Nội dung chính

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại nang lông, thường dẫn đến các biểu hiện như mụn mủ, sưng tấy, ngứa rát,… ảnh hưởng đến thẩm mỹ da. Bệnh gặp phải ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các cách trị viêm nang lông hiệu quả.

Cách chữa trị viêm nang lông bằng thuốc Tây

Việc lựa chọn thuốc điều trị viêm nang lông sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sức khỏe tổng thể của bạn. Hiện nay, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng những thuốc chữa viêm nang lông sau:

Nhóm thuốc bôi

Sử dụng để điều trị tại chỗ và thường dùng khi viêm nang lông ở diện tích nhỏ, những thuốc đó là:

  • Mupirocin 5% dạng bọt: Đây là dạng bào chế mới của Mupirocin, giúp tăng cường khả năng thẩm thấu và hiệu quả điều trị viêm nang lông do vi khuẩn.
  • Clindamycin 1% dạng gel: Dạng gel này giúp giảm nguy cơ kích ứng da so với dạng kem truyền thống, phù hợp cho da nhạy cảm.
  • Axit Azelaic 15% dạng gel: Axit Azelaic có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tình trạng tăng sắc tố da, giúp cải thiện các vết thâm do viêm nang lông.
Cách điều trị viêm nang lông bằng thuốc Tây cần phải được bác sĩ kê đơn
Cách điều trị viêm nang lông bằng thuốc Tây cần phải được bác sĩ kê đơn

Cách trị viêm nang lông bằng thuốc uống

Áp dụng để điều trị toàn thân, bệnh nhân thường sẽ được tư vấn dùng các thuốc gồm:

  • Minocycline: Loại kháng sinh đường uống này có hiệu quả cao trong điều trị viêm nang lông do vi khuẩn nặng, đặc biệt là những trường hợp kháng các loại kháng sinh khác.
  • Spironolactone: Thuốc có tác dụng điều hòa nội tiết tố, giúp giảm tiết bã nhờn và cải thiện tình trạng viêm nang lông ở phụ nữ. Đặc biệt là những người có hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, người bệnh cũng thường được chỉ định dùng những thuốc nhóm kháng sinh, kháng nấm, retinoid, corticosteroid dạng uống, bôi như: Neomycin, Clotrimazole, Ketoconazole, Hydrocortisone, Adapalene, Amoxicillin, Doxycycline, Itraconazole, Fluconazole,…

Đồng thời, phác đồ có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi và thuốc uống để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn trong các trường hợp viêm nang lông nặng hoặc dai dẳng.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng thuốc trị viêm nang lông cần có sự kê đơn của bác sĩ da liễu.
  • Nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian sử dụng.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất cứ nhóm thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,…
  • Ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bệnh viêm nang lông bằng thuốc với các phương pháp điều trị khác như laser, giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông và giảm nguy cơ tái phát.

Đọc thêm thông tin: TOP 10+ Kem Trị Viêm Nang Lông Phát Huy Hiệu Quả Cực Nhạy

Cách điều trị viêm nang lông tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Viêm nang lông có thể cải thiện được thông qua một số nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong đời sống. Bệnh nhân có thể tham khảo thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm, giúp làm dịu các nốt viêm, giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình lành da.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị viêm nang lông, để trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể trộn mật ong với sữa chua hoặc bột yến mạch để tăng thêm công dụng.

  • Tỏi

Tỏi nổi bật với vai trò kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.

Cách sử dụng: Nghiền nát tép tỏi tươi, trộn với một ít dầu dừa hoặc mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị viêm nang lông, để trong 15 – 20 phút trước khi rửa lại.

  • Nha đam (lô hội)

Nha đam có tác dụng làm mát, kháng viêm và sát khuẩn, giúp giảm ngứa rát, sưng tấy và hỗ trợ da tái tạo nhanh hơn.

Cách sử dụng: Lấy gel từ lá nha đam tươi, thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông, để trong 15 phút, sau đó vệ sinh lại với nước sạch.

Nha đam giúp làm dịu da và giảm kích ứng
  • Chanh

Loại quả này có tính axit, giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết và se khít lỗ chân lông, đồng thời có tác dụng sát khuẩn nhẹ.

Cách sử dụng: Pha loãng nước cốt chanh với nước theo tỷ lệ 1:1, thoa lên vùng da bị viêm nang lông bằng bông gòn. Để lớp nước chanh trên da trong 10 – 15 phút và rửa lại.

  • Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm nang lông.

Cách sử dụng: Giã nát lá trầu không, trộn với một ít muối và nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị viêm nang lông, để trong 15 phút cho lá trầu phát huy tác dụng và rửa lại.

Lưu ý:

  • Nên thử các nguyên liệu này trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn bộ vùng da bị viêm nang lông để kiểm tra kích ứng.
  • Nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Việc sử dụng các biện pháp không thể thay thế cho điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật y khoa khác. Người bệnh chỉ nên áp dụng với mục đích hỗ trợ.

Xem thêm: Chia Sẻ Phương Pháp Trị Viêm Lỗ Chân Lông Bằng Muối

Các biện pháp chăm sóc ở nhà

Bệnh nhân cần có các cách chăm sóc tại nhà hợp lý để kiểm soát viêm nang lông, hỗ trợ da bình phục cũng như giảm nguy cơ tái phát. Cụ thể các phương pháp gồm:

  • Tắm rửa đều đặn hàng ngày và sau khi tắm cần lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Nếu cơ thể vận động mạnh, chơi thể thao hoặc khuân vác đổ nhiều mồ hôi, nên đi tắm ngay sau đó để làm sạch lỗ chân lông.
  • Tẩy da chết mỗi tuần 1 – 2 lần, sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, phù hợp với da của bạn. Sau đó nên thoa kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da.
  • Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên UVA/UVB ở phổ rộng hàng ngày trước khi ra ngoài, cần thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi đổ mồ hôi, bơi lội.
  • Hãy tập thể thao, chạy bộ, chơi cầu lông,…, ngủ đủ giấc để tăng cường miễn dịch và giảm stress.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da bị viêm nang lông. Những sản phẩm này thường có thành phần dịu nhẹ, chiết xuất tự nhiên, không gây kích ứng da và giúp làm dịu các nốt viêm.
Thể dục thể thao giúp tăng miễn dịch và đào thải độc tố khỏi da

Bị viêm nang lông nên ăn gì và kiêng đồ gì?

Trong suốt quá trình điều trị viêm nang lông, việc ăn gì và kiêng thực phẩm nào có ý thể góp phần vào việc thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh. Đồng thời còn hỗ trợ giảm ngứa ngáy, sưng đau cho bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần chú ý cách ăn uống như sau:

Thực phẩm nên dùng:

  • Nhóm vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo da và giảm viêm. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bông cải xanh, rau bina, gan bò, trứng,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của nấm khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành da. Có thể bổ sung những loại như: Cam, quýt, bưởi, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua,…
  • Vitamin E: Giảm viêm và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Nên thường xuyên sử dụng: Hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu ô liu, bơ, bông cải xanh, rau bina,…
  • Nhóm omega-3: Có đặc tính chống viêm giúp giảm sưng tấy và kích ứng da. Bệnh nhân nên ăn: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, quả óc chó, hạt chia, dầu hạt lanh,…
  • Sữa chua: Chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe da.
  • Nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp giữ cho da luôn đủ độ ẩm, mềm mại và khỏe mạnh.
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm cần kiêng:

  • Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ: Làm tăng tiết bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nang lông. Cần tránh các món lẩu cay, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…
  • Đồ ngọt: Làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến da dễ bị tổn thương. Hạn chế tối đa sử dụng bánh ngọt, kem, chè, các loại kẹo và nước ngọt,…
  • Rượu bia, cà phê: Dễ làm da mất nước, khiến da khô và bị kích ứng nặng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều muối, chất béo không tốt và phụ gia thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Nếu bạn có cơ địa dị ứng, hãy hạn chế hải sản, thịt bò, đậu phộng, trứng,…

Qua bài viết này, bạn đọc đã có được những thông tin quan trọng về cách trị viêm nang lông hiệu quả. Khi có nhu cầu sử dụng bất cứ phương pháp nào, bệnh nhân hãy tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo có phù hợp với cơ thể cũng như hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn.

Xem thêm thông tin:

Câu hỏi liên quan

Viêm lỗ chân lông với sự xuất hiện của những nốt mụn sần đỏ trên da gây đau rát và ngứa ngáy. Da bị tổn thương và trực tiếp ảnh hưởng tới ngoại hình của...

Xem chi tiết

Viêm nang lông là bệnh lý xảy ra với những nốt mụn sần sùi, đỏ tấy, gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Vậy viêm nang lông nên tắm bằng gì để cải thiện tình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa