Nội dung chính

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là mẹo được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác. Rất nhiều người đã áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả tích cực, nhưng cũng có người còn nghi ngại về hiệu quả trị bệnh của phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá khế trong chữa bệnh viêm da cơ địa và các cách thực hiện.

Công dụng của lá khế trong chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một thể chàm mãn tính, bệnh xảy ra do tác động từ yếu tố cơ địa nên rất khó điều trị dứt điểm. Khi bệnh khởi phát, các triệu chứng của bệnh khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách và xử lý kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm và để lại sẹo thâm trên bề mặt da. Tận dụng thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh được rất nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng. Thường dùng là lá khế, cây vòi voi, lá trầu không,…

Khế là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở nước ta. Quả khế thường được sử dụng để ăn như trái cây, ngoài ra chúng còn được chế biến thành nhiều món ăn tạo nên nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam. Lá khế tưởng chừng như không có tác dụng gì nhưng thực sự thì chúng còn khả năng trị bệnh rất tốt. Từ xa xưa, ông cha ta đã tận dụng lá khế trong các bài thuốc đông y trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh lý ngoài da nói chung.

Lá khế có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da rất tốt
Lá khế có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da rất tốt

Theo Đông y, lá khế là dược liệu có tính mát và không chứa độc tố, khi đi vào cơ thể chúng sẽ có công dụng thanh nhiệt giải độc, thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý ngứa ngáy ngoài da do tích tụ độc tố. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, lá khế chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý như saponin, quercetin, vitamin, khoáng chất,… Nếu sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp giảm nhẹ phản ứng viêm, sát khuẩn làm sạch da và bổ sung dưỡng chất để làm lành tổn thương do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian nên hiệu quả mang lại sẽ có sự khác nhau giữa từng trường hợp. Dựa vào mức độ bệnh trạng, cách thực hiện và khả năng hấp thu của cơ địa mà quá trình điều trị bệnh có thể ngắn hoặc dài. Có nhiều trường hợp chỉ sau vài ngày áp dụng đã thấy bệnh chuyển biến tốt, nhưng cũng có nhiều người kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài nhưng vẫn không thấy bệnh chuyển biến tích cực. Vì thế, bạn chỉ nên dùng lá khế như một phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không nên quá phụ thuộc.

Có thể bạn quan tâm: ngải dại chữa viêm da cơ địa liệu có hiệu quả? Top các cách cải thiện bệnh

6 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều mẹo trị bệnh viêm da cơ địa bằng lá khế như nấu nước tắm, sắc nước uống, chườm đắp trực tiếp,… Bạn có thể thực hiện phối hợp nhiều phương pháp với nhau giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Dưới đây là tổng hợp 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế và hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

1. Nấu nước lá khế tắm và vệ sinh da

Nấu nước lá khế tắm mỗi ngày giúp làm dịu cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra
Nấu nước lá khế tắm mỗi ngày giúp làm dịu cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra

Dùng nước lá khế để vệ sinh da giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và bổ sung dưỡng chất làm se vết thương. Ở những trường hợp bệnh gây tổn thương trên vùng da lớn, bạn có thể dùng nước đun lá khế để tắm toàn thân. Khi nấu nước lá khế vệ sinh da bạn cần chú ý đến liều lượng, nước quá đặc hay quá loãng đều ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho 2 lít nước vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi, khi nước sôi bùng lên thì vò nát lá khế rồi cho vào nồi nấu chung.
  • Đun lá khế trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu rồi pha cùng với nước lạnh cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc tắm, phần bã dược liệu thì dùng để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau 15 phút thì dùng khăn sạch lau khô người rồi mặc quần áo, không cần phải tắm lại với nước sạch.

2. Đắp lá khế chữa viêm da cơ địa

Ở bài thuốc đắp chữa viêm da cơ địa, bạn nên dùng kết hợp lá khế với một ít muối hạt giúp tăng độ sát khuẩn. Trước khi đắp thuốc, cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá khế bánh tẻ tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi để cho ráo nước.
  • Giã nát lá khế tươi cùng với một ít muối hạt, dùng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Cố định dược liệu trên da khoảng 15 phút để da có thời gian hấp thụ dược tính. Sau đó gỡ ra rửa sạch lại với nước mát.
  • Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
Dùng kết hợp lá khế tươi với muối hạt để điều chế thành bài thuốc đắp trị bệnh
Dùng kết hợp lá khế tươi với muối hạt để điều chế thành bài thuốc đắp trị bệnh

3. Chà xát lá khế tươi lên da

Tổn thương do viêm da cơ địa gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở trường hợp này bạn có thể vò nát lá khế rồi dùng để chà xát lên da. Khi thực hiện chỉ dùng lực vừa đủ để tránh gây trầy xước và tạo vết thương hở trên da.

Cách thực hiện:

  • Lá khế tươi sau khi thu hái về đem rửa sạch bụi bẩn bám quanh, ngâm trong nước muối để diệt khuẩn rồi vớt ra để cho ráo.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch sẽ, vò nát lá khế đã chuẩn bị rồi dùng để chà xát nhẹ nhàng lên da.
  • Sau khoảng 15 phút bạn chỉ cần vệ sinh da lại với nước ấm là được.

