Viêm nang lông là bệnh lý xảy ra với những nốt mụn sần sùi, đỏ tấy, gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Vậy viêm nang lông nên tắm bằng gì để cải thiện tình trạng hiệu quả? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh từ các nguyên liệu quen thuộc quanh nhà.
Bị viêm nang lông nên tắm bằng gì?
Khi bị viêm nang lông, ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi, uống, sữa tắm, nhiều người cũng lựa chọn dùng các nguyên liệu tự nhiên để nấu nước tắm tại nhà. Trong đó, các mẹo được áp dụng và chia sẻ nhiều nhất phải kể tới gồm:
Tắm lá trà xanh
Lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi cho da, bao gồm:
- Polyphenol: Kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông.
- Tanin: Làm se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
- EGCG (Epigallocatechin gallate): Chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm lành tổn thương da.
Bên cạnh đó, tắm lá chè xanh còn mang lại những lợi ích:
- Làm mát và dịu da: Giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu do viêm nang lông gây ra.
- Kiểm soát dầu nhờn: Ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm nguy cơ hình thành mụn viêm.
- Thanh lọc cơ thể: Lá chè xanh có tính giải độc nhẹ, hỗ trợ đào thải độc tố qua da.
Cách thực hiện: Dùng 500gr lá chè xanh tươi, không bị dập nát, nước sạch, 1 túi vải mỏng (nếu có).
- Rửa sạch lá chè xanh, loại bỏ lá úa vàng. Ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Đun sôi một nồi nước lớn. Cho lá chè xanh vào nồi và đun thêm 10 – 15 phút với lửa vừa.
- Tắt bếp, để nước lá chè xanh nguội đến mức ấm vừa tắm. Có thể pha thêm nước ấm để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm.
- Cho nước lá chè xanh vào bồn tắm hoặc chậu tắm.
- Nếu sử dụng túi vải, hãy cho lá chè xanh đã đun vào túi và thả vào nước tắm. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng vớt bỏ bã chè sau khi tắm.
- Ngâm mình trong nước lá chè xanh khoảng 15 – 20 phút.
- Sau khi tắm, tráng sạch người lại với nước ấm và lau khô người bằng khăn mềm.
Viêm nang lông tắm lá gì? Lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có đặc tính sinh học nổi bật, trong đó đáng chú ý là:
- Tinh dầu trầu không: Chứa các hợp chất như estragol, methyl eugenol, với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm.
- Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành tổn thương da.
Những hoạt chất này có thể hỗ trợ giảm viêm và kháng khuẩn, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông.
Cách thực hiện: Dùng 200gr lá trầu không, nước sạch.
- Ngâm lá trầu không trong nước muối loãng 15p rồi rửa sạch.
- Vò nhẹ lá trầu và cho vào nồi, thêm nước sạch.
- Nấu sôi lá trầu trong khoảng 15 phút.
- Sau đó để nước trầu nguội bớt, thêm vào nước lạnh vừa đủ và tắm.
- Có thể ngâm nước lá trầu trong 15 phút.
- Cuối cùng tắm lại một lần nữa để làm sạch toàn thân.
Lá ổi
Lá ổi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng trong điều trị viêm nang lông. Thành phần nổi bật của lá là:
- Tanin: Có khả năng se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ viêm nang lông.
- Flavonoid: Mang đặc tính chống viêm, giúp làm dịu các nốt viêm nang lông.
- Quercetin: Một loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo tế bào da.
Theo đó, khi dùng lá ổi nấu nước tắm sẽ cho các tác dụng nổi bật như:
- Giảm ngứa ngáy: Lá ổi có tính làm mát và dịu da, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu do viêm nang lông gây ra.
- Kiểm soát nhờn: Giúp điều tiết bã nhờn trên da, từ đó giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn viêm.
- Hỗ trợ làm lành da: Các hoạt chất chống oxy hóa trong lá ổi có thể hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông.
Cách thực hiện: Dùng 300gr lá ổi bánh tẻ tươi, không bị sâu bệnh và nước sạch.
- Rửa sạch lá ổi, ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Cho lá ổi vào nồi và đun sôi trong 10 – 15 phút với lửa vừa.
- Sau đó để nước lá ổi nguội đến mức ấm vừa tắm.
- Hòa nước lá ổi vào bồn tắm.
- Ngâm mình trong bồn nước lá ổi khoảng từ 15 – 20 phút.
Lá tía tô
Viêm nang lông nên tắm bằng gì? Nước lá tía tô là gợi ý tiếp theo cho bệnh nhân. Lá tía tô từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, trong đó có tiềm năng hỗ trợ điều trị viêm nang lông. Lá chứa một số hoạt chất đáng chú ý, bao gồm:
- Acid rosmarinic (RA): Chống viêm, giúp làm dịu các nốt sần viêm nang lông.
- Flavonoid: Chống oxy hóa và kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành tổn thương da.
- Tinh dầu Perilla: Ức chế hoạt động của vi khuẩn, góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng nang lông.
Việc tắm lá tía tô có thể mang lại một số lợi ích cho tình trạng viêm nang lông, bao gồm:
- Đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy: Lá tía tô nhờ khả năng làm mát và dịu da sẽ hạn chế ngứa ngáy bởi bệnh viêm nang lông.
- Hạn chế tắc nghẽn nang lông: Kiểm soát quá trình tiết bã nhờn trên da, từ đó giảm thiểu nguy cơ tắc lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn viêm.
- Ngừa nhiễm trùng: Tinh dầu Perilla trong lá tía tô có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng nang lông.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 200gr lá tía tô tươi, không bị sâu bệnh.
- Rửa sạch lá tía tô, dùng muối loãng ngâm khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Đun sôi nước và cho lá tía tô vào nồi, nấu tiếp trong 5 – 7 phút với lửa vừa.
- Pha thêm nước ấm để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm.
- Ngâm toàn thân trong nước lá tía tô khoảng 15 – 20 phút.
Xem thêm thông tin: TOP 11 Thuốc Điều Trị Viêm Nang Lông Không Nên Bỏ Qua
Tắm lá gì trị viêm nang lông? Dùng lá lốt
Lá lốt là loại cây thân thảo, mọc hoang dại hoặc được trồng phổ biến ở Việt Nam. Lá lốt được sử dụng nhiều trong ẩm thực nhờ hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, ít người biết rằng lá lốt còn có một số hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Tinh dầu: Chứa các thành phần như eugenol, methyl eugenol, với đặc tính kháng khuẩn nhất định.
- Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường chống viêm.
Do đó, khi dùng lá lốt nấu nước tắm cho người bệnh viêm nang lông sẽ đạt được hiệu quả sau:
- Giảm ngứa ngáy khó chịu: Lá lốt giúp kiểm soát các cơn ngứa ngáy do lỗ chân lông bị viêm nhiễm.
- Hạn chế vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh trong lỗ chân lông bị ức chế, giảm nguy cơ phát triển, từ đó hạn chế viêm nang lông lan rộng hoặc mưng mủ.
- Làm lành da: Tăng cường hỗ trợ phục hồi để làm lành các tổn thương trên da, giúp da có đề kháng tốt hơn.
Cách thực hiện: Cần có 300gr lá lốt bánh tẻ, nước sạch.
- Sau khi ngâm nước muối và rửa sạch lá lốt, đem vò nhẹ lá và cho vào nồi nước sạch.
- Nấu sôi nước lá lốt, khi nước sôi hạ nhỏ lửa và đun tiếp trong 15 phút.
- Nước lá lốt thu được đem hòa thêm nước lạnh để tắm hoặc có thể đợi cho nước giảm nhiệt về mức ấm.
- Ngâm cơ thể và tắm nước lá lốt trong 10 – 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
Viêm nang lông nên tắm bằng gì? Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ, còn có tên gọi khác là đơn đỏ tía, đơn lá đỏ, mỏ vịt tía (tùy từng địa phương), là loại cây thân thảo mọc hoang dại hoặc được trồng làm cảnh. Trong dân gian, lá đơn đỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị viêm nang lông. Loại lá này có chứa một số chất như:
- Alkaloid: Có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ.
- Flavonoid: Giúp chống viêm nhiễm và ngăn chặn oxy hóa.
Vì vậy, người bệnh viêm nang lông có thể dùng lá đơn đỏ để nấu nước tắm giúp giảm tổn thương tại các lỗ chân lông, da bớt ngứa ngáy, tốc độ phục hồi cũng như hơn. Giảm rõ rệt các nốt mụn viêm sưng, ửng đỏ trên da.
Cách thực hiện: Lấy 250g lá đơn đỏ và nước sạch.
- Sơ chế lá đơn đỏ bằng cách ngâm và rửa nước muối loãng.
- Bắc nồi nước sạch, cho lá vào nấu sôi trong 20 phút.
- Nước lá đơn đỏ để nguội bớt sẽ đem đi tắm và dùng bã lá chà xát nhẹ lên da.
- Dùng nước sạch tắm lại 1 lần nữa và lau khô toàn thân.
Tham khảo: Trị Viêm Nang Lông Bằng Chanh Tại Nhà
Lá ngải cứu
Viêm nang lông nên tắm bằng gì? Lá ngải cứu từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng quý trong Y học cổ truyền. Gần đây, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng lá ngải cứu chứa một số hoạt chất có đặc tính tiềm năng trong điều trị viêm nang lông, bao gồm:
- Tinh dầu: Chứa các thành phần như cineol, thujone, cho hiệu quả kháng khuẩn nhất định.
- Flavonoid: Có tác dụng chống viêm cũng như ngăn chặn oxy hóa mạnh mẽ.
Nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm, sử dụng lá ngải nấu nước tắm sẽ giúp:
- Kích thích làm lành da, tái tạo các tế bào mới.
- Giảm ngứa ngáy, ửng đỏ và sưng mủ tại các lỗ chân lông.
- Tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe, có đề kháng tốt hơn.
- Da thông thoáng, đào thải hết độc tố, bụi bẩn và bã nhờn.
Cách thực hiện: Cần 300gr lá ngải cứu tươi, không bị sâu bệnh, nước sạch.
- Rửa sạch lá ngải cứu, đem ngâm nước muối thêm 15 phút.
- Đun sôi nước và co lá ngải cứu vào nồi, để sôi lửa nhỏ 10 – 15 phút.
- Để nước lá ngải cứu hạ nhiệt đến mức ấm vừa tắm hoặc pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm.
- Ngâm toàn thân trong bồn nước lá ngải cứu khoảng 15 – 20 phút rồi tắm lại lượt nữa.
Viêm nang lông nên tắm bằng lá khế
Khi nhắc đến mẹo trị viêm nang lông tại nhà, lá khế cũng là lựa chọn được không ít người áp dụng. Lá khế là loại lá quen thuộc với vị chua thanh, mang đến nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe làn da, đặc biệt với người bị bệnh viêm nang lông. Thành phần chính của lá gồm:
- Acid hữu cơ: Có đặc tính sát khuẩn – sát trùng.
- Flavonoid: Chống viêm nang lông hiệu quả.
Do đó, người bệnh có thể tận dụng lá khế để chữa viêm nang lông tại nhà, từ đó đẩy lùi các dấu hiệu:
- Da tiết nhiều bã nhờn, tích tụ bụi bẩn trong lỗ chân lông khiến viêm nhiễm nặng hơn.
- Các nốt mụn sưng đỏ, ngứa và đau nhức.
- Viêm nang lông lan rộng, khó kiểm soát, gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
Cách thực hiện: Dùng 300gr là khế già và tươi.
- Ngâm lá khế trong nước muối 15 phút, rửa sạch thêm nhiều lần.
- Nấu sôi 1 nồi nước, cho lá khế vào và đun tiếp trong 15 phút.
- Nước lá khế đem hòa thêm nước lạnh hoặc đợi cho nguội bớt.
- Dùng nước lá để tắm và ngâm rửa toàn thân.
- Sau đó tiếp tục tắm lại thêm 1 lần với nước sạch.
Có thể bạn quan tâm: Đánh Giá 8 Sản Phẩm Sữa Tắm Điều Trị Viêm Nang Lông Tốt Nhất
Ưu nhược điểm khi dùng lá tắm trị viêm nang lông
Mặc dù không thể phủ nhận rằng việc sử dụng các loại lá trong tự nhiên có thể giảm thiểu tổn thương của viêm nang lông. Nhưng biện pháp này vẫn có những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
- Đặc tính kháng khuẩn: Lá trầu không, trà xanh… có chứa các hoạt chất có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nang lông.
- Tác dụng chống viêm: Lá tía tô, ngải cứu… cung cấp những chất giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Kiểm soát nhờn: Lá ổi, trà xanh… giúp điều tiết bã nhờn trên da, từ đó giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn viêm.
Nhược điểm:
- Nguy cơ kích ứng da: Một số loại lá tắm có thể gây kích ứng da, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm.
- Không điều trị tận gốc: Viêm nang lông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như rối loạn nội tiết tố, mặc quần áo quá chật hoặc cạo lông không đúng cách. Lá tắm chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, giảm ngứa tạm thời, không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
- Hiệu quả khác biệt tùy từng người: Hiệu quả của các hoạt chất trong lá phụ thuộc vào nồng độ, cách bào chế, khả năng đáp ứng của mỗi cơ địa. Do đó, cùng 1 nguyên liệu nhưng có thể cho ra tác dụng nhiều ít khác nhau.
Do vậy, khi có ý định dùng lá tắm chữa viêm nang lông, bệnh nhân nên chú ý cân nhắc kỹ lưỡng và nên tham khảo tư vấn từ các bác sĩ.
Viêm nang lông nên tắm bằng gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở trên. Cùng với đó là các ưu nhược điểm khi sử dụng. Bạn đọc hãy tham khảo để có thể chọn cho mình các giải pháp phục hồi làn da bị tổn thương một cách phù hợp nhất.
Xem thêm: