Ho là phản ứng của cơ thể để tống các chất nhầy, độc hại tích tụ trong cổ họng ra ngoài, khai thông đường thở thường gặp khi mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc bị kích ứng niêm mạc họng. Tuy nhiên, với tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần, 1 tháng hay 2 tháng, ho kéo dài về đêm,… cảnh báo những vấn đề bất thường, tổn thương của cơ thể bạn cần cẩn trọng.
Không ít người gặp phải tình trạng ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi từ 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng ho đôi khi chỉ xuất hiện đơn lẻ (ho khan) nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện kèm các triệu chứng khác như:
- Ho có đờm, chảy dịch mũi, ngạt mũi thường xuyên
- Ho kèm đau rát cổ họng, ngứa họng, hắng họng, thậm chí mất giọng hay khàn tiếng
- Ho khó thở kéo dài, tiếng thở khò khè
- Ho ra máu
- Ho kèm theo ợ hơi, ợ chua, miệng hôi…
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì, liệu có nguy hiểm không? Trong phần tiếp theo, chúng tôi đã tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để làm rõ.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Ho Lâu Ngày Không Hết Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Gây Ra Ho Và Cách Điều Trị
Nguyên nhân ho lâu ngày không khỏi?
Khi bị cảm cúm, viêm họng, đau họng,… cơ thể chúng ta thường gặp phải triệu chứng ho. Đây là phản ứng của cơ thể để tống khứ chất dịch đờm ra bên ngoài. Ho hắng kéo dài hay ho lâu không khỏi là tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần, thậm chí có người ho kéo dài 1 tháng, 2 tháng mặc dù đã dùng thuốc điều trị hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ.
Các chuyên gia y tế chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng ho lâu ngày không hết cụ thể như sau:
- Tình trạng ho kéo dài 2 tuần đến 8 tuần được gọi là ho bán cấp tính. Nguyên nhân khiến ho lâu ngày kéo dài là do vi khuẩn, virus tấn công đường hô hấp khiến niêm mạc bị tổn thương.
- Ho lâu ngày không khỏi do hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên khiến niêm mạc hệ hô hấp bị tổn thương dẫn đến chứng ho kéo dài. Điều này lý giải vì sao nhiều bé bị ho kéo dài khi trong gia đình có ông, bố hút thuốc lá thường xuyên.
- Ho nhiều kéo dài do trào ngược thực quản: Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là tình trạng dịch dạ dày trào ngược thực quản và tràn vào phổi gây nên ho. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều về đêm dẫn đến ho đêm kéo dài ở người lớn. Để hạn chế, với người bệnh có tiền sử bị dạ dày, bạn nên hạn chế ăn đêm.
- Bị ho lâu ngày không khỏi do viêm mũi, viêm xoang: Bệnh viêm mũi, viêm xoang nếu không chữa trị triệt để sẽ trở thành mãn tính, dịch viêm ứ đọng tại các hốc xoang sẽ chảy xuống phần sau họng, kích thích niêm mạc họng và gây nên ho.
- Ho lâu ngày do bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan: Tương tự như các bệnh viêm mũi, viêm xoang, các bệnh về đường họng kéo dài cũng gây nên tổn thương nghiêm trọng ở đường hô hấp, gây sung huyết, sưng đỏ, tăng tiết dịch nhầy hô hấp, từ đây tạo nên phản ứng ho để tống khứ đờm ra ngoài.
- Bệnh ho lâu ngày không khỏi do nhiễm độc: Khi cơ thể nhiễm phải một số chất độc có khả năng kích thích cơ chế miễn dịch dị ứng trong cơ thể bùng phát sẽ dẫn đến tình trạng ho. Chất độc chưa được đào thải ra bên ngoài, tình trạng này vẫn tiếp diễn gây nên ho lâu ngày không khỏi.
- Tác dụng phụ của thuốc gây ho lâu ngày: Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, điển hình như thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có thể gặp phải tác dụng phụ là ho kéo dài nhiều ngày.
