nó có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dưới đây là một số tác động tiêu cực bệnh nhân có thể gặp phải:
- Tác động tâm lý: Cơ thể có các vùng da đổi màu không đều có thể gây ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm lý của người bệnh, đặc biệt với những người có vị trí tổn thương ở mặt, cổ, cánh tay và thường phải xuất hiện trước đám đông.
- Bệnh dễ phát triển mạnh: Nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, lang ben nâu hoàn toàn có thể trở nên khó kiểm soát hơn và lan rộng ra các vùng da khác.
- Dễ tái phát và khó điều trị: Người bệnh có thể bị tái phát nhanh chóng dù mới kết thúc điều trị, đặc biệt là nếu không duy trì các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát môi trường da. Trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng các liệu pháp chữa lâu dài hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
- Nhiễm trùng phụ: Bệnh nhân khi thường xuyên cào gãi, cọ xát da quá mạnh dễ gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi các loại khuẩn từ bên ngoài.
Thông tin thêm; Bệnh Lang Ben Có Lây Không, Cần Làm Gì Để Giảm Lây Nhiễm?
Khi nào cần thăm khám?
Nên thăm khám bác sĩ da liễu ngay khi có các dấu hiệu dưới đây:
- Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các vùng da màu nâu không đều trên cơ thể, đặc biệt là ở các vùng da dầu như ngực, lưng, cổ, vai và cánh tay.
- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở các vùng da bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi da đổ mồ hôi hoặc khi thời tiết quá nóng bức.
- Vùng da có dấu hiệu bất thường trở nên khô và bong tróc, đặc biệt sau khi cọ xát hoặc gãi.
- Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường hoặc lo lắng về sức khỏe da, mọi người cũng nên sớm tới cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Cách trị lang ben nâu
Thực tế, phương pháp chữa trị lang ben nâu không có quá nhiều khác biệt so với các thể lang ben khác. Bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc các mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp.
Thuốc dùng cho người bị lang ben nâu
Tùy thuộc vào các mức độ tổn thương, sức khỏe làn da và cơ địa mỗi người sẽ có sự thay đổi thuốc sao cho phù hợp. Hiện nay, có thể phân chia các nhóm thuốc như dưới đây:
- Thuốc bôi tại chỗ: Các loại kem, gel hoặc dầu bôi có chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazole, clotrimazole, miconazole hoặc selenium sulfide. Những thuốc này thường được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng theo liệu trình mỗi ngày 1 – 2 lần, số ngày dùng tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc uống: Trong trường hợp lang ben nâu nặng hoặc lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống chống nấm như itraconazole hoặc fluconazole. Thuốc cần phải duy trì trong một khoảng thời gian dài, liều lượng cụ thể sẽ được quyết định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng của bạn.
- Dầu gội chống nấm: Sử dụng dầu gội chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazole hoặc selenium sulfide. Qua đó sẽ kiểm soát và ngăn ngừa tái phát của lang ben nâu trên da đầu và tóc.
- Thuốc kích thích tái tạo da: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kích thích tái tạo da như tacrolimus hoặc pimecrolimus, giúp kiểm soát tình trạng và giảm nguy cơ tái phát.
- Thuốc chống viêm và giảm ngứa: Đối với những người có ngứa và khó chịu ở vùng da bị bệnh, thường sẽ dùng thêm thuốc chống viêm và giảm ngứa như hydrocortisone.
Đọc thêm thông tin: Danh Sách 10+ Sữa Tắm Chữa Lang Ben Phổ Biến Trên Thị Trường
Chữa lang ben nâu tại nhà
Bệnh nhân bị lang ben nhẹ có thể tham khảo một số cách dùng nguyên liệu tự nhiên để chữa tại nhà. Nhưng trước tiên vẫn nên xin sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo phương pháp này phù hợp.
Một số công thức thường dùng gồm:
- Giấm táo: Có tính chất axit giúp điều chỉnh độ pH trên da và ngăn chặn sự phát triển của nấm. Pha giấm táo với nước (tỷ lệ 1:1) và dùng bông gòn thấm giấm để lau lên vùng da bị lang ben nâu.
- Baking soda: Baking soda có tính chất kiềm có thể giúp cân bằng độ pH trên da và giảm vi khuẩn. Hòa một ít baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp và thoa lên khu vực lang ben, rửa sạch sau khoảng 10 – 15 phút.
- Nha đam: Gel từ lá nha đam có tính chất làm dịu và chống vi khuẩn, có thể giúp giảm ngứa do lang ben nâu. Bạn nên lấy gel nha đam và thoa trực tiếp lên da mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Các mẹo này cho hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người. Nếu sau khoảng 1 tuần áp dụng không thấy có sự thay đổi, nên dừng lại và chọn cách chữa khác thích hợp hơn.
Tham khảo: Các Phương Pháp Trị Lang Ben Hiệu Quả Và Lưu Ý Chi Tiết
Cách phòng ngừa lang ben nâu
Để ngăn ngừa sự phát triển và tái phát của lang ben nâu, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Làn da cần được giữ khô ráo và sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nước, nếu chơi thể thao hoặc vận động mạnh khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, cần tắm rửa ngay sau đó..
- Tránh mặc quần áo ướt lâu và nhiều lớp, đặc biệt là nếu bạn có mồ hôi nhiều. Ưu tiên sử dụng những bộ đồ thoáng khí và thấm mồ hôi tốt.
- Hạn chế tiêu thụ đường và carbohydrate có thể giúp kiểm soát sự phát triển của nấm. Hãy ăn cân đối và bổ sung đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe da.
- Nên bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chứa probiotics có thể giúp cân bằng vi sinh trên da và hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của nấm.
Lang ben nâu là vấn đề không quá nghiêm trọng, nhưng lại gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới ngoại hình của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị từ các bác sĩ, không nên tự ý chữa tại nhà hoặc chủ quan không duy trì phác đồ. Mong rằng các chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp chăm sóc sức khỏe làn da thật tốt.
Xem thêm: