Nội dung chính

Bà bầu uống thừa axit folic có sao không, cần sử dụng lượng bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi? Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung khá nhiều dưỡng chất, trong đó có axit folic. Tuy nhiên nhiều người đang sử dụng quá mức, dùng sai cách. Để biết chi tiết tác hại của việc dư thừa chất, mời quý độc giả tiếp tục theo dõi bài viết.

Lợi ích của axit folic (vitamin B9) đối với bà bầu

Axit folic, còn được gọi là vitamin B9, là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B phổ biến và quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Dưỡng chất này đóng vai trò hỗ trợ sự phát triển của thai nhi từ giai đoạn ban đầu. Cụ thể như sau:

  • Phát triển cơ bản: Axit folic tham gia vào quá trình tạo hình và phát triển của ống nơron, cơ quan và mô, từ đó hình thành nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Hình thành cấu trúc ống thần kinh:  Axit folic tham gia vào quá trình phát triển não bộ cũng như tạo ra các cấu trúc ống thần kinh cần thiết cho sự hoạt động thần kinh bình thường.
  • Ngăn ngừa khuyết tật ống Nơron: Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ ngừa các khuyết tật không đóng hoàn toàn hoặc hở ống nơron.
  • Phát triển hệ tuần hoàn: Hỗ trợ việc hình thành và phát triển của các mạch máu quan trọng, giúp cung cấp dưỡng chất và oxi cho sự phát triển toàn diện của em bé.
ba bau uong thua axit folic co sao khong
Axit folic trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển của thai nhi

Vậy bà bầu uống axit folic khi nào và cần dùng với liều lượng bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi tiếp chia sẻ bên dưới.

Bà bầu uống axit folic bao nhiêu là đủ?

Lượng axit folic được khuyến nghị cho bà bầu có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ. Dưới đây là từng giai đoạn bổ sung cụ thể:

  • Trước khi mang thai: Trong giai đoạn trước khi mang thai, phụ nữ nên bắt đầu bổ sung axit folic để chuẩn bị cho thai kỳ. Việc này giúp giảm nguy cơ phát triển các khuyết tật ống nơron ở thai nhi. Mức khuyến nghị thường là khoảng 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày.
  • Trong quá trình mang thai: Mức đề xuất thường là khoảng 600 – 800 mcg axit folic mỗi ngày. Nếu bà bầu có nguy cơ cao hoặc có tiền sử về các vấn đề khuyết tật ống nơron, bác sĩ có thể khuyên cung cấp liều cao hơn, khoảng 4,000 mcg axit folic/ngày.

Xem thêm: Mẹ Bầu Bị U Xơ Tử Cung Có Sinh Thường Được Không?

Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?

Mẹ bầu uống thừa axit folic có sao không? Câu trả lời là CÓ. Dù đây là dưỡng chất tốt nhưng nếu lạm dụng, dùng sai cách vẫn sẽ có nguy cơ gây ra các hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể gồm:

  • Co giật: Lượng axit folic khi ở mức cao hơn so với nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ dễ gây ra rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thai phụ có nguy cơ gặp co giật và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con.
  • Kìm hãm não bộ của thai nhi phát triển: Việc dư thừa axit folic trong giai đoạn mạng thai dễ khiến hormone insulin bị kìm hãm hoạt động, gây cản trở não bộ thai nhi phát triển. Trẻ khi chào đời sẽ có nhận thức, tư duy chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi.
  • Trẻ có nguy cơ nhẹ cân: Mẹ bầu uống thừa axit folic sẽ dễ làm hạn chế khả năng trao đổi chất của em bé. Thai nhi giảm hấp thụ kẽm, bị thiếu kẽm và dẫn tới vấn đề chậm phát triển, cân nặng nhẹ hơn so với mức tiêu chuẩn.
  • Trẻ bị rối loạn tâm lý: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc mẹ bổ sung dư thừa axit folic trong giai đoạn thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ gấp 2 lần so với bình thường.

Nhận biết dấu hiệu dư thừa axit folic

Bà bầu uống thừa axit folic có sao không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở trên. Nhưng thực tế vẫn có khá nhiều chị em nhầm lẫn các dấu hiệu của tình trạng này với ốm nghén khi thấy buồn nôn thường xuyên. Để chủ động hơn trong việc đánh giá sức khỏe, có thể dựa vào các đặc điểm sau:

  • Buồn nôn và nôn mửa: Uống axit folic ở liều lượng cao có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Tiêu chảy: Hệ tiêu hóa sẽ gặp phải trục trặc trong chức năng hoạt động do lượng axit folic dư thừa gây ra, từ đó hình thành tiêu chảy, cơ thể thai phụ bị mất nước khá nhanh chóng.
  • Cảm giác mệt mỏi: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi và không đủ năng lượng khi sử dụng axit folic ở liều lượng cao.
  • Thay đổi tâm trạng: Dư axit folic có thể dẫn tới cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc chán nản.
  • Rối loạn giấc ngủ: Một số người gặp khó khăn để vào giấc ngủ hoặc có giấc ngủ không đủ sâu, thường giật mình tỉnh giấc và trằn trọc cả đêm.
ba bau uong thua axit folic co sao khong
Bà bầu uống thừa axit folic có sao không? Cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, nôn mửa hơn

Uống thừa axit folic khi mang thai cần xử lý thế nào?

Khi bị dư thừa axit folic, các mẹ bầu cần nhanh chóng tới cơ sở y tế, thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Khi này, những biện pháp được áp dụng gồm:

  • Đánh giá sức khỏe: Bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ bầu và kiểm tra tình trạng sức khỏe, bao gồm cả việc xác định liều lượng axit folic bạn đang uống và thời gian bạn đã sử dụng chúng.
  • Điều chỉnh liều lượng: Các bác sĩ đề xuất điều chỉnh liều lượng axit folic hoặc dừng sử dụng tạm thời để giảm bớt các triệu chứng không mong muốn.
  • Kiểm tra sức khỏe thai nhi: Làm một số xét nghiệm hoặc siêu âm để kiểm tra sức khỏe của thai nhi và đảm bảo rằng không có ảnh hưởng nào đáng kể đến sự phát triển của bé.
  • Theo dõi triệu chứng: Mẹ bầu cần theo dõi bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải và báo cáo lại cho bác sĩ. Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, cần điều trị ngay lập tức.

Bà bầu uống thừa axit folic có sao không, dấu hiệu nhận biết như thế nào đã được giải đáp cụ thể. Đồng thời mẹ bầu cũng đã có thêm thông tin về liều lượng phù hợp để chủ động hơn trong việc bổ sung dưỡng chất. Ngoài ra, để an toàn nhất, chị em nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để có liệu trình uống folic sao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe thực tế.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ, tắm như thế nào là chuẩn? Chăm trẻ ở giai đoạn sơ sinh là thời kỳ khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi lần đầu làm...

Xem chi tiết

Axit folic là một trong những dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt ở chị em đang trong giai đoạn mang thai, giúp hình thành máu cũng như phân chia các...

Xem chi tiết

Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không, có những nguyên nhân nào khác gây chảy máu? Đây là vấn đề được không ít chị em quan tâm tìm hiểu. Thực tế, việc xuất...

Xem chi tiết