Lang ben là một bệnh da liễu phổ biến do nấm Malassezia gây ra, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của mọi người là liệu bệnh lang ben có lây không, có truyền từ người sang người khác hay không. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về khả năng lây lan của bệnh cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh lang ben có lây không?
Lang ben hay còn gọi là Pityriasis versicolor, là một bệnh nhiễm trùng da do nấm Malassezia gây ra. Chúng vẫn luôn tồn tại trên da và không gây hại, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao và nhiệt độ ấm, nó có thể phát triển quá mức và gây ra các mảng da hồng, đỏ, nâu hoặc trắng. Các mảng da này thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ, ngực và lưng. Triệu chứng của bệnh lang ben thường không gây ngứa hoặc đau, nhưng có thể gây mất thẩm mỹ.
Vậy bị lang ben có lây không? Lang ben thực tế là bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người. Đồng thời bệnh cũng dễ lây lan ra toàn cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lang ben là do sự phát triển quá mức của nấm Malassezia trên da. Các yếu tố cá nhân và môi trường, chẳng hạn như khí hậu ẩm ướt, hệ miễn dịch yếu, da dầu và vệ sinh cá nhân kém, đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Môi trường: Khu vực sinh sống có dạng khí hậu ẩm ướt liên tục, kèm theo đó là nền nhiệt cao sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm Malassezia phát triển.
- Cá nhân: Hệ miễn dịch yếu, da dầu, yếu tố di truyền đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh cá nhân kém: Mặc quần áo ẩm ướt, không vệ sinh da sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến bệnh lang ben dễ bùng phát.
Do vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lang ben, bệnh nhân phải áp dụng các biện pháp chữa trị ngay từ khi khởi phát.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh lang ben đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Phương pháp điều trị bệnh lang ben
Áp dụng đúng và kịp thời các biện pháp trị lang ben sẽ hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cũng như tái phát. Hiện nay, có 2 cách điều trị chính cho bệnh lý này gồm:
Sử dụng thuốc
Bao gồm thuốc uống và thuốc bôi, tùy theo từng trường hợp bệnh lý sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.
- Thuốc kháng nấm dạng bôi: Chủ yếu là các thuốc Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole. Liều dùng và thời gian dùng do bác sĩ chỉ định.
- Nhóm thuốc uống: Áp dụng cho những người bị bệnh ở mức độ nặng, lang ben đã lan rộng toàn thân. Khi này sẽ dùng Fluconazole, Itraconazole.
Dùng nguyên liệu tự nhiên
Lang ben có thể chữa bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên cách này không cho hiệu quả lâu dài, bệnh vẫn dễ tái phát và lây lan. Một số mẹo thường dùng gồm:
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, dùng bông gòn thấm dung dịch và bôi lên da mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Nha đam: Lấy gel từ lá nha đam tươi và bôi trực tiếp lên vùng da bị lang ben. Để gel nha đam khô tự nhiên rồi sau đó lấy nước ấm vệ sinh.
- Rau má: Giã nát lá rau má tươi, đắp lên vùng da bị lang ben trong 20 phút trước khi rửa sạch. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép rau má để thoa lên da.
Xem thêm: Những Thuốc Trị Lang Ben Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
Phòng ngừa bệnh lang ben lây lan
Để ngăn chặn nguy cơ lang ben lây lan ra toàn thân cũng như giảm nguy cơ lây cho người xung quanh, cần áp dụng những biện pháp sau:
- Tắm rửa hàng ngày bằng nước có độ ấm vừa đủ và dùng sản phẩm sữa tắm, xà bông dịu nhẹ, lành tính.
- Lau khô da kỹ càng sau khi tắm, đặc biệt là các vùng nếp gấp da như cổ, nách và bẹn.
- Mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên vải bằng chất liệu cotton.
- Sau khi hoạt động khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, cần thay quần áo khác.
- Giữ phòng ngủ thoáng mát, dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ và duy trì độ ẩm phù hợp.
- Không dùng chung bất cứ vật dụng cá nhân nào với người khác.
- Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày được đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại sự phát triển của nấm tốt hơn.
- Luôn cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm tự nhiên của da cũng như tăng cường đào thải độc tố.
Bị lang ben có lây không? Câu trả lời là có, bệnh vừa có khả năng lây cho người khác, vừa dễ lây ra những vị trí khác trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần nghiêm túc, kiên trì điều trị dứt điểm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và có lối sống lành mạnh, khoa học.
Tham khảo: