Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc Có Sao Không? Cách Trị An Toàn Tận Gốc?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vùng thóp, trước trán, đỉnh đầu… khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rụng tóc do sinh lý thì bố mẹ không cần quá căng thẳng bởi chỉ sau thời gian ngắn tóc của bé sẽ tự mọc lại bình thường. Vấn đề chỉ nghiêm trọng khi trẻ mọc tóc kéo dài và có dấu hiệu của bệnh lý.

Tại sao trẻ sơ sinh bị rụng tóc liên tục?

Chứng rụng tóc khi trẻ mới sinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khoa học gọi hiện tượng này là TE – Telogen effluvium phát sinh do quá trình chuyển nhanh sang pha nghỉ ngơi của tóc. Sau thời gian ngắn, tóc của trẻ sẽ tự mọc lại và gần như không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài.

Theo các chuyên gia, ở 6 tháng đầu đời trẻ bị rụng tóc tương đối nhiều. nếu không phải là hiện tượng TE, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Tư thế nằm

Khi trẻ nằm ở một tư thế quá lâu sẽ gây nên sự tì đè, tác động tiêu cực tới tóc và da đầu. Từ đó tóc ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với gối, nệm sẽ yếu, khó mọc hơn những vùng khác. Nếu trẻ bị rụng tóc do nguyên nhân này, thường được gọi là rụng tóc vành khăn do tóc chủ yếu bị rụng ở sau gáy – vị trí bị tì đè nhiều nhất khi nằm.

Trẻ nằm ở một tư thế quá lâu cũng khiến tóc yếu và rụng
Trẻ nằm ở một tư thế quá lâu cũng khiến tóc yếu và rụng
  • Lạm dụng vitamin A

Mỗi độ tuổi, cân nặng, cơ địa của trẻ sẽ có mức độ dung nạp vitamin A khác nhau. Không ít phụ huynh vì tâm lý sợ con gầy yếu, thiếu chất đã tự ý bổ sung cho bé quá nhiều vitamin A mà không tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này vô tình khiến con gặp nhiều tác dụng phụ, trong đó có rụng tóc.

Xem thêm định nghĩa: Bị Rụng Tóc Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Chẩn Đoán Và Điều Trị

  • Trẻ ốm, sốt kéo dài

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ốm, sốt lâu ngày. Bởi khi trẻ ốm sốt kéo dài sức đề kháng sẽ giảm đáng kể, đồng thời việc sử dụng kháng sinh trong thời gian bị bệnh cũng làm cho nang tóc yếu và dẫn đến gãy rụng.

  • Trẻ thiếu chất

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng, trí não cũng như sự phát triển toàn diện. Trong đó, sự thiếu hụt canxi, vitamin D cũng có tác động rất lớn đến quá trình rụng tóc ở trẻ. Vì vậy, nếu cha mẹ chủ quan không bổ sung kịp thời cho con thì rất có thể trẻ sẽ bị còi xương, hói đầu.

  • Do các bệnh ngoài da

Những bệnh lý như nấm da đầu, vảy nến, á sừng, hắc lào, Alopecia cũng khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc. 

Trong đó, Alopecia là bệnh gây rụng tóc tại khu vực có hình tròn, gây hói. Bệnh tuy không lây nhiễm nhưng khó trị dứt điểm, nhiều trẻ khi mắc bệnh Alopecia còn bị rụng lông mi, móng giòn dễ gãy… Bởi lẽ đây là bệnh lý làm hệ miễn dịch tự động tấn công nang tóc và “kìm hãm” tốc độ phát triển của nang tóc.

Ngoài ra, chứng nấm da đầu phát sinh do nhiễm trùng nấm, mang tính truyền nhiễm và làm tổn thương nặng nề các mảng tóc. Do vậy bệnh khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhanh chóng, hình thành nên nhiều mảng vảy da đầu rất mất thẩm mỹ.

Đồng thời, bệnh hắc lào da đầu cũng có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ bị rụng tóc. Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng da liễu này có thể gây bong tróc, ảnh hưởng lớn đến nang tóc cũng như sức khoẻ tổng thể của trẻ.

Nấm da đầu hình thành nên nhiều mảng bong tróc mất thẩm mỹ
Nấm da đầu hình thành nên nhiều mảng bong tróc mất thẩm mỹ
  • Hội chứng nghiện giật tóc

Thực tế có không ít trẻ mắc phải hội chứng nghiện giật tóc trichotillomania. Điều này khiến trẻ liên tục tự giật tóc chính mình từ đó khiến mái tóc thưa dần, thậm chí gây hói ở một số khu vực.

  • Bệnh lý rối loạn chức năng

Nhóm các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên làm rối loạn chức năng chuyển hoá trong cơ thể cũng có thể gây rụng tóc quá mức. Tình trạng này rất dễ phát hiện ở nhóm trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Bài đọc thêm: Rụng Tóc Thiếu Chất Gì? TOP 9 Loại Dưỡng Chất Chuyên Gia Khuyên Bổ Sung

Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc ở những vị trí nào?

Trong 6 tháng – 1 năm đầu đời, trẻ sơ sinh thường xuyên bị rụng tóc. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi trẻ sẽ gặp phải những dạng rụng tóc khác nhau. Dưới đây là các vị trí trẻ thường bị rụng tóc:

  • Rụng tóc ở thóp

Thóp hay còn gọi là “cửa đình đầu” của trẻ sơ sinh được chia thành thóp trước và thóp sau. Đây là khu vực tóc trẻ thưa, rụng nhiều hơn bình thường, nhất là ở giai đoạn 3-6 tháng đầu đời.

Theo lý giải của các chuyên gia, việc trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp là hoạt động sinh lý hết sức bình thường, các nang tóc cũ rụng tạo điều kiện cho tóc mới mỏng khoẻ và ổn định hơn. Vì vậy cha mẹ không cần lo lắng nếu trẻ bị rụng tóc ở thóp.

  • Tóc rụng từng mảng

Trẻ nhỏ bị rụng tóc từng mảng loang lổ, kích thước lớn nhỏ không đều rất có thể do các vấn đề sức khỏe gây nên. Tình trạng này thường có liên quan đến hệ miễn dịch, khi hệ miễn dịch “hiểu nhầm” các nang tóc là kháng nguyên nên lập tức phát ra tín hiệu tấn công rồi đào thải chúng, từ đó sinh ra hiện tượng rụng tóc.

Ngoài ra, sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến cho nang tóc bị rụng từng mảng rồi lan dần thành từng vùng lớn gây hói đầu. Nếu gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý cho con chế độ dinh dưỡng, nhất là tăng cường bổ sung vitamin D và canxi trong bữa ăn hằng ngày.

  • Rụng tóc trước trán

Ngay từ trong bụng mẹ, các sợi tóc của thai nhi đã hình thành. Tuy nhiên, khi được sinh ra trẻ không còn được “thừa hưởng” hormone từ mẹ nên phần tóc trước trán sẽ rụng dần.

Nếu tóc ở trẻ sơ sinh rụng vì lý do này thì đến khi trẻ được 7 tháng tuổi sẽ chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 11 tháng tuổi mà tình trạng rụng tóc trước trán vẫn còn thì phụ huynh không nên chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc trẻ đã bị di truyền hói đầu từ bố/mẹ.

Trẻ nhỏ bị rụng tóc trước trán có thể do sinh lý hoặc bệnh lý
Trẻ nhỏ bị rụng tóc trước trán có thể do sinh lý hoặc bệnh lý
  • Rụng tóc trên đỉnh đầu

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị rụng tóc trên đỉnh đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bởi ở giai đoạn này, lượng hormone kích thích mọc tóc trong cơ thể trẻ còn hạn chế, chưa thể cân bằng giữa các sợi tóc bị rụng và tóc mọc lại. Để cải thiện, sau khi trẻ được 6 tháng cha mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất nhằm kích thích mọc tóc.

  • Rụng tóc vành khăn

Khi trẻ nằm sai tư thế khiến tóc tổn thương, rụng đi, khó mọc lại, thưa dần và để lộ rõ hình vành khăn sau gáy được gọi là rụng tóc vành khăn. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và có thể được cải thiện khi trẻ lớn dần.

XEM THÊM: Rụng Tóc Vành Khăn: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Cách Khắc Phục Và Phòng Ngừa

Chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, trẻ sơ sinh bị rụng tóc là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục. 

Ở giai đoạn đầu đời, tóc của trẻ được gọi là “tóc máu” và có thể rụng dần để “nhường chỗ” cho những sợi tóc khỏe hơn. Quá trình này là tất yếu nhưng đôi khi các tóc mọc lại khá chậm, chưa bù lại được phần tóc đã rụng nên vô tình tạo ra các khoảng trống trên đầu.

Tuy vậy cũng không ít trường hợp trẻ bị thiếu dinh dưỡng, sức khoẻ không ổn định làm cho các nang tóc gãy rụng. Nếu gặp phải tình trạng này, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xin tư vấn bổ sung dưỡng chất từ bác sĩ.

Việc thăm khám sớm sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc ở trẻ
Việc thăm khám sớm sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc ở trẻ

Nếu sau tháng thứ 7 trẻ vẫn bị rụng tóc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám vì đây rất có thể là triệu chứng của thiếu máu, còi xương hoặc các vấn đề về nội tiết tố. Đặc biệt với trường hợp rụng tóc do bệnh lý ngoài da cần được thăm khám sớm để ngăn chặn tổn thương lan rộng, bảo vệ cấu trúc da đầu và tạo thuận lợi cho quá trình mọc tóc sau này.

Có thể bạn quan tâm: TOP 10+ Loại Dầu Gội Ngăn Rụng Tóc Cho Nam Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Tuy đa phần trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến sinh lý nhưng cơ thể trẻ hoàn toàn khác biệt với người lớn. Không ít trẻ bị rụng tóc kéo dài do những vấn đề sức khỏe gây nên. Do vậy, các bậc phụ huynh cần sớm can thiệp, tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh như dưới đây:

Chủ động chăm sóc tóc, da đầu cho trẻ

Với những trẻ bị rụng ít tóc, tình trạng không quá nghiêm trọng hoàn toàn có thể cải thiện ngay tại nhà. Để giảm rụng tóc cho bé, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

  • Cho trẻ dùng dầu gội chuyên biệt

Da đầu của trẻ sơ sinh vốn dĩ rất nhạy cảm, do vậy cha mẹ cần lựa chọn dầu gội chuyên biệt cho trẻ nhỏ. Trong các sản phẩm dành cho trẻ em thường chứa thành phần dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên như bơ, tinh dầu ô liu… nên an toàn, giúp nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Khi sử dụng phụ huynh nên massage nhẹ nhàng da đầu trẻ để tăng cường lưu thông máu, ngăn tóc gãy rụng và kích thích nang tóc phát triển.

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc

Với những em bé dưới 15 tuổi, giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ tóc khỏi sự gãy rụng. Bởi lẽ khi ngủ đủ giấc, lượng hormone tăng trưởng GH được sản sinh mạnh mẽ, giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện, tóc cũng mọc nhanh hơn.

Nếu trẻ ngủ đủ giấc các nang tóc mới sẽ mọc nhanh hơn
Nếu trẻ ngủ đủ giấc các nang tóc mới sẽ mọc nhanh hơn
  • Cho trẻ dùng gối mềm

Đối với trẻ sơ sinh nên ưu tiên sử dụng các loại gối có vải trơn, ít gây cọ xát da đầu. Điều này vừa giúp hạn chế rụng tóc vừa giúp trẻ có giấc ngủ thoải mái hơn.

  • Cho trẻ tắm nắng

Tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-8h sáng sẽ giúp quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể trẻ diễn ra nhanh hơn. Từ đó ngăn chặn được tình trạng còi xương, thiếu hụt canxi, vàng da, giúp trẻ cứng cáp và cải thiện chứng rụng tóc.

ĐỪNG BỎ LỠ: Tham Khảo 13 Dầu Gội Cho Tóc Dầu Và Rụng Tốt Nhất Hiện Nay

Cải thiện chứng rụng tóc thông qua chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Trong thời gian này, mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin, canxi, kẽm… nhất là các loại rau xanh để tăng cường sức khoẻ tổng thể, cải thiện miễn dịch. Cụ thể như sau:

  • Ăn đầy đủ các nhóm chất, mẹ cần bổ sung nhiều thịt, cá, rau xanh trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
  • Đảm bảo cho bé bú đủ 1200-1400ml sữa/ngày. Với những bé trên 6 tháng tuổi mẹ cần cho bú đủ 200ml/cữ.
  • Mẹ không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá vì trẻ sơ sinh chủ yếu hấp thu dưỡng chất qua sữa mẹ. Việc sử dụng chất kích thích sẽ làm giảm chất lượng sữa, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ em bé.

Sử dụng thuốc hỗ trợ

Trong trường hợp trẻ bị rụng tóc do bệnh lý thì phụ huynh cần đưa con đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị. Trong đó, nếu chứng trẻ sơ sinh bị rụng tóc do nấm da đầu hay Alopecia bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị Alopecia: Sử dụng thuốc nhóm steroid, điều trị bằng tia cực tím hoặc bổ sung biotin kích thích tóc trẻ mọc nhanh hơn.
  • Thuốc điều trị nấm da đầu: Dùng Griseofulvin hoặc một vài loại dầu gội chống nấm.

Có thể bạn quan tâm: 20+ Cách Ngăn Ngừa Rụng Tóc, Hết Khô Xơ Chẻ Ngọn Cực Hay Và Hiệu Quả

Việc sử dụng thuốc trị rụng tóc ở trẻ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc trị rụng tóc ở trẻ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Phòng ngừa chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh là điều không phụ huynh nào mong muốn. Để ngăn chặn điều này, các bố mẹ nên chủ động thực hiện những biện pháp sau:

  • Tránh sử dụng dầu gội chứa hóa chất cho trẻ, trong vòng 3 tháng đầu phụ huynh nên ưu tiên sử dụng nguyên liệu thiên nhiên gội đầu cho con.
  • Thường xuyên đổi tư thế nằm cho bé, tránh để bé nằm ở 1 tư thế quá lâu giúp phòng ngừa rụng tóc vành khăn.
  • Tăng cường cho trẻ vận động cơ giúp cơ thể được thư giãn, giấc ngủ ngon và sâu hơn từ đó hạn chế rụng tóc.
  • Thường xuyên gội đầu cho trẻ, tránh để vi khuẩn và nấm tích tụ gây ngứa ngáy, rụng tóc.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc chưa phải vấn đề nguy hại, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu em bé nhà bạn đang gặp tình trạng này hãy chủ động thực hiện các gợi ý phía trên để giúp con cải thiện sức khỏe da đầu và phòng chống rụng tóc hiệu quả. Trường hợp phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

BÀI VIẾT XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *