Lang ben, hay còn gọi là bạch biến do nấm, là một bệnh da liễu phổ biến gây ra các mảng da trắng mịn, thường xuất hiện ở ngực, lưng, vai và cánh tay. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây mất tự tin cho người bệnh. Do đó, việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là điều vô cùng quan trọng.
Vì sao củ riềng có thể trị lang ben?
Củ riềng (Alpinia officinarum Hance) là một loại cây thân thảo thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Củ riềng được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y học cổ truyền.
Củ riềng chứa nhiều tinh dầu, bao gồm gingerol, shogaol, zingerone, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Ngoài ra, củ còn chứa các vitamin và khoáng chất như vitamin B6, vitamin C, kali, magie, mangan,…
Trong Đông y, củ riềng có khả năng ôn trung, chỉ thống, bổ Tỳ, Vị và có tính ấm. Vậy nên có thể dùng cho những người mắc bệnh lang ben, hắc lào, eczema,… Còn với Tây y, đây là nguyên liệu có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp giảm ngứa và kích ứng da do lang ben.
Vậy nên từ lâu củ riềng đã được ứng dụng nhiều vào việc điều trị lang ben với đa dạng công thức khác nhau.
Đọc thêm thông tin:
- Bệnh lang ben đỏ có những dấu hiệu gì? Cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả
TOP 5 cách trị lang ben bằng củ riềng tại nhà
Để điều trị lang ben bằng củ riềng có không ít công thức, nhưng những biện pháp được đánh giá có hiệu quả nhất phải kể tới gồm:
Đắp củ riềng tươi
Đây là phương pháp đơn giản nhất cho người bệnh bị lang ben. Bệnh nhân sử dụng riềng tươi đắp trực tiếp lên da sẽ khá tiết kiệm thời gian, trong khi vẫn tận dụng được các hoạt chất để làm giảm dấu hiệu tổn thương gây ra bởi lang ben.
Cách thực hiện:
- Chọn 1 củ riềng tươi, rửa sạch hết đất bẩn.
- Thái riềng thành các miếng mỏng.
- Dùng lá riềng chà nhẹ lên vùng da lang ben và để nguyên miếng riềng trên da khoảng 20 phút.
- Sau đó rửa lại vùng da đó sạch sẽ, cần dùng công thức này mỗi ngày 1 lần.
Tham khảo: Cách Điều Trị Bệnh Lang Ben Đỏ
Cồn và củ riềng
Cồn là vật phẩm y tế được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vai trò của cồn là sát khuẩn, giúp làm sạch da. Đồng thời, cồn cũng có chứa thành phần giúp kháng nấm, hỗ trợ điều trị lang ben. Vậy nên có thể kết hợp cồn với riềng để cải thiện bệnh lý tại nhà.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ riềng đã rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn.
- Sau đó thêm cồn vào trộn đều và ngâm trong 2 ngày.
- Phần nước thu được sẽ dùng bông sạch chấm và thoa đều lên da mỗi ngày 1 – 2 lần.
Trị lang ben bằng củ riềng ngâm rượu trắng
Cũng tương tự như cồn, rượu có tính sát khuẩn khá mạnh, giúp làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn, nấm gây bệnh. Qua đó có thể dịu cảm giác ngứa ngáy và tổn thương do lang ben gây ra. Hiện nay, có khá nhiều người áp dụng phương pháp ngâm riềng với rượu để trị lang ben và cũng thấy có sự cải thiện khá tốt.
Cách thực hiện:
- Chọn 3 – 4 củ riềng già, rửa sạch hết đất bẩn.
- Riềng đập dập hoặc thái miếng, sau đó cho vào bình thủy tinh sạch.
- Thêm rượu ngâm ngập riềng trong 3 ngày.
- Phần rượu riềng thu được sẽ thoa đều lên vùng da bị lang ben hàng ngày.
Củ riềng và chanh
Trị lang ben bằng củ riềng và chanh cũng là một gợi ý bệnh nhân có thể tham khảo. Chanh có tính axit cao, giúp làm sạch da, hỗ trợ các tế bào tái tạo. Đồng thời còn tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh lang ben và nhiều bệnh da liễu khác. Kết hợp chanh với riềng sẽ càng gia tăng thêm công dụng để hỗ trợ cho quá trình chữa lang ben.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả chanh, vắt lấy nước và pha loãng chanh với nước trước khi sử dụng.
- Sau đó trộn cùng với riềng đã giã nát.
- Hỗn hợp thu được đem đắp lên da trong 15 phút rồi rửa sạch.
Thoa nước ép riềng
Ngoài những cách trên, người bệnh có thể dùng nước ép từ riềng tươi nguyên chất để làm giảm các tổn thương trên da. Phương pháp này cũng gần giống với cách đắp củ riềng tươi, hiệu quả đạt được tương tự nhau.
Cách thực hiện:
- Riềng rửa sạch, thái miếng và đem giã nát.
- Sau đó thêm nước lọc vào và bóp cho các tinh chất trong riềng hòa vào nước.
- Lọc phần nước riềng và thoa lên da.
- Khi lớp đầu tiên khô sẽ thoa tiếp lớp thứ 2, lặp lại thêm 1 – 2 lần.
- Sau đó vệ sinh lại vùng da với nước sạch.
Đọc thêm thông tin: Lang Ben Có Chữa Được Không, Chữa Như Thế Nào?
Trị lang ben bằng củ riềng cần lưu ý gì không?
Trên thực tế, nhiều người truyền tai nhau về cách sử dụng củ riềng để trị lang ben tại nhà. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm cần chú ý như sau:
- Nguy cơ kích ứng da: Củ riềng có thể gây kích ứng da, đặc biệt là da nhạy cảm. Khi đó có thể khiến tình trạng lang ben trở nên tồi tệ hơn, gây ngứa rát, đỏ da và thậm chí là tổn thương da. Vậy nên cần thử trên một vùng da nhỏ trước khi thoa riềng cho những khu vực da rộng hơn
- Không điều trị tận gốc: Lang ben là do nấm gây ra, do đó, cần phải sử dụng các loại thuốc chống nấm chuyên dụng để tiêu diệt nấm hiệu quả. Củ riềng chỉ có tác dụng kháng khuẩn và chống nấm nhẹ, không đủ để điều trị tận gốc lang ben.
- Hiệu quả tùy cơ địa: Sẽ có những người không thấy hiệu quả của củ riềng do tính chất cơ địa và nhiều yếu tố khác tác động. Do đó vẫn cần sử dụng những biện pháp điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là các cách trị lang ben bằng củ riềng được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, vậy nên người dùng cần cân nhắc. Tốt nhất hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất.
Tham khảo: