Lang ben là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh lý lang ben ở trẻ sơ sinh này, giúp cha mẹ chăm sóc trẻ nhỏ một cách tốt nhất.
Tìm hiểu lang ben ở trẻ sơ sinh là gì?
Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh da liễu khởi phát do nhiễm nấm Malassezia gây xuất hiện các vùng da loang màu trắng đen trên da. Ngoài ra, bệnh còn gây ngứa ngáy khó chịu, khiến bé quấy khóc và ảnh hưởng đến sự phát triển.
Ở trẻ sơ sinh, lang ben có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là các khu vực có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như:
- Vùng cổ: Đây là vị trí thường ẩm ướt do mồ hôi và tiếp xúc nhiều với sữa mẹ hoặc sữa công thức, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Vùng nách: Dễ bị ẩm ướt và ít tiếp xúc với không khí, là nơi lý tưởng cho nấm phát triển.
- Vùng ngực và lưng: Trẻ sơ sinh thường mặc quần áo nhiều lớp, dẫn đến vùng ngực và lưng dễ bị ẩm và nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
- Khu vực bẹn và mông: Vùng bẹn và mông thường xuyên tiếp xúc với tã lót ẩm ướt và ít được thông thoáng, dễ bị nhiễm nấm.
- Tay và chân: Tay và chân cũng có thể bị lang ben, đặc biệt là ở những vùng da có nhiều nếp gấp.
Đọc thêm thông tin: Lang ben ở lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lang ben phổ biến
Dưới đây là một số yếu tố khiến nấm Malassezia phát triển quá mức và gây bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh:
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, bao gồm cả nấm Malassezia.
- Môi trường nóng ẩm: Nấm Malassezia phát triển tốt trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, trẻ em sống ở những vùng khí hậu nóng ẩm, hoặc trẻ em thường xuyên đổ mồ hôi nhiều có nguy cơ bị lang ben cao hơn.
- Vệ sinh da không đúng cách: Trẻ không được vệ sinh da sạch sẽ, không lau khô người khi tắm, không thay tã thường xuyên hoặc không vệ sinh kỹ vùng đóng bỉm cũng là yếu tố khiến nấm phát triển và gây bệnh lang ben.
- Kích thước và chất liệu quần áo: Quần áo và tã lót quá chật, không thoáng khí, chất liệu tổng hợp có thể làm da không được thông thoáng, giữ độ ẩm và nhiệt, tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
- Trẻ tiếp xúc với người bị lang ben: Nấm Malassezia có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với da bị tổn thương hoặc qua các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị lang ben
Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Trên da của trẻ xuất hiện các vùng sắc tố khác biệt như đốm màu trắng, màu nâu nhạt hoặc màu hồng. Đặc biệt, đối với những trẻ da trắng sẽ xuất hiện các mảng da màu đậm, còn nếu trẻ có nước da đậm màu sẽ xuất hiện đốm sáng màu.
- Các đốm loang có viền nổi và kích thước khác nhau, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung lại tại một vị trí (thường là vị trí thường xuyên đổ mồ hôi và có dầu nhờn).
- Vùng da bị lang ben khô ráp và bong tróc.
- Khi tiếp xúc ánh mặt trời hoặc đổ nhiều mồ hôi, vùng da bị lang ben sẽ ngứa ngáy, khiến trẻ quấy khóc khó chịu.
Thông tin chi tiết: Bệnh lang ben trắng là gì, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Lang ben ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?
Lang ben ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số vấn đề như:
- Ngứa ngáy: Vùng da bị lang ben có thể ngứa, đặc biệt là khi ra mồ hôi hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt và sự phát triển.
- Nhiễm trùng da: Nếu trẻ gãi nhiều vào vùng da bị lang ben, có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
- Lây lan sang người khác: Lang ben có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với da bị tổn thương hoặc qua các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
- Mất thẩm mỹ: Lang ben khiến da xuất hiện các mảng trắng hoặc nâu, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau khi lớn.
Do vậy, cha mẹ nên chú ý theo dõi và điều trị lang ben cho trẻ kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.
Vậy khi nào cần gặp bác sĩ?
- Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị lang ben, ba mẹ nên đưa bé đến khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, bác sĩ khuyến nghị trong trường hợp trẻ xuất hiện một số triệu chứng như sau cần nhanh chóng đi khám:
- Các mảng da lang ben lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể trẻ hoặc trở nên lớn hơn.
- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau vài tuần sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như sử dụng sữa tắm trị lang ben.
- Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào khác, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh hoặc nổi hạch.
Dù không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lang ben dễ lây sang những vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt khi tiết mồ hôi nhiều. Ngoài ra, việc để càng lâu bệnh sẽ càng khó điều trị dứt điểm. Vậy nên, trẻ cần được khám và điều trị sớm nhất có thể.
Xem thêm thông tin: Bệnh Lang Ben Có Chữa Được Không, Chữa Như Thế Nào?
Chẩn đoán lang ben ở trẻ sơ sinh chuẩn xác
Dưới đây là thông tin chi tiết về các phương pháp chẩn đoán bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh:
Chẩn đoán lâm sàng:
- Hỏi bệnh:Bác sĩ sẽ hỏi trao đổi với cha mẹ về các triệu chứng trẻ sơ sinh đang gặp, thời gian các mảng da thay đổi sắc tố, thói quen vệ sinh cho trẻ,...
- Quan sát trực tiếp: Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng trên da trẻ, có thể sử dụng đèn Wood chiếu ánh sáng tia cực tím (UV) lên da, nếu xuất hiện màu vàng hoặc xanh lục thì vùng đó mắc bệnh lang ben.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Xét nghiệm thường không cần thiết để chẩn đoán lang ben ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các bệnh lý khác có thể có triệu chứng tương tự.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Xét nghiệm da: Lấy mẫu da từ vùng bị ảnh hưởng để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy nấm.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để tìm kiếm các kháng thể chống lại nấm Malassezia.
Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp điều trị lang ben được áp dụng ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chỉ định riêng cho từng trường hợp cụ thể.
Mẹo chữa dân gian
Nếu trẻ sơ sinh bị lang ben, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian dưới đây:
Sử dụng rau răm
- Tác dụng: Tinh dầu trong rau răm có tác dụng kháng nấm, ức chế sự phát triển của vi nấm gây lang ben. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn vitamin C: trong loại lá này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ da tái tạo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rau răm, giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước cốt rau răm lên vùng da bị lang ben của trẻ. Để khô tự nhiên hoặc lau sạch sau 20 phút, thực hiện 2 - 3 lần/ngày.
Sử dụng chuối xanh
- Tác dụng: Nhựa mủ trong chuối xanh có tác dụng ức chế nấm gây lang ben phát triển, ngăn ngừa bệnh lan rộng. Đồng thời, các hoạt chất trong mủ chuối xanh cũng giúp hỗ trợ xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh da liễu khác.
- Cách thực hiện: Rửa sạch chuối xanh, cắt lát mỏng rồi đem chà xát trực tiếp lên vùng da bị lang ben. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng massage trên da bé để hoạt chất thấm sâu hơn. Sau 20 phút vệ sinh sạch sẽ lại da con với nước ấm. Thực hiện từ 2 - 3 lần/ngày và kiên trì trong 7 - 10 ngày sẽ thấy lang ben giảm rõ rệt.
Dùng gừng
- Tác dụng: Gừng chứa các hợp chất như gingerol và shogaol, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm Malassezia gây lang ben.
- Cách thực hiện: Rửa sạch 1 củ gừng và cạo bỏ vỏ, đem giã nát hoặc xay nhuyễn gừng rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt gừng và thoa lên vùng da bị lang ben. Sau 20 phút rửa lại da trẻ sạch với nước.
Sữa tắm trị lang ben
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định sử dung sữa tắm trị lang ben để cải thiện bệnh hiệu quả và an toàn. Các hoạt chất trong những loại sữa tắm này giúp làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và nấm gây bệnh.
Dưới đây là một số loại sữa tắm trị lang ben cho trẻ sơ sinh phổ biến, không chứa xà phòng, chất tạo màu và hương liệu, an toàn cho da nhạy cảm của bé.
- Sữa tắm Ziaja Med Atopy.
- Sữa tắm Cetaphil Baby trị lang ben cho trẻ sơ sinh.
- Sữa tắm Mustela Stelatopia.
- Sữa tắm trị lang ben cho trẻ sơ sinh Vinatid.
- Sữa tắm Pyrithione Zinc 2%.
- Sữa tắm trị lang ben cho trẻ sơ sinh Basis Sensitive Skin.
Chi tiết: 10+ loại sữa tắm trị lang ben tốt nhất, an toàn nhất
Thuốc Tây chữa lang ben cho trẻ sơ sinh
Những trường hợp trẻ bị lang ben mức độ nặng và lan rộng khắp cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sử dụng thuốc kháng nấm điều trị bệnh. Loại thuốc này được bào chế ở dạng bôi ngoài da và dạng uống:
- Thuốc bôi ngoài da: Phổ biến là Terbinafine hoặc Ketoconazole.
- Thuốc điều trị dạng uống: Trẻ sơ sinh thường được kê đơn dùng thuốc dạng dung dịch uống Fluconazole.
Thuốc chữa lang ben là một lựa chọn hiệu quả để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ.
Hướng dẫn phòng ngừa trẻ sơ sinh bị lang ben
Để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh, ba mẹ lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tắm rửa cho trẻ sơ sinh hàng ngày bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ.
- Lau khô người cho trẻ sau khi tắm, đặc biệt là những vùng da dễ đổ mồ hôi như nách, bẹn, cổ.
- Thay tã thường xuyên cho trẻ, giữ cho vùng da bẹn luôn khô ráo.
- Sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ. Tránh cho trẻ mặc quần áo quá bó sát, làm bí da.
- Giặt quần áo, khăn tắm của trẻ bằng xà phòng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ qua chế độ ăn uống.
Qua bài viết trên, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những hậu quả gây ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần đảm bảo chăm sóc trẻ đúng theo hướng dẫn và đưa con thăm khám khi có những bất thường trên da.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn 4+ cách điều trị lang ben hiệu quả, an toàn
- Lang ben ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa