Lá lốt là loại lá không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì nó thường được sử dụng làm gia vị cho món ăn hàng ngày hoặc nguyên liệu trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác công dụng của lá lốt chữa đau khớp như thế nào. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây để nắm rõ 7 cách thực hiện hiệu quả nhất.
Chi tiết công dụng của lá lốt chữa đau khớp
Lá lốt còn có tên gọi khác là lá nốt, thuộc nhóm cây thân thảo, xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam. Do có mùi thơm cùng hương vị rất đặc trưng, loại lá này được sử dụng làm gia vị cho món ăn hàng ngày, đồng thời hỗ trợ cải hiện triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như đau răng, tiêu chảy, đặc biệt là vấn đề liên quan đến xương khớp. Vậy công dụng của lá lốt chữa đau khớp như thế nào?
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, tính ấm, cho tác dụng chống hàn, hạ khí, giảm đau, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn cao khi đưa vào cơ thể. Do đó nguyên liệu này được sử dụng trong trường hợp đau bụng, đau nhức xương khớp, viêm khớp…
Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn hoạt chất alcaloid, flavonoid tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Cụ thể công dụng của lá lốt chữa đau khớp như sau:
- Alcaloid: Đây là thành phần có khả năng ức chế dây thần kinh cảm giác, từ đó đẩy lùi những cơn đau nhức giúp bệnh nhân thoải mái, dễ chịu hơn.
- Flavonoid: Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do gây hại, kích thích cơ thể sản sinh collagen tự nhiên, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, kháng viêm và mang đến nhiều lợi ích cho hệ xương khớp.
Với những tác dụng nêu trên, lá lốt thường xuyên xuất hiện trong các mẹo dân gian hoặc bài thuốc Đông y điều trị bệnh lý về xương khớp. Đặc biệt các phương pháp này thường đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và tiết kiệm chi phí, do đó được nhiều người áp dụng và đánh giá cao.
7 cách dùng lá lốt chữa đau khớp
Có thể thấy công dụng của lá lốt chữa đau khớp đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần áp dụng đúng công thức, hướng dẫn. Hiện nay người ta tìm ra 7 cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp đó là:
Uống nước lá lốt
Uống nước lá lốt được xem là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất do tất cả thành phần có lợi của nguyên liệu được bảo tồn và đưa vào bên trong cơ thể, từ đó đẩy nhanh thời gian cải thiện các triệu chứng của bệnh. Rất nhiều người kiên trì thực hiện mẹo này đã có được kết quả như mong đợi. Mặc dù vậy cần chú ý nước lá lốt khá khó uống nên bạn có thể cân nhắc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt bánh tẻ, còn tươi và nước sạch.
- Bạn mang lá lốt đi rửa thật sạch, ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất có hại, sau đó mang đi phơi khô.
- Tiếp đến đun sôi nước lá lốt cùng 2 chén nước sạch cho đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
- Bạn có thể chuẩn bị nhiều nguyên liệu này, cất đi và dùng dần.
- Người bị đau khớp nên uống nước lá lốt mỗi ngày và kiên trì ít nhất 2 tuần để bệnh được cải thiện.
Chườm lá lốt
Bên cạnh cách đun nước uống, nhiều người thực hiện chườm lá lốt để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Công dụng của lá lốt chữa đau khớp được số đông người bệnh công nhận khi áp dụng phương pháp chườm. Bạn có thể chườm lá lốt tươi hoặc kết hợp cùng một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả.
Chườm lá lốt tươi:
- Chuẩn bị lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
- Lúc này bạn đem nguyên liệu đã chuẩn bị cùng một ít muối giã nhỏ.
- Lấy phần lá lốt vừa giã đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau, viêm. Bạn có thể dùng miếng vải sạch, mỏng để quấn quanh vị trí đắp thuốc, tránh việc thuốc rơi ra ngoài.
- Sau khoảng 30 – 40 phút, bạn loại bỏ bã thuốc và rửa lại với nước sạch.
- Tốt nhất nên thực hiện cách làm này mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, đồng thời kiên trì ít nhất 10 ngày để có kết quả như mong đợi.
Chườm lá lốt kết hợp ngải cứu:
- Bạn chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá lốt, lá ngải cứu, giấm gạo.
- Rửa sạch lá lốt và lá ngải cứu, để ráo nước, sau đó cho vào cối, thêm một chút giấm gạo và giã nát.
- Mang hỗn hợp vừa thu được chườm trực tiếp lên vị trí bị đau xương khớp trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Nên thực hiện bài thuốc này mỗi tối trước khi đi ngủ và liên tục trong 10 ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể.
- Xem Thêm: Rau Ngổ Chữa Trị Viêm Khớp Và Những Tác Dụng Hiệu Quả Của Nó
Ngâm rượu lá lốt chữa đau khớp
Do công dụng của lá lốt chữa đau khớp rất lớn nên người ta kết hợp nhiều cách làm khác nhau để thuận tiện cho người bệnh và mang đến kết quả cao nhất, trong đó có mẹo ngâm cùng rượu. Đối với cách làm này, dược tính của lá lốt sẽ được phát huy tối đa và giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị lá lốt, lấy cả phần thân mang rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ, phơi khô.
- Sau đó bạn cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng, đậy kín nắp và ngâm khoảng 1 tháng.
- Khi rượu đã ngâm xong, người bệnh dùng thoa trực tiếp lên vùng bị đau nhức, sưng viêm từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuyệt đối không xoa lên khu vực lở loét hay có vết thương hở.
Đọc ngay: Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Thực Phẩm Nào?
Công dụng của lá lốt chữa đau khớp khi ngâm chân
Lá lốt có thể được dùng để nấu nước ngâm chân, cũng cho tác dụng cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp vô cùng hiệu quả, đặc biệt phương pháp này dễ thực hiện, tốt cho sức khỏe tổng thể. Công dụng chính của việc ngâm chân với nước lá lốt đó là tán hàn, lưu thông khí huyết, nhanh chóng làm giảm cơn đau do lạnh gây ra.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt còn nguyên thân và rễ, mang rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, sau đó dùng dao cắt thành từng khúc ngắn.
- Lúc này cho lá lốt vào nồi đun sôi cùng lượng nước vừa phải, khoảng 2 – 3 lít.
- Sau 10 phút, bạn tắt bếp, cho muối hạt vào và khuấy tan.
- Đổ nước ra chậu, chờ khi nguội bớt thì dùng để ngâm chân khoảng 15 phút.
- Nên thực hiện các làm này mỗi tối trước khi đi ngủ và kiên trì ít nhất 1 tuần để bệnh tình được cải thiện.
- Chú ý không áp dụng phương pháp ngâm chân bằng nước lá lốt cho phụ nữ mang thai, người bị bệnh đái tháo đường hay suy giảm tĩnh mạch.
Xông hơi với lá lốt
Công dụng của lá lốt chữa đau khớp còn được công nhận và đánh giá cao khi người bệnh thực hiện phương pháp xông hơi. Đây là một trong những cách giúp tán hàn, giải cảm, giảm viêm xoang trong trường hợp nhiễm hàn. Khi tiến hành sẽ kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá lốt, cây xấu hổ, quế chi, lá long não, đơn tướng quân, lá tía tô, hoắc hương, chó đẻ hoa vàng, ngải cứu, mang tất cả đi rửa sạch, để ráo.
- Bạn cho nguyên liệu vào nồi, đun sôi cùng 3 lít nước.
- Khi nước sôi, tiếp tục đun thêm 3 – 5 phút, sau đó dùng khăn dày, dài trùm kín người để xông trong vòng 15 phút.
- Mỗi tuần người bệnh xương khớp nên áp dụng cách này từ 2 – 3 lần sẽ cảm thấy rõ hiệu quả cải thiện.
- Tìm Hiểu Ngay: Đau Nhức Xương Khớp Kiêng Ăn Gì? Và Ăn Gì Tốt Cho Xương Khớp
Bài thuốc từ lá lốt
Ngoài cách uống nước lá lốt đun, bạn có thể kết hợp lá lốt cùng một số nguyên liệu khác để tạo thành bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả cao. Dưới đây là gợi ý người bệnh nên tham khảo:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gốc hạc, chìa vôi, rễ quýt rừng, hoàng lực, mỗi loại 12g.
- Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ, cho đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
- Phần nước thuốc thu được chia thành 2 lần uống trong ngày, áp dụng đều đặn khoảng nửa tháng để thấy rõ hiệu quả.
Bài thuốc 2:
- Các nguyên liệu gồm có lá lốt, cây vòi voi, cây cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi loại 15g.
- Bạn rửa sạch, để ráo, cho lên chảo sao vàng, sau đó bỏ tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào ấm sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 30 phút.
- Phần nước thuốc thu được, người bệnh chia thành 3 lần uống trong ngày.
Một số món ăn từ lá lốt cải thiện đau nhức xương khớp
Lá lốt thường được sử dụng chủ yếu làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, giúp tăng thêm hương vị, đồng thời tăng cường sức khỏe và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh hơn. Nếu gia đình có người bị bệnh xương khớp, bạn nên thường xuyên nấu các món ăn với lá lốt được gợi ý dưới đây:
- Trứng rán lá lốt: Lá lốt rửa sạch, để ráo và băm nhỏ, sau đó trộn đều với trứng gà, hành tím. Bạn cho lên chảo rán như bình thường và thưởng thức khi còn nóng.
- Lá lốt xào thịt bò: Mang lá lốt rửa sạch, cho ráo nước rồi thái nhỏ, đồng thời thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp cùng gia vị và gừng đã băm nhỏ. Bạn tiến hành xào thịt bò cho đến khi gần chín thì cho lá lốt và gia vị đảo đều rồi tắt bếp.
- Chả lá lốt thịt băm: Chuẩn bị thịt lớn rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo và xay nhuyễn. Cùng lúc đó bạn rửa lá lốt, thái nhỏ một ít, trộn đều cùng thịt xay, hành tím băm, trứng gà, gia vị vừa ăn. Cuộn thịt vào lá lốt rồi cho lên chảo để chiên.
Nên xem: Bị Đau Xương Khớp Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Nhanh Khỏi Bệnh?
Lưu ý quan trọng khi sử dụng lá lốt chữa đau khớp
Lá lốt được sử dụng theo nhiều cách để cải thiện chứng đau nhức xương khớp, đa số những phương pháp này đều dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí và cho hiệu quả cao, tuy nhiên khi áp dụng bạn cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:
- Những cách dùng lá lốt chữa đau khớp chỉ phù hợp cho bệnh ở thể nhẹ, mới khởi phát, trường hợp bệnh nặng cần đến gặp bác sĩ thăm khám và nhận phác đồ điều trị cụ thể.
- Không ăn hoặc uống nước lá lốt nếu bạn bị dị ứng với nguyên liệu này, đặc biệt đang mắc các bệnh dạ dày, táo bón, nóng trong.
- Không nên lạm dụng lá lốt để chữa bệnh vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, tối đa chỉ nên ăn 100g lá lốt mỗi ngày.
- Nên kiên trì thực hiện các phương pháp chữa bệnh kể trên, không bỏ giữa chừng.
- Tốt nhất hãy chọn lá lốt được trồng tại nhà, đảm bảo không chứa hóa chất độc hại hay thuốc kích thích.
- Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ vấn đề nào, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Có thể thấy, công dụng của lá lốt chữa đau khớp được cả Đông y và Y học hiện đại công nhận. Bạn có thể áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và kiên trì trong thời gian dài để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh lý về xương khớp.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không? Phương Pháp Điều Trị