Triệu chứng ho kéo dài có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch của con trẻ khá non yếu, dễ bị vi khuẩn hay các yếu tố gây hại tấn công. Do đó, khi thấy bé ho lâu ngày không khỏi, bố mẹ cần cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Đọc Thêm: Phương Pháp Dùng Quả Kha Tử Chữa Ho Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà
Ho kéo dài không khỏi cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tùy theo đặc điểm của cơn ho, các dấu hiệu đi kèm để chẩn đoán bệnh lý mắc phải. Khi thăm khám ban đầu cùng bác sĩ chuyên khoa, bạn cần chia sẻ trung thực biểu hiện ho, thời gian ho, đặc điểm và các triệu chứng đi kèm để bác sĩ nhận định về mức độ ảnh hưởng, nguy cơ bệnh lý của bạn.
Ho khan kéo dài
Đây là tình trạng ho không có đờm, mặc dù người bệnh ho dữ dội và kéo dài nhưng không khạc đờm. Bệnh ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh ký như:
- Bệnh viêm thanh quản
- Bệnh viêm tai
- Bệnh viêm xương chũm mãn tính
- Các bệnh ở tổ chức kẽ phổi: phù phổi bán cấp, xơ phổi, lao kê, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi mãn tính
- Ung thư phế quản: Có nguy cơ xảy ra với người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm
Ho kéo dài về đêm
Tình trạng ho kéo dài về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, dễ cáu bẳn, làm giảm năng suất làm việc,… tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị ho đêm kéo dài, mẹ cần lưu tâm đến một số bệnh lý sau:
- Hen suyễn: Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn là ho khan kéo dài về đêm, triệu chứng thường xuyên tái đi tái lại khi đêm đến hoặc khi cơ thể gắng sức, gặp lạnh.
- Viêm xoang: Bệnh nhân viêm xoang cũng thường bị nghẹt mũi, chất dịch nhầy trong xoang chảy xuống cuống họng. Nếu vào ban ngày, dịch nhầy (đờm) được xì ra, khạc ra hoặc tự chảy xuống đường tiêu hóa nhưng về đêm, chất dịch này ứ lại ở cổ họng khiến bệnh nhân ho nhiều.
- Trào ngược axit: Trào ngược axit hay gặp ở người bị trào ngược dạ dày hoặc trào ngược thực quản. Lượng axit gây cảm giác ợ hơi, ợ chua hay khó tiêu trào ngược lên thực quản, tràn qua phổi dẫn đến tình trạng ho liên tục.
- Xem Thêm: Top 10 Loại Thuốc Trị Ho Của Nhật An Toàn Và Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Ho ra máu kéo dài
Ho ra máu là một dấu hiệu rất nguy hiểm có thể cảnh báo tổn thương ở phổi hoặc nguy cơ mắc ung thư phổi. Bên cạnh triệu chứng ho ra máu, người bệnh còn có thể bị sút cân không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, ho dài ngày. Tình trạng ho ra máu có thể xảy ra khi bệnh nhân hoạt động mạnh, thậm chí nhiều trường hợp bị ho ra máu đột ngột, bệnh nhân đang cảm thấy khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì.
Nếu trường hợp ho ra máu kèm một ít đờm, không có dấu hiệu sụt cân hoặc sốt thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Nói chung, đây chỉ là dấu hiệu sơ bộ, để có kết luận chính xác thì bạn cần phải tiến hành thăm khám chuyên sâu, làm các xét nghiệm, kỹ thuật chụp chiếu khác để chẩn đoán đúng nhất.
Triệu chứng ho kéo dài rất đáng quan tâm, nguy hiểm nhất là ho ra máu. Đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai khi bị ho kéo dài có thể dẫn đến động thai, nguy cơ sinh non, đái sót hay sa sinh dục… Với người bị loãng xương, những cơn ho kéo dài và thường xuyên hàng ngày khiến họ khổ sở, thậm chí cơn ho quặn có thể làm hại đến xương, nguy cơ gãy xương. Người đang điều trị bằng thuốc đông máu có thể bị tụ máu ở thành bụng do ho kéo dài.
Thế nên, khi gặp dấu hiệu ho kéo dài, tuyệt đối không nên chủ quan, cần thăm khám ngay để bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Đọc thêm thông tin: Top 17 Cách Trị Viêm Amidan Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
Bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Khi bị ho lâu ngày, bạn không nên quá lo lắng, trước hết hãy bình tĩnh thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Dựa trên mức độ bệnh, nguyên nhân gây ho nhiều ngày, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và phù hợp dành cho bạn.
Cách chữa ho lâu ngày không khỏi bằng thuốc Tây
Trong trường hợp bạn bị ho kéo dài do các bệnh lý khác như viêm phổi, xơ phổi, ung thư, lao,… gây nên, phác đồ điều trị sẽ phức tạp và cá nhân hóa theo từng thể trạng riêng. Còn trong trường hợp may mắn hơn, bạn chỉ bị ho kéo dài do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, mắc các bệnh về đường hô hấp,… bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc điều trị triệu chứng ho, hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng. Cụ thể như:
- Thuốc chữa ho khan, ho gió nhiều ngày: Thuốc được kê chủ yếu là thuốc kháng histamin như Desloratadine, Chlorpheniramine, Promethazine, Dextromethorphan hay Alimemazin. Những loại thuốc này giúp giảm tình trạng ho vào ban đêm, ho kéo dài, hỗ trợ an thần, gây buồn ngủ.
- Thuốc long đờm: Với trường hợp bệnh nhân bị ho có đờm kéo dài, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc làm loãng dịch đờm, long đờm để tống khứ đờm ra ngoài cơ thể qua phản ứng khạc hoặc ho. Một số loại thuốc như Acetylstein, Terpin Hydrat, Carboxystein hay Natri benzoat…
- Thuốc chữa ho do hen suyễn: Trước hết, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ chữa hen suyễn từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc giảm tình trạng ho kéo dài có thể được kê trong đơn thuốc hen suyễn dành cho bệnh nhân, điển hình là glucocorticoid dạng hít (cụ thể có budesonide hay beclomethasone).
- Một số loại thuốc trị ho khác: Những loại thuốc xịt miệng, viên ngậm trị ho, siro ho có chiết xuất từ bạc hà giúp hỗ trợ sát trùng, giảm ho, long đờm,… cũng có thể sử dụng để điều trị ho.
Lưu ý rằng, sử dụng thuốc tây chữa ho lâu ngày tiềm ẩn nhiều rủi ro như tác dụng phụ, dị ứng thuốc,… vì thế, người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt với trường hợp ho kéo dài ở trẻ, phụ huynh nên cho con thăm khám kỹ lưỡng, sử dụng đúng thuốc, không tự ý kết hợp thuốc điều trị và các sản phẩm hỗ trợ khác, thuốc long đờm,… cho con uống.
- Tìm Hiểu Ngay: Thuốc Ho Đông y Nào Tốt Nhất Hiện Nay? Những Loại Thuốc Đạt Hiệu Quả Cao Mà Chuyên Gia Khuyên Dùng
Cách chữa ho lâu ngày không khỏi bằng mẹo dân gian tại nhà
Một số mẹo dân gian tại nhà được áp dụng để làm giảm tình trạng sưng viêm cổ họng do ho lâu ngày gây ra, hỗ trợ giảm ho, long đờm, làm lành tổn thương niêm mạc họng. Bạn có thể tham khảo những cách như sau:
- Chanh đào ngâm mật ong: Đây là bài thuốc dân gian an toàn dành cho bé ho lâu ngày không khỏi, bài thuốc hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm kéo dài. Bố mẹ chỉ cần ngâm chanh đào cùng mật ong từ 10 ngày trở lên là có thể cho con dùng. Mỗi lần cho bé ngậm từ từ 1 muỗng nước cốt chanh đào ngâm mật ong, ngày ngậm từ 2-3 lần, nên ngậm buổi sáng và tối để giảm ho nhanh chóng. Lưu ý bài thuốc này không áp dụng cho bé dưới 12 tháng tuổi.
- Dùng giấm táo chữa ho lâu ngày ngứa họng: Giấm táo chứa lượng lớn acid acetic có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Đây giống như một loại kháng sinh tự nhiên có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ho, ngứa họng. Người bệnh sử dụng 2 thìa giấm táo hòa với 200ml nước ấm rồi uống 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, không nên pha giấm táo quá đặc hoặc sử dụng quá nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Dùng lê hấp đường phèn chữa ho kéo dài ở trẻ: Lê có tính mát, vị ngọt thanh giúp nhuận phế, thanh nhiệt và hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm. Bên cạnh đó, quả lê chứa nhiều vitamin, photpho giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ dùng 1 quả lê tươi, cắt bỏ phần đầu, khoét bỏ phần ruột quả lê rồi cho đường phèn vào, hấp cách thủy quả lê cho đến khi lê chín mềm, đường phèn tan hết. Bố mẹ cho con dùng mỗi ngày 1 quả để làm giảm tình trạng ho kéo dài ở trẻ.
Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bị ho kéo dài
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học để ngăn ngừa bị ho kéo dài, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng quát.
Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì thường xuyên.
Người bị ho kéo dài nhiều ngày nên bổ sung:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin như các loại rau củ, hoa quả, đặc biệt là các loại hoa quả mọng nước
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm, nếu không bị dị ứng, có thể bổ sung các loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hến (chứa hàm lượng kẽm cao) để bổ sung năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể
- Nên chế biến thực phẩm thành các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ như luộc, hấp
- Chế biến món ăn dạng lỏng, dễ nuốt như súp, cháo, canh để tránh gây tổn thương nhiều hơn cho cổ họng
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, có thể chế biến hoa quả thành nước ép, sinh tố
- Bổ sung nhóm thực phẩm kháng viêm như tỏi, gừng, hành tây,… để hỗ trợ diệt vi khuẩn, virus,…
Người bị ho kéo dài nhiều ngày nên kiêng:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng sẽ làm các tổn thương ở cổ họng càng nặng nề hơn
- Đồ ăn cứng, khô, khó nuốt như các loại hạt, bánh quy, quẩy,..,
- Đồ ăn chế biến sẵn
- Các loại hải sản dễ gây kích ứng như tôm, cua,… Đặc biệt người bệnh bị ho kéo dài khó thở cần đặc biệt lưu ý với nhóm thực phẩm này
- Kiêng các loại rau có chất nhầy: Thông thường các loại rau củ có chất nhầy sẽ dễ nuốt, tuy nhiên với người bị ho có đờm kéo dài, bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ khiến lượng đờm tăng lên càng khó chịu hơn. Bạn cần tránh một số loại rau củ như khoai sọ, củ từ, rau đay, mồng tơi,…
- Tránh ăn đồ lạnh: Thực phẩm bảo quản lạnh hoặc nước lạnh, đá lạnh,… sẽ khiến tình trạng ho kéo dài càng nặng nề hơn
- Các món ăn chứa bột năng, lòng đỏ trứng hay bột đao: Những món ăn này có thể gây khó nuốt với người đang có vấn đề về đường họng. Thế nên tốt nhất, nếu không được chế biến loãng, bạn nên hạn chế ăn thì tốt hơn
- Da gà cũng là một trong những thực phẩm cần tránh với người đang bị ho kéo dài bởi chúng có thể gây kích ứng niêm mạc
- Đồ uống có gas hoặc các chất kích thích như bia, rượu hay cafe,..
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc
Ho kéo dài nhiều ngày là dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ các cơ sở y tế hoặc chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Tìm Hiểu Thêm:
- Viêm Amidan Ở Người Lớn: Dấu Hiệu Và Giải Pháp Chữa Trị
- Mẹo Trị Ho Tại Nhà Đơn Giản Mà Lại Hiệu Quả Cho Người Bệnh