Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô là bài thuốc dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhiều người đã áp dụng ngay tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy thực sự lá tía tô có mang lại hiệu quả điều trị viêm da cơ địa không, nếu có thì cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Tác dụng của lá tía tô trong chữa viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm nhiễm ngoài da thường gặp với các triệu chứng đặc trưng là da bong tróc, thô ráp, viêm đỏ và ngứa ngáy. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc Tây y dưới dạng bôi và uống để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nếu bệnh chỉ gây tổn thương với mức độ nhẹ thì tốt nhất bạn nên tận dụng thảo dược tự nhiên để trị bệnh.
Tía tô là loại rau thơm thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình của người Việt. Ngoài làm thực phẩm, chúng còn được tận dụng trong Đông y giúp cải thiện rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dùng lá tía tô điều trị bệnh viêm da cơ địa là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, tía tô là dược liệu có tính ấm, chiết xuất chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
Khoa học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học trong lá tía tô và cho biết, dược liệu chứa rất nhiều chất có tác dụng dược tính như L-perilla alcohol, Xeton, Aldehyde, Perillaldehyd,… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm, chống dị ứng và chống oxy hóa rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Hàm lượng vitamin đa dạng trong lá tía tô còn giúp tăng cường sức đề kháng của da và hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra.
Ngoài ra, lá tía tô còn được rất nhiều chị em tận dụng để làm đẹp với công dụng là tẩy tế bào chết, cấp ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa, từ đó làn da sẽ trở nên trắng mịn và hồng hào hơn. Việc duy trì thói quen uống nước lá tía tô trong thời gian dài còn giúp đào thải độc tố, cải thiện chức năng gan và phòng ngừa các bệnh lý ngứa ngáy ngoài da.
- Xem Thêm: Viêm Da Cơ Địa Ở Da Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm Không Tái Phát
Hướng dẫn chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đúng cách
Dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa được ứng dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều cách khác nhau như dùng để đắp, nấu nước tắm, sắc nước uống,… Bạn hãy dựa vào tình trạng bệnh của bản thân mà lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là tổng hợp 5 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô và hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
1. Tắm nước lá tía tô chữa viêm da cơ địa
Tắm nước lá tía tô là phương pháp trị bệnh thích hợp áp dụng đối với những trường hợp viêm da cơ địa phát triển ở toàn thân. Nước lá tía tô có chứa một số hoạt chất có khả năng kháng viêm, khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Cách nấu nước lá tía tô dùng để tắm trị viêm da cơ địa khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300 gram lá tía tô tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
- Đun dược liệu trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy lượng nước thu được và bỏ bã
- Đổ nước dược liệu ra chậu, pha cùng với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân. Chú ý massage kỹ ở những vùng da bị tổn thương.
- Người bệnh nên tắm nước lá tía tô mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục trong nửa tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
2. Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc đắp
Nếu viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương trên vùng da nhỏ thì cách trị bệnh đơn giản nhất là giã nát dược liệu rồi đắp lên da. Chú ý vệ sinh da sạch sẽ trước đó để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh. Ở những trường hợp vùng da tổn thương có xuất hiện vết thương hở hoặc bị mưng mủ thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc đắp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30 gram lá tía tô tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút.
- Vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi cho vào máy xay nhuyễn. Khi xay bạn nên cho thêm một ít nước lọc để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, dùng khăn sạch lau khô rồi đắp dược liệu lên. Để yên chừng 15 phút rồi tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
- Người bệnh nên áp dụng bài thuốc đắp mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh thuyên giản, thời điểm thực hiện tốt nhất là sau khi tắm.
Xem Thêm: Bé Bị Viêm Da Cơ Địa Nên Tắm Lá Gì An Toàn, Nhanh Khỏi? Top 5 Loại Lá Cực Hiệu Quả Mà Mẹ Không Nên Bỏ Qua
3. Chườm lá tía tô sao nóng lên vùng da bị bệnh
Một cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô khá hiệu quả nữa là chườm nóng. Lúc này, bạn chỉ cần sao nóng lá tía tô và dùng để chườm trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Đây là phương pháp chữa trị thích hợp áp dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa khởi phát vào mùa đông khi thời tiết lạnh khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 20 gram lá tía tô qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo. Đem dược liệu đi sao nóng cho đến khi chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp.
- Cho dược liệu đã sao vào trong một tấm vải sạch, bọc kín lại rồi dùng để chườm lên vùng da bị bệnh. Chườm cho đến khi bọc dược liệu nguội hẳn là được.
- Thực hiện cách trị bệnh này mỗi ngày một lần cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn là được.
4. Uống nước sắc lá tía tô hỗ trợ điều trị bên trong
Uống nước sắc lá tía tô sẽ giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể, ngăn ngừa độc tố tích tụ dưới da và kích thích khởi phát phản ứng viêm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước sắc lá tía tô với liều lượng vừa đủ, không sử dụng thay thế cho nước trà.
Cách thực hiện:
- Làm sạch 350 gram lá tía tô rồi cho vào ấm đun cùng với 350ml nước lọc. Đun dược liệu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước sắc thu được và bỏ bã, sử dụng nước này để uống hết vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Nên uống nước lá tía tô sau khi đun khoảng 15 phút, người bệnh có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.
Bổ sung tía tô vào chế độ ăn uống
Ngoài việc thực hiện trị viêm da cơ địa bằng các cách ở trên, người bệnh cũng có thể bổ sung tía tô vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cách đơn giản nhất là ăn lá tía tô sống kèm với thức ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tía tô thành nhiều món ăn khác để sử dụng như cháo tía tô, trứng chiên lá tía tô,…
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn tía tô với liều lượng vừa đủ. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, chướng bụng.
- Xem Thêm: Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Những Gì? Tránh Xa Những Loại Thực Phẩm Này Để Ngăn Ngừa Bệnh Tái Phát
Lưu ý khi dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa tại nhà
Hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc từ lá tía tô khá chậm, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới dần chuyển biến tốt. Để quá trình chữa bệnh bằng lá tía tô có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, khi áp dụng bạn cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Cẩn trọng khi lựa chọn lá tía tô dùng để chữa bệnh. Nên ưu tiên chọn những lá tươi xanh, không quá non cũng không quá già, không bị sâu bệnh và không chứa hóa chất,… Cần ngâm dược liệu trong nước muối loãng trước khi điều chế thành thuốc trị bệnh.
- Nên thăm khám chuyên khoa và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào. Tránh tình trạng tốn nhiều thời gian và công sức thực hiện mà không mang lại hiệu quả trị bệnh.
- Dùng lá tía tô chữa bệnh đúng cách và đúng liều lượng, nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nước sắc lá tía tô cần được sử dụng hết trong ngày và tốt nhất là uống ngay sau khi đun sôi khoảng 15 phút, tuyệt đối không dùng nước đun dược liệu đã để qua đêm.
- Khi đun nước lá tía tô dùng để tắm hoặc uống thì bạn không nên đun quá lâu. Điều này sẽ khiến tinh dầu tía tô bị bay hơi và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
- Không dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa cho bà bầu và những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong tía tô. Sau khi áp dụng, nếu có cảm giác châm chích và đau rát dưới da thì phải ngừng lại và đến gặp bác sĩ.
- Dùng lá tía tô chữa bệnh chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng chứ không thể giải quyết được nguyên căn gây ra bệnh. Vì thế bạn không thể sử dụng thay thế cho phương pháp điều trị chuyên khoa.
- Sau thời gian dài áp dụng bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô, nếu triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên ngừng lại và tìm đến phương pháp chữa trị khác tích cực hơn.
- Chú ý đến nhiệt độ của nước lá tía tô khi tắm, không dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương cho da. Những trường hợp da có xuất hiện vết thương hở hoặc bị mưng mủ thì không được áp dụng bài thuốc bôi và đắp.
- Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh không nên sử dụng rượu bia và chất kích thích. Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, nọc độc động vật,…
- Chú ý vệ sinh da cẩn thận và thực hiện dưỡng ẩm cho da giúp làm dịu cơn ngứa ngáy. Không dùng tay để cào gãi lên da khi cơn ngứa bùng phát, thay vào đó bạn hãy tắm nước ấm hoặc chườm lạnh.
Trên đây là hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa bằng lá tía tô bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Bên cạnh việc thực hiện chữa bệnh bằng dược liệu, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Tốt hơn hết, bạn vẫn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Có thể bạn quan tâm: Sử Dụng Lá Chè Xanh Trị Viêm Da Cơ Địa Có Thực Sự Hiệu Quả? Giải Đáp Từ Chuyên Gia