Gai cột sống là căn bệnh thường gặp của người cao tuổi và có xu hướng trẻ hóa trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân chính thường do các đốt sống dần bị thoái hóa theo thời gian. Nhiều người quan tâm: Liệu gai cột sống có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này và chia sẻ thông tin về phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay.
Gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống là tình trạng hình thành các gai xương ở mặt ngoài và mặt bên của cột sống. Đây là hiện tượng tăng sinh xương đốt sống, dẫn tới việc lắng đọng Canxi ở dây chằng, gân của đốt sống và gây viêm, chấn thương, tổn hại tới đĩa đệm, dây chằng quanh khớp. Gai cột sống có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng nào trên cột sống. Trong đó, phổ biến nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Bệnh gai cột sống có nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên bạn có thể khó nhận biết do các biểu hiện đau nhức xương rất phổ biến đối với người cao tuổi. Người bệnh thường chỉ đi thăm khám khi đau nhức dữ dội là lúc này thường tình trạng thoái hóa đốt sống đã tiến triển nghiêm trọng. Do đó, theo các chuyên gia, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có cách kiểm soát triệu chứng, hạn chế biến chứng và điều trị kịp thời.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gai cột sống có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng thắt lưng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, thậm chí hạn chế khả năng vận động. Tình trạng này dễ dẫn tới viêm đau, tổn thương đĩa đệm và khiến cột sống không còn giữ được ổn định. Lúc này, cơ thể sẽ tự phát triển xương hoặc các gai xương để bao quanh khớp đốt sống như một cơ chế tự bảo vệ.
Tuy nhiên, liệu gai cột sống có chữa được không và có thể dứt điểm hoàn toàn được không luôn là băn khoăn của nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh xương khớp này.
Theo các bác sĩ, căn bệnh này có nguyên nhân chủ yếu từ: Sự lão hóa của tuổi tác, những chấn thương hay tai nạn tác động lên cột sống, những thói quen không tốt trong sinh hoạt (ví dụ như tập thể dục sai cách, mang vác vật nặng, ngồi nhiều hay ngủ sai tư thế,…), mắc chứng rối loạn chuyển hóa Canxi kết hợp với sự thoái hóa của các đốt sống, mắc bệnh viêm khớp, viêm cột sống mãn tính, thường xuyên sử dụng chất kích thích, béo phì,…
Như vậy, với những nguyên nhân gây bệnh trên, tương tự với nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi được. Tất cả các phương pháp điều trị gai đốt sống hiện nay đều nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và cũng hạn chế sự phát triển của các khối gai xương. Nếu thực hiện đúng cách, điều trị kịp thời, các triệu chứng được kiểm soát, không gây biến chứng, từ đó chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh được đảm bảo.
- Tham Khảo Thêm: Mổ Gai Cột Sống Có Nguy Hiểm Không ? Chi Phí Có Đắt Không ?
Với câu hỏi “gai cột sống có chữa được không”, câu trả lời là có thể điều trị triệu chứng, hạn chế biến chứng nhưng khó có thể khỏi hoàn toàn. Để điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bạn nên thực hiện thăm khám tại đơn vị uy tín để lựa chọn phương pháp phù hợp càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị gai cột sống nào tốt nhất?
Để điều trị, kiểm soát các triệu chứng bệnh gai đốt cột sống, người bệnh thường sẽ được kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ Tây y tới Đông y, vật lý trị liệu cũng như cải thiện lối sinh hoạt, cụ thể:
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp vật lý trị liệu
Về vấn đề “gai cột sống có chữa được không”, việc điều trị tận gốc là không thể, tuy nhiên các triệu chứng gai cột sống nhẹ cũng như các biến chứng bệnh cũng có thể được kiểm soát nhờ xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Làm việc nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác nặng không chỉ khiến sụn khớp bị tổn thương mà còn khiến bệnh gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc hay vận động quá sức.
Đồng thời, bệnh nhân cũng cần ăn uống đủ chất, tránh những chất kích thích và những nhóm thực phẩm không tốt cho xương khớp. Một chế độ dinh dưỡng khoa học luôn cần thiết và góp phần quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
Bên cạnh đó, sử dụng vật lý trị liệu cũng là phương pháp vận động an toàn giúp phục hồi chức năng, kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch và giảm đau hiệu quả. Phương pháp này giúp phục hồi sự linh hoạt, sức mạnh cho cổ và lưng, giảm đau cũng như tình trạng tê bì tay chân, cải thiện tư thế cơ thể nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống.
Gai cột sống có chữa được không bằng y học hiện đại?
Hiện nay, đối với các tình trạng gai đốt sống đi với triệu chứng cấp tính, gây đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân, phương pháp sử dụng thuốc hay phẫu thuật theo y học hiện đại thường mang đến hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, những biện pháp Tây y này thường chỉ mang đến hiệu quả trong một thời gian nhất định, đồng thời đi kèm nhiều tác dụng phụ khác cho người bệnh.
Đối với các triệu chứng như đau, tê bì tay chân thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau Tây y để mang lại hiệu quả tốt như Paracetamol, Ibuprofen, Corticoid,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, việc sử dụng các loại thuốc này cần hoàn toàn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
XEM CHI TIẾT: Thuốc Gì Trị Gai Cột Sống Hiệu Quả Và Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay
Ngoài ra, một phương pháp dựa trên y học hiện đại được sử dụng trong điều trị căn bệnh nay chính là mổ gai cột sống. Đây là phương pháp được chỉ định khi có áp lực lên tủy sống, chèn ép dây thần kinh, hẹp cột sống và khiến người bệnh chịu những cơn đau dữ dội, tê bì tứ chi, rối loạn đường ruột.
Hiện nay có 4 phương pháp mổ gai cột sống phổ biến nhất, áp dụng cho từng tình trạng bệnh riêng, cụ thể:
- Mổ gai cột sống phương pháp phẫu thuật mở truyền thống.
- Mổ nội soi cột sống hạn chế xâm lấn.
- Phẫu thuật cắt lát đốt sống.
- Phẫu thuật cấy miếng đệm nhận tạo.
Mổ gai cột sống thường chỉ được lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh đều không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật cắt bỏ gai xương thì chúng vẫn có thể xuất hiện trở lại sau một thời gian, vì vậy bệnh nhân vẫn cần duy trì việc điều trị sau phẫu thuật.
Tham khảo: 5 Cách Chữa Gai Cột Sống Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Nhất, Dễ Làm Ngay Tại Nhà
Tối ưu quá trình điều trị gai cột sống bằng các phương pháp y học cổ truyền
So với các biện pháp chữa gai cột sống bằng y học hiện đại, nhiều bệnh nhân lựa chọn các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền nhờ độ an toàn cao, hạn chế biến chứng, mang lại hiệu quả bền vừng. Tuy nhiên, nhược điểm của những phương pháp này chính là cần nhiều thời gian để mang lại kết quả điều trị rõ rệt, đồng thời hiệu quả chữa sẽ phụ thuộc cơ địa của từng người.
Theo đó, đối với các trường hợp bệnh tình nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc Nam, mẹo dân gian sử dụng các loại thảo dược gần gũi, dễ kiếm như lá lốt, gừng, ngải cứu,… Việc sử dụng các dược liệu thuốc Nam này để sắc nước uống hoặc nước ngâm, đắp cho vị trí đau là một phương thức hiệu quả được nhiều bệnh nhân áp dụng.
Ngoài các mẹo dân gian, các pháp trị và các bài thuốc Đông y được các lương y chỉ định để giảm các triệu chứng gai cột sống an toàn, ít tác dụng phụ cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bên cạnh đó, trong Đông y, bệnh gai cột sống cũng có thể được áp dụng phương pháp châm cứu nhằm đả thông kinh mạch và giảm đau hiệu quả.
Khi lựa chọn thực hiện phương pháp điều trị này, bạn cần lựa chọn cơ sở khám chữa y học cổ truyền uy tín. Về mặt bền vững, sử dụng các chữa gai cột sống bằng y học cổ truyền được đánh giá cao hơn, an toàn hơn, mang đến câu trả lời tối ưu cho câu hỏi “gai cột sống có chữa được không và bằng phương pháp nào”.
Lưu ý khi chữa gai cột sống
Về vấn đề “gai cột sống có chữa được không”, có nhiều phương pháp kiểm soát và điều trị triệu chứng bệnh một cách hiệu quả để mang đến cảm giác dễ chịu, phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi điều trị gai cột sống bạn cần lưu ý vấn đề sau:
- Đối với những bệnh nhân mắc phải gai cột sống cũng như người cao tuổi, việc khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm những diễn biến bất lợi của thoái hóa cột sống cũng như các tình trạng sức khỏe khác để biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
- Lựa chọn địa chỉ khám, bác sĩ hoặc lương y uy tín, có giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế cũng như các sản phẩm hỗ trợ, bài thuốc Đông y chất lượng, an toàn cho người sử dụng.
- Thực hiện uống thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý áp dụng các biện pháp mà không có hướng dẫn y khoa chuyên nghiệp. Đồng thời, không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc, cách chữa cùng lúc, ở nhiều cơ sở y tế, bác sĩ khác nhau.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các thực phẩm có hại cho xương khớp. Đồng thời bệnh nhân có thể luyện tập các bài tập gai cột sống để hỗ trợ quá trình điều trị, tăng sức khỏe tổng thể.
Trên đây là các thông tin về vấn đề gai cột sống có chữa được không cũng như phương pháp điều trị nào hiệu quả được áp dụng hiện nay. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp, đúng thời điểm.
Cùng Tìm Hiểu:
- Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Tập Gì? Gợi Ý 8 Bài Tập Hiệu Quả Cao
- Các Cách Chữa Bệnh Gai Cột Sống Lưng Phổ Biến Và Hiệu Quả Nhất