4. Chườm lá khế sao nóng

Sao nóng lá khế dùng để chườm lên da sẽ giúp quá trình hấp thu dược tính tại lớp biểu bì da diễn ra dễ dàng hơn. Nhiệt độ ấm nóng từ dược liệu còn kích thích tuần hoàn máu đến biểu bì da, giúp làm lành tổn thương do bệnh gây ra và giảm ngứa hiệu quả. Cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu khi chườm, tránh để da bị bỏng và khiến triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi rồi đem làm sạch tương tự như các cách trên. Sau đó cho lá khế vào chảo sao nóng cho đến khi khô quéo lại lại được.
  • Cho lá khế sao nóng ra một tấm vải mỏng sạch, đợi cho nguội bớt rồi bọc lại dùng để chườm lên vùng da bị bệnh.
  • Khi chườm, không để cố định túi dược liệu tại một chỗ quá lâu để tránh gây bỏng da.
  • Thực hiện cách chữa bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.
Sao nóng lá khế tươi dùng để chườm đắp lên vùng da bị tổn thương
Sao nóng lá khế tươi dùng để chườm đắp lên vùng da bị tổn thương

5. Kết hợp uống nước sắc lá khế

Uống nước lá khế sẽ giúp thanh nhiệt giải độc từ bên trong và mang lại hiệu quả chữa trị lâu dài. Tuy nhiên, bài thuốc uống mang lại hiệu quả rất chậm, người bệnh nên dùng kết hợp với bài thuốc chườm đắp hoặc tắm. Bạn có thể sắc nước lá khế uống để trị bệnh theo hướng dẫn bên dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá, hoa và cành khế tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn. Sau đó cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ.
  • Bắc nồi lên bếp đun sôi lên rồi vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp và chắt lấy nước.
  • Sử dụng nước lá khế uống thay thế cho nước lọc, thực hiện liên tục trong khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

6. Dùng kết hợp lá khế cùng với một số dược liệu khác

Ngoài các cách dùng độc vị dược liệu ở trên, bạn cũng có thể kết hợp lá khế với một số dược liệu tự nhiên khác có công dụng tương tự để trị bệnh. Cách này sẽ giúp làm tăng thành phần dược tính trong bài thuốc và nâng cao hiệu quả mang lại. Người bệnh tuyệt đối không tự ý phối hợp dược liệu chữa bệnh mà phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Cách thực hiện:

  • Ở cách trị bệnh này người bệnh cần chuẩn bị 20 gram lá khế tươi, 20 gram lá thanh hao, 20 gram lá thông và 20 gram lá long não.
  • Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 5 lít nước.
  • Đun khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để tắm.
  • Áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong một tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Dùng kết hợp lá khế tươi với nhiều dược liệu khác trong Đông y để trị bệnh tại nhà
Dùng kết hợp lá khế tươi với nhiều dược liệu khác để trị bệnh tại nhà

Có nên dùng lá khế chữa viêm da cơ địa?

Dùng lá khế chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh này cho cả trẻ em và phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ. Với nguồn nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị dược liệu.

Nhưng để quá trình chữa bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng lá khế đúng cách và đúng liều lượng. Thành phần dược tính tìm thấy trong dược liệu cũng khá thấp, bạn cần phải áp dụng đều đặn mỗi ngày để cơ thể hấp thụ từ từ và phát huy công dụng. Việc áp dụng ngắt quãng hoặc bỏ giữa chừng sẽ kéo dài thời gian điều trị và thậm chí là không mang lại hiệu quả.

Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa tại nhà có nhiều ưu điểm nhưng chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng có nguy cơ phát sinh biến chứng thì tuyệt đối không dùng lá khế để chữa trị tại nhà. Đồng thời, đây chỉ là mẹo chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian chưa được khoa học kiểm chứng, vì thế khi áp dụng bạn cần phát hết sức cẩn trọng để tránh gây phản tác dụng.

Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Không dùng lá khế chữa bệnh thay thế cho phương pháp điều trị chuyên khoa hoặc tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, trong quá trình áp dụng bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây để bài thuốc có thể phát huy được tối đa công dụng:

Không cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm
Không cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh bị nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Nên chọn những lá khế còn tươi xanh để chữa bệnh. Không dùng những lá bị héo úa hoặc sâu bệnh để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.
  • Cần vệ sinh sạch bụi bẩn và ngâm lá khế trong nước muối loãng trước khi điều chế thành thuốc trị bệnh. Bước này có công dụng loại bỏ hết tác nhân gây hại mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường, tránh để chúng xâm nhập vào da gây nhiễm trùng.
  • Ở những bài thuốc đắp và chà xát, người bệnh nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đến da. Việc tạo ra vết thương hở sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong và khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Nếu sử dụng bài thuốc uống trị bệnh từ lá khế, bạn nên hạn chế uống thuốc Tây. Tránh tình trạng gây tương tác thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Thận trọng khi dùng lá khế chữa bệnh cho những đối tượng có làn da nhạy cảm, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
  • Chú ý có các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da đúng cách. Tránh để da tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, độc tố từ động thực vật, khói bụi,…
  • Sau thời gian dài áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng lá khế, nếu tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tích cực thì nên ngừng lại và tìm đến phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Thăm khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách
Thăm khám chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách

Trên đây là các cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá khế mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu với các triệu chứng của bệnh thì hãy tận dụng lá khế trong vườn nhà để cải thiện. Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn nên dùng kết hợp với phương pháp điều trị chuyên khoa, đồng thời điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực.

Câu hỏi liên quan

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu mãn tính thường gặp, khiến nhiều người mắc phải và có cảm giác rất khó chịu. Do bệnh khởi phát ngoài da nên nhiều...

Xem chi tiết

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có cơ chế phức tạp. Bệnh không thể tự khỏi nếu không can thiệp các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Tham...

Xem chi tiết

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh gây ra các triệu chứng rất khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày. Khi mắc phải...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại lá tắm có khả năng giảm viêm, sát trùng và làm dịu tổn thương...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa