Lang ben ở mặt không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn do đây là vị trí da mỏng và dễ kích ứng. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Da liễu tại Favina Hospital sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh lý này, giúp bạn chủ động phòng ngừa và có biện pháp xử lý nếu mắc phải.

Định nghĩa lang ben ở mặt

Lang ben ở mặt là một bệnh da liễu dạng nhiễm trùng ngoài da. Bệnh khởi phát do các bào tử nấm men phát triển quá mức làm thay đổi sắc tố da mặt, hình thành các mảng da không đều màu, kèm triệu chứng ngứa ngáy nhẹ.

Bị lang ben ở mặt gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với người đối diện.

Lang ben ở mặt ảnh hưởng đến ngoại hình nghiêm trọng
Lang ben ở mặt ảnh hưởng đến ngoại hình nghiêm trọng

Nguyên nhân gây lang ben ở mặt

Nguyên nhân gây bệnh lang ben là nấm Malassezia furfur. Loại nấm này thường trú ngụ trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và tấn công gây bệnh như:

  • Vệ sinh da mặt chưa đúng cách: Vệ sinh da mặt sai cách khiến dầu thừa ứ đọng và gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ kích thích nấm phát triển và dẫn đến hình thành lang ben cùng nhiều loại bệnh da liễu khác như viêm lỗ chân lông, dị ứng, mụn ẩn, mụn viêm,...
  • Thời tiết nóng ấm: Chuyên gia cho biết thời tiết nóng ấm kích thích tuyến dầu và tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo lớp nền da ẩm ướt cho nấm phát triển mạnh.
  • Tăng tiết mồ hôi quá mức: Việc tăng tiết mồ hôi quá mức sẽ tạo điều kiện cho nấm hấp thụ lipid và phát triển thuận lợi, gây tình trạng lang ben khắp mặt, cổ và ngực.
  • Dùng mỹ phẩm sai cách: Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp với da sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như làm mòn da, khiến da nhạy cảm, yếu, dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công, phát triển gây bệnh, trong đó có bệnh lang ben.

Đối tượng dễ mắc bệnh lý

Lang ben ở mặt có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, tuy nhiên những đối tượng sau có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dễ bị lang ben mặt hơn người trưởng thành.
  • Người thường xuyên vận động thể chất gây đổ nhiều mồ hôi.
  • Những người có làn da bóng dầu, nhờn dính.
  • Người đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố như: Phụ nữ mang thai, đang dậy thì hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai.
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS, trẻ em sau khi bị cúm sởi, bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất.

Triệu chứng lang ben ở mặt

Các triệu chứng điển hình khi bị lang ben ở mặt như sau:

  • Trên da mặt xuất hiện các nốt ban dát hình tròn, hình oval hoặc hình đa cung màu trắng, nâu, hồng,...
  • Các ban dát có thể mọc rải rác hoặc liên kết tạo thành mảng lớn trên mặt, sau đó lan rộng xuống vùng cổ, ngực, lưng,...
  • Bề mặt da mặt bị tổn thương có vảy mịn, dễ bong và khi cạo ra như phấn.
  • Thông thường, lang ben ở mặt sẽ không gây ngứa hoặc chỉ ngứa ngáy mức độ nhẹ. Tuy nhiên khi đổ nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với ánh nắng, vùng da này sẽ bị châm chích.
  • Các vùng da bị bệnh có thể mờ hoặc tạm thời biến mất khi thời tiết mát mẻ.

Trên mặt xuất hiện các mảng da không đều màu 
Trên mặt xuất hiện các mảng da không đều màu

Biến chứng lang ben ở mặt

Chuyên gia cho biết, lang ben không gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên lang ben ở mặt gây ảnh hưởng đến những vấn đề về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, việc điều trị không đúng cách cũng dẫn đến một số biến chứng tiêu cực như sau:

  • Nhiễm trùng da: Các vùng da bị lang ben rất yếu, dễ bị kích ứng, nếu bị trầy xước và vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn đến nhiễm trùng, áp xe, hay viêm mô tế bào.
  • Da đổi màu vĩnh viễn: Những mảng da bị đổi màu trên mặt nếu không được điều trị sẽ có thể tồn tại vĩnh viễn trên mặt, gây ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Lang ben trên mặt sẽ khiến người bệnh tự ti, lo lắng, mặc cảm và thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ, đời sống tinh thần người bệnh.

Để ngăn ngừa các biến chứng này, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh bệnh sớm.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh lang ben ở mặt, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám như sau:

Khám lâm sàng: 

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ trao đổi cùng bệnh nhân về các triệu chứng da liễu hiện đang gặp, tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt - chăm sóc da hằng ngày.
  • Để kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác hơn, bác sĩ sẽ dùng đèn Wood soi ánh sáng tia cực tím lên da, nếu bị lang ben, vùng da đó sẽ có màu màu vàng sáng, màu vàng huỳnh quang hoặc có màu vàng xanh lá cây nhạt (màu do nấm Malassezia furfur phát ra).

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được chỉ định nhằm xác định chính xác tình trạng lang ben mặt của người bệnh.

  • Sinh thiết da: Bác sĩ tiến hành lấy 1 một mẫu da nhỏ từ vùng da đang tổn thương và kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm tìm dấu hiệu tồn tại của nấm.
  • Cạo vảy da soi tươi trong dung dịch KOH: Bác sĩ cạo da, lấy 1 ít tế bào nhiễm bệnh và ngâm trong kali hydroxit (KOH), sau đó quan sát mô bệnh dưới kính hiển vi để xác định bệnh lang ben.
  • Xét nghiệm nuôi cấy da: Tiến hành lấy mẫu da mặt đang nghi bị lang ben đem nuôi cấy trong môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

Xét nghiệm nuôi cấy da giúp phát hiện nấm gây bệnh
Xét nghiệm nuôi cấy da giúp phát hiện nấm gây bệnh

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ Da liễu sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị lang ben phù hợp cho từng bệnh nhân, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều trị lang ben ở mặt

Dưới đây là các phương pháp điều trị lang ben ở mặt được áp dụng phổ biến hiện nay.

Áp dụng mẹo dân gian

Mẹo dân gian được áp dụng cho các tường hợp lang ben ở mặt mức độ nhẹ.

Dùng rau răm

  • Tác dụng: Rau răm có chứa tinh dầu với thành phần chính là decanol và deanal, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Malassezia furfur gây bệnh lang ben. Bên cạnh đó, loại rau này có khả năng làm se da, giúp se khít lỗ chân lông và hạn chế tiết mồ hôi, từ đóp ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
  • Cách thực hiện: Giã nát rau răm, vắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị lang ben.

Dùng tỏi 

  • Tác dụng: Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của tỏi trong việc điều trị lang ben. Cụ thể, tỏi chứa allicin - một hợp chất có hoạt tính kháng nấm mạnh mẽ, giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm trên da.
  • Cách thực hiện: Giã nát tỏi, vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước cốt tỏi thoa đều lên vùng da bị lang ben và để khô tự nhiên. Thực hiện 2 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng lang ben cải thiện.

Chuối xanh

  • Tác dụng: Nhựa chuối xanh có chứa nhiều hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và chống viêm như polyphenol và flavonoid giúp tiêu diệt nấm Malassezia, giảm ngứa và làm mờ các mảng da sẫm màu.
  • Các thực hiện: Cắt chuối thành từng lát mỏng hoặc nghiền nát. Xoa chuối trực tiếp lên vùng da bị lang ben, massage nhẹ nhàng trong vài phút. Để nhựa chuối trên da trong 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Giấm táo

  • Tác dụng: Giấm táo có chứa axit axetic giúp tạo môi trường axit trên da, phá hủy môi trường phát triển của nấm gây lang ben. Bên cạnh đó, giấm táo cũng giúp làm sạch lỗ chân lông, sát khuẩn, ngăn ngừa bít tắc do bụi bẩn hoặc dầu nhờn trên da.
  • Cách thực hiện: Pha giấm táo loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Rửa sạch vùng da bị lang ben với nước ấm rồi thấm dung dịch giấm táo trên vào. Thoa đều rồi đợi 20 phút thì rửa lại với nước.

Giấm táo có tác dụng cải thiện lang ben ở mặt
Giấm táo có tác dụng cải thiện lang ben ở mặt

Các mẹo dân gian này cần được áp dụng đều đặn hằng ngày và kiên trì thực hiện trong 1 khoảng thời gian để phát huy tác dụng cải thiện bệnh lang ben ở mặt rõ ràng nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Phương pháp sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng cho các trường hợp từ nhẹ đến nặng. Loại thuốc được sử dụng trong điều trị lang ben là thuốc kháng nấm với dạng bôi và dạng uống.

  • Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi thường chứa các thành phần chống nấm như ketoconazole, clotrimazole, miconazole, terbinafine,...
  • Thuốc uống: Thuốc uống thường được sử dụng cho các trường hợp lang ben nặng, lan rộng khắp mặt hoặc không đáp ứng với thuốc bôi. Các loại thuốc uống thường dùng bao gồm fluconazole, itraconazole, terbinafine,...

Lang ben có thể tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Do đó, cần kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu da có bất kỳ phản ứng nào bất thường như ngứa, đỏ, sưng, nổi mẩn,... cần ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ Da liễu ngay lập tức.

Phòng tránh lang ben ở mặt 

Chuyên gia Da liễu hướng dẫn cách phòng ngừa lang ben mặt như sau:

  • Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da hoàn toàn.
  • Giặt chăn gối thường xuyên và không nên dùng chung với người khác để tránh lây nhiễm nấm.
  • Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, phổ rộng UVA/UVB, phù hợp với loại da và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất 20 phút.
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá nắng, đặc biệt các khung giờ từ 12 giờ - 14 giờ.
  • Nếu có cơ địa tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh, bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu để giảm bít tắc lỗ chân lông, tránh vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển gây bệnh. 
  • Lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với loại da và không gây kích ứng da. Thử các sản phẩm mới trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn mặt.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường vitamin A, vitamin C, vitamin E và khoáng chất như kẽm có lợi cho sức khỏe làn da.
  • Loại bỏ thực phẩm gây yếu da và dễ kích phát bệnh da liễu như đồ chiên xào dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường….
  • Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu như người có tiền sử gia đình mắc bệnh da liễu, người làm việc trong môi trường độc hại, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,... cần khám da liễu thường xuyên.

Bài viết cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến bệnh lý lang ben ở mặt. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, ngoại hình người mắc. Do đó, bạn cần chủ động trang bị kiến thức phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời nếu không may mắc phải.

Câu hỏi liên quan

Bị lang ben có chữa được không, chữa bằng cách nào và làm sao để hạn chế nguy cơ tái phát? Đây là những câu hỏi không ít người quan tâm tìm hiểu khi mắc...

Xem chi tiết

Lang ben là một bệnh da liễu phổ biến do nấm Malassezia gây ra, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của mọi người là liệu bệnh lang...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp