Tinh trùng yếu là nguyên do hàng đầu khiến nam giới bị vô sinh, hiếm muộn. Do đó, nam giới không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị từ sớm. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới nguyên nhân, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh, các biện pháp điều trị cũng như phòng hiệu quả.
Định nghĩa tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu tinh trùng không có khả năng di chuyển, có số lượng ít hoặc hình dạng không bình thường. Tinh binh cần phải có khả năng di chuyển mạnh mẽ và hiệu quả để có thể tiếp cận và thụ tinh trứng. Nếu không có khả năng di chuyển hoặc di chuyển yếu, có thể dẫn đến vấn đề về tinh trùng yếu.
Theo đó, tỷ lệ tinh trùng di động nếu thấp hơn 75% tức là nam giới đã bị tinh trùng yếu. Tình trạng này sẽ làm giảm khả năng thụ thai, quá trình thụ thai mất nhiều thời gian hơn hoặc thậm chí không thành công.
Nguyên nhân khởi phát có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố xuất phát từ lối sinh hoạt hàng ngày của nam giới. Theo đó, cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám để có thể điều trị dứt điểm.
Tham khảo: Xuất Tinh Ít: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nguyên nhân gây tinh trùng yếu
Tinh trùng bị yếu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do như lối sống, cách ăn uống, di truyền, bệnh lý,... Cụ thể như sau:
- Di truyền: Một số trường hợp suy yếu tinh trùng có thể do các vấn đề gen di truyền, đột biến gen có thể làm giảm sản xuất tinh trùng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng di chuyển của chúng.
- Lối sống không lành mạnh: Các thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng cà phê, sử dụng ma túy, tiêu thụ thuốc lá điện tử và tiếp xúc với các chất độc hại khác sẽ nhanh chóng làm chết tinh trùng, giảm khả năng di động.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không cân đối và thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như kẽm, axit folic, vitamin C và E là nguyên nhân phổ biến làm giảm cả số lượng và chất lượng tinh bình.
- Bệnh lý: Nam giới mắc các bệnh viêm tuyến tiền liệt, tăng estrogen, suy giảm tuyến yên, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh gan đều có nguy cơ bị tinh trùng yếu, sinh lý suy giảm một cách rõ rệt.
- Áp lực tâm lý: Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm rất dễ gây rối loạn chức năng sinh lý, làm yếu tinh trùng kèm theo xuất tinh sớm, rối loạn cương dương và giảm ham muốn quan hệ.
Triệu chứng tinh trùng yếu
Tinh trùng bị giảm chất lượng có thể nhận biết được thông qua một số dấu hiệu khá rõ rệt như sau:
- Tinh dịch loãng: Trong mỗi 1ml tinh dịch sẽ có tớ 60 - 80 triệu tinh trùng và ở dạng kết dính, đặc vừa phải. Nhưng với người bị tinh trùng yếu sẽ thấy chất dịch khá loãng, màu nước vo gạo, chạm vào không có cảm giác sệt.
- Chất dịch đông đặc: Ở nhiều trường hợp, tinh dịch xuất ra sẽ khá đặc quánh, dù đã ở môi trường ngoài khá lâu nhưng chất dịch không thể hóa lỏng. Cũng bởi vậy nên sẽ gây cản trở cho quá trình tinh binh di chuyển vào tử cung để thụ tinh.
- Màu sắc bất thường: Những nam giới bị suy yếu chất lượng tinh trùng sẽ thấy dịch tiết ra có thể làm xanh, nâu hoặc vàng. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nam khoa và có mức độ nguy hiểm cao. Ngoài ra còn kèm thêm triệu chứng đau bụng, đau dương vật, xuất tinh kèm theo máu.
- Vón cục tinh trùng: Là trạng thái khi tinh dịch tiết ra sẽ thấy các cục nhỏ màu trắng như hạt gạo, bóp ra khá bột. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có rất nhiều tinh trùng bị chết, mất hoàn toàn khả năng di động.
Biến chứng tinh trùng yếu
Nếu nam giới bị tinh trùng yếu và không có biện pháp điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ xảy ra các ảnh hưởng tiêu cực sau đây:
- Khả năng thụ thai giảm: Tinh trùng yếu có thể làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng, nam giới sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể có con hoặc thậm chí không có cả khả năng làm bố.
- Gây áp lực tâm lý: Bệnh có thể gây ra những gánh nặng tâm lý và căng thẳng cho nam giới, đặc biệt là khi người bệnh đang rất cố gắng có con và gặp phải khó khăn trong quá trình thụ thai.
- Tình cảm gia đình rạn nứt: Tinh trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng sinh lý cũng như hạn chế vấn đề có con, điều này rất dễ gây ra các mâu thuẫn trong quan hệ gia đình. Làm tình cảm vợ chồng dễ xảy ra sứt mẻ, rạn nứt.
- Tiềm ẩn bệnh lý: Tình trạng tinh trùng yếu còn có thể là cảnh báo cho nhiều bệnh lý nam khoa đáng lo ngại. Nếu không chữa trị sớm còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sẽ gặp nhiều biến chứng.
Chẩn đoán tinh trùng yếu
Ngoài việc thăm khám bằng mắt thường về trạng thái của tinh dịch, ghi nhận các thông tin liên quan tới sức khỏe, tiền sử bệnh lý, tần suất quan hệ của bệnh nhân, các bác sĩ còn yêu cầu một số kiểm tra như:
- Siêu âm, sinh thiết tinh hoàn và tuyến tiền liệt.
- Phân tích gen.
- Kiểm tra hormone nội tiết tố nam và xét nghiệm nước tiểu, máu.
Khi đã có được kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Điều trị tinh trùng yếu
Khi nam giới bị tinh trùng yếu, có thể tận dụng các mẹo cải thiện tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ, với các ca bệnh nặng hơn sẽ cần có phác đồ điều trị Tây y.
Mẹo chăm sóc tại nhà
Phương pháp này thường dùng cho những nam giới bị tinh trùng yếu do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tâm lý thường xuyên chịu nhiều áp lực. Theo đó, những mẹo có thể áp dụng gồm:
Mật ong và trứng gà
Cả hai đều là những nguồn dưỡng chất tự nhiên có thể có lợi cho sức khỏe sinh sản nam giới. Trứng gà giàu protein, giúp tăng cường sản xuất tinh trùng, trong khi đó mật ong cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cả mật ong và trứng đều có nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin sẽ cải thiện chất lượng tinh trùng, khả năng sinh lý nam giới và cân bằng hormone.
Cách sử dụng:
- Đập 1 quả trứng gà vào bát và dùng máy đánh bông, sau đó thêm 1 thìa mật ong trộn đều.
- Ăn trực tiếp hỗn hợp mỗi tuần 2 - 3 lần để thấy sự cải thiện rõ rệt.
Lá hẹ
Lá hẹ là một loại rau rất phổ biến trong ẩm thực và cũng được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị tinh trùng yếu. Hẹ chứa nhiều axit folic, vitamin C, vitamin K, kali, sắt, có thể hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới và cải thiện chất lượng tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai. Đồng thời loại lá này còn hạn chế căng thẳng và giúp tăng cường sự lưu thông máu tới dương vật.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch một nắm lá hẹ, sau đó cho vào bát sạch, thêm một chút nước sôi.
- Chưng cách thủy lá hẹ trong khoảng 20 phút rồi lấy ra ăn cả nước và cái.
- Nên duy trì việc sử dụng lá hẹ mỗi ngày cho tới khi chất lượng tinh trùng đã tốt hơn.
Cháo gấc gừng
Đây là một món ăn truyền thống khá quen thuộc và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe sinh lý nam. Gấc giàu vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng cường sinh lý nam giới. Gừng cũng có tính năng kích thích và cải thiện độ di động của tinh binh. Đồng thời, cả 2 nguyên liệu đều có khả năng tăng cường lưu thông máu tới hệ thống sinh dục nam giới. Vậy nên những người đang bị tinh trùng yếu có thể tham khảo theo công thức dưới đây.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm gấc, gừng và gạo nếp.
- Lấy một ít gạo nếp và ninh chín mềm.
- Tách bỏ hạt gấc và xay nhuyễn thịt gấc cùng với gừng.
- Trộn hỗn hợp gạo nếp, gấc và gừng lại với nhau, sau đó tiếp tục nấu cho sôi đều, sau đó nêm nếm một chút muối cho dễ ăn.
- Nên ăn cháo gấc gừng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tây y chữa trị tinh trùng yếu
Có khá nhiều loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị tinh trùng yếu tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để chữa trị tinh trùng yếu:
- Thuốc tăng testosterone: Testosterone là hormone quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng. Do đó, các loại thuốc như testosterone gel, testosterone patch hoặc testosterone injections có thể được sử dụng để tăng cường sản xuất testosterone và cải thiện tình trạng tinh trùng yếu.
- Thuốc tăng lưu thông máu: Viagra, Cialis được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng cũng có thể hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận sinh dục nam giới và cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Thuốc chống oxy hóa: Các loại thuốc chống oxy hóa chứa vitamin E, vitamin C và selenium có thể giúp giảm tỷ lệ tinh trùng yếu do tổn thương oxy hóa.
- Thuốc kháng vi khuẩn: Trong trường hợp tinh trùng yếu xảy ra bởi các vấn đề vi khuẩn hoặc nhiễm trùng, các loại thuốc kháng vi khuẩn như antibiotics có thể được sử dụng để điều trị và cải thiện tình trạng này.
Khi các phương thuốc không cho hiệu quả tốt hoặc cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, có thể cần chuyển sang chữa ngoại khoa. Ngoài ra, với nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh cũng sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Ăn gì, kiêng gì cải thiện tinh trùng yếu?
Để cải thiện tình trạng tinh trùng yếu, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp ích không ít. Theo đó, nam giới cần biết các thực phẩm có lợi và có hại gồm:
Nhóm thực nên dùng:
- Cá hồi và cá ngừ: Chứa axit béo omega-3, loại chất béo không bão hòa cần thiết cho việc tạo ra tinh trùng có chất lượng tốt.
- Trứng: Là nguồn protein chất lượng cao và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như selen và vitamin E, giúp tăng cường sức khỏe tinh trùng.
- Hạt hướng dương và hạt hạnh nhân: Giàu vitamin E và kẽm, hai chất này được biết đến là có thể kích thích sản xuất tinh trùng.
- Rau xanh và hoa quả tươi: Cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa và dưỡng chất, giúp bảo vệ tinh trùng khỏi tổn thương.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Bổ sung protein và canxi, nhờ đó cải thiện tình trạng tinh trùng yếu hiệu quả.
Nhóm thực phẩm cần kiêng:
- Thức ăn chứa đường: Những thực phẩm có lượng đường cao thường dễ tăng cường insulin, có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng tinh trùng.
- Chất béo bão hòa cao: Chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa, đặc biệt là chất béo trans, có thể gây ra vấn đề về độ di động của tinh trùng.
- Cafein: Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hormone và làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Cần hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cafein như cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffeine.
- Chất kích thích: Thuốc lá và các chất kích thích khác có thể gây hại cho sức khỏe tinh trùng cũng như khả năng sinh lý tổng thể.
Phòng tránh tinh trùng yếu
Để hạn chế xảy ra tình trạng tinh trùng yếu, nam giới cần có lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái lạc quan. Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc cụ thể:
- Thuốc lá, rượu và các loại chất kích thích có thể gây hại cho sức khỏe tinh trùng. Do đó nam giới nên giảm hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ sống hoàn toàn có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như duy trì tinh trùng khỏe mạnh.
- Tránh tiếp xúc với chất độc hại: Tiếp xúc dài hạn với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất làm sạch môi trường làm việc hoặc nơi sống có thể gây tổn thương tinh trùng. Nếu là do tính chất công việc, cần sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ và hãy thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Thực tế nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng. Nam giới cần tránh sử dụng quá nhiều bồn tắm nóng, đeo quần lót quá chật và đặt điện thoại di động ở túi quần trong thời gian dài.
- Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng: Thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng. Hãy giữ cân nặng phù hợp bằng cách kết hợp chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn.
- Tránh căng thẳng: Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy nam giới hãy cố gắng duy trì đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nếu có áp lực hãy giải tỏa bằng việc ngồi thiền, yoga, đọc sách, đi bộ hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm: Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, như rối loạn hormone hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt, tinh hoàn.
Tinh trùng yếu là tình trạng bất cứ nam giới nào cũng có thể gặp phải. Do đó, mỗi người cần có những hiểu biết nhất định về vấn đề này để kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp. Hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, kết hợp ăn uống nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp cải thiện sức khỏe sinh sản một cách đáng kể.