Trị ho như thế nào để an toàn và hiệu quả là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Mặc dù đây là bệnh lý phổ biến nhưng người bệnh không nên vì thế mà chủ quan. Bởi tình trạng ho có thể liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác trong đường hô hấp. Bài viết này sẽ giúp mọi người nắm rõ được những thông tin cần thiết liên quan để trị ho an toàn và hiệu quả.
TOP 3 phương pháp trị ho tốt nhất hiện nay
Ho là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp với những cơn ho kéo dài dai dẳng. Cùng với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị ho được áp dụng phổ biến như chữa bằng Tây y, mẹo dân gian tại nhà hay điều trị bằng Đông y. Mỗi phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Dưới đây là các phương pháp trị ho hiệu quả nhất hiện nay.
Cách trị ho nhanh bằng phương pháp Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân, dạng ho, mức độ ho mà người bệnh có thể được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp 2 hay nhiều loại thuốc với nhau giúp người bệnh đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh chữa bệnh ho do nhiễm khuẩn: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Như vậy, nhóm thuốc này không có hiệu quả đối với trường hợp nhiễm trùng virus cảm lạnh hay cảm cúm. Người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc đường tiêm như: thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, thuốc kháng sinh nhóm Penicillin hay thuốc kháng sinh nhóm Macrolid.
- Thuốc long đờm, tiêu đờm: Nhóm thuốc long đờm, tiêu đờm cũng nằm trong nhóm các loại thuốc Tây y trị ho nhanh nhất. Đây là nhóm thuốc được chỉ định cho người bị ho có đờm với chất đờm đặc quánh gây vướng víu cổ họng và khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Một số loại thuốc long đờm, tiêu đờm thường được bác sĩ kê như: Acetylcystein, Terpin hydrate, Ambroxol, Bromhexin, Bisolvon, Eprazinon,…
- Thuốc giảm ho: Các trường hợp bị ho khan có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm ho. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế trung khu gây ho trong não bộ, đồng thời có tác dụng giảm đau họng ở mức độ nhẹ và vừa, hỗ trợ loại bỏ các yếu tố kích thích cơn ho trong đường thở. Một số loại thuốc Tây trị ho khan thường được sử dụng như: Pholcodine, Chericof, Codeine, Dextromethorphan, Eucalyptine,…
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin là một trong các loại thuốc Tây y được sử dụng nhiều để điều trị ho do dị ứng. Thuốc có khả năng ức chế phản ứng dị ứng, giảm viêm, chống ngứa họng, từ đó xoa dịu cơn ho hiệu quả. Nhờ tác dụng an thần và gây buồn ngủ, loại thuốc này còn giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn vào ban đêm. Một số loại thuốc kháng histamin mà người bệnh có thể được kê đơn gồm: Diphenhydramine, Fexofenadine, Alimemazin, Cetirizine, Chlorpheniramine,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Một số thuốc giảm đau, hạ sốt có thể được chỉ định cho người bị ho khan và ho có đờm kèm theo triệu chứng đau cổ họng và sốt từ 38 độ trở lên. Nhóm thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc làm giảm thân nhiệt và loại bỏ cảm giác khó chịu do ho cho người bệnh. Hiệu quả của thuốc có thể cảm nhận rõ ràng chỉ sau khoảng nửa tiếng sử dụng. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng như Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen, Efferalgan.
- Thuốc làm giãn phế quản: Thuốc làm giãn phế quản có tác dụng chống co thắt cơ trơn trong phế quản, từ đó cũng giúp người bệnh giảm ho và dễ thở hơn. Nhóm thuốc này thường được kê đơn cho những người bệnh bị ho do bệnh lý viêm phế quản, hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thuốc giãn phế quản thường được sử dụng như thuốc nhóm xanthin, thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic và thuốc nhóm cholinergic.
- Tham Khảo Ngay: Hướng Dẫn Cách Trị Ho Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh
Chữa ho bằng mẹo dân gian không cần kháng sinh
Hiện nay, xu hướng sử dụng mẹo dân gian để trị ho được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi độ an toàn của chúng. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể cải thiện tối đa những nhược điểm của thuốc kháng sinh.
Mật ong và quả quất trị ho đơn giản và hiệu quả
Trị ho bằng mật ong là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và mang lại kết quả rõ rệt. Bởi lẽ, trong mật ong có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe người bệnh như chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, vị ngọt của mật ong cũng có khả năng lấn át vị đắng hoặc vị chua của một số dược liệu khác.
Thêm vào đó, quả quất có vị chua, tính mát nên có tác dụng trị triệu chứng ho thông thường và ho lâu ngày không khỏi. Mật ong và quả quất chua là sự kết hợp bù trừ. Bởi, vị chua của quả quất sẽ được vị ngọt của mật ong làm dịu lại, từ đó giúp kháng khuẩn, chống viêm vùng hầu họng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy vài quả quất đem rửa sạch bằng nước rồi thái thành từng lát mỏng.
- Sau đó xếp vào trong hũ thủy tinh cùng với được phèn đã được giã nhỏ, sao cho một lớp quất chua sẽ đổ một lớp đường phèn.
- Tiến hành cho một lượng mật ong vừa đủ vào trong hũ rồi nén quất xuống rồi đậy kín nắp và để khoảng 10 – 15 ngày.
- Mỗi ngày người bệnh sử dụng hai lần để trị các chứng ho.
- Tham Khảo: 7 Cách Trị Ho Cho Trẻ Em Dưới 1 Tuổi Mà Bố Mẹ Cần Phải Biết
Mật ong kết hợp với lá hẹ xanh
Lá hẹ xanh là gia vị khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đây cũng chính là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Sở dĩ như vậy là do trong lá hẹ có chứa nhiều chất kháng sinh mạnh như sulfit, odorin, allcin, saponin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và chữa ho tiêu đờm. Ngoài ra, các phụ huynh có thể áp dụng mẹo dân gian này để trị triệu chứng ho thông thường và ho có đờm cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá hẹ đem rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
- Sau đó thái thành các đoạn nhỏ dài khoảng 2 – 3 cm rồi cho vào chén sứ.
- Tiếp tục cho một ít mật ong nguyên chất vào và trộn đều
- Đem hỗn hợp trên hấp hoặc chưng cách thủy cho đến khi nước sánh đặc lại như siro là được.
- Người bệnh nên sử dụng thuốc khi đã đã nguội. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần dùng 2 – 3 thìa cà phê.
- Mọi người không nên nuốt ngay mà cần ngậm trong miệng khoảng 5 giây rồi để trôi từ từ qua cổ họng.
Lá diếp cá trị ho hiệu quả
Theo Đông y, lá diếp cá có tính cay, hơi độc, giúp trị ho có đờm hiệu quả. Mặt khác, y học hiện đại chỉ ra rằng, loại lá này có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao, giúp cải thiện tốt các chứng ho, nhất là ho có đờm ở cả người lớn và trẻ em.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá diếp cá rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn.
- Sau đó chuẩn bị một chén nước vo gạo đặc (lấy nước vo gạo lần thứ hai).
- Tiếp tục đem lá diếp cá giã nhuyễn rồi hòa cùng nước vo gạo, và đặt lên bếp để đun sôi với ngọn lửa nhỏ, cho đến khi lá diếp cá nhừ nát thì tắt bếp.
- Khi nước cốt đã nguội, thì bỏ bã rồi sử dụng. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, uống cho đến khi bệnh tình tiêu biến dần.
- Trong thời gian áp dụng bài thuốc này, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tanh, thịt gà, hải sản (tôm, cua,…).
- Tham Khảo Ngay: Top 7++ Thuốc Đặc Trị Ho Của Nhật An Toàn Và Hiệu Quả
Phương pháp Đông y – Cách trị ho hiệu quả nhất
Hiện nay có không ít phương pháp giúp điều trị dứt điểm các cơn ho, trong đó phải kể đến phương pháp Đông y, được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả và ít gây tác dụng phụ của chúng. Phương pháp này không chỉ cải thiện hiệu quả các triệu chứng ho thông thường, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, mà còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, đồng thời ngăn chặn bệnh tình tái phát, nhất là trong những ngày trời trở lạnh.
Bài thuốc chữa ho do tỳ dương hư
Đây là bài thuốc áp dụng cho các đối tượng ho có đờm, ho nhiều vào trời lạnh, cơ thể ốm yếu, dễ bị cảm lạnh, ăn không ngon miệng, chân tay lạnh, run lẩy bẩy.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu gồm 12g mỗi loại vỏ quýt, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô; 8g mỗi loại cam thảo dây, củ gừng tươi rửa sạch để loại bỏ những tạp chất và vi khuẩn. Riêng vỏ quýt cần phơi khô và sao vàng.
- Lấy các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng với 600ml nước rồi đun với ngọn lửa vừa và nhỏ, cho đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Nên uống khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội cần hâm nóng lại trước khi sử dụng.
- Người bệnh nên dùng thuốc trong vòng 1 tuần hoặc đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị ho do phong nhiệt
Nếu người bệnh cảm thấy lạnh, khát nước, ho dai dẳng, ho có đờm và khạc nhổ đờm có màu vàng thì nên tham khảo và áp dụng điều trị bài thuốc này để cải thiện các triệu chứng.
Cách thực hiện:
- Đem các vị thuốc gồm 16g kim ngân; 12g mỗi loại lá dâu, lá rau má; 8g mỗi loại lá hẹ xanh, rễ chanh, cúc hoa, bạc hà đi rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo.
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào nồi cùng với năm phần nước, sắc cho đến khi cô đặc lại còn hai phần để sử dụng.
- Chia thuốc đã đun trên thành hai phần để sử dụng hết trong ngày.
- Người bệnh nên dùng khi thuốc còn ấm, trong trường hợp thuốc nguội, cần được hâm nóng lại trước khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.
- Chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục, tối thiểu là 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho được cải thiện đáng kể.
- Xem Thêm: Phương Pháp Trị Ho Bằng Quả Kha Tử Đơn Giản Và Những Lưu ý Cần Thiết
Bài thuốc trị ho do phế âm hư
Bài thuốc trị ho do phế âm hư thường được áp dụng cho các trường hợp xuất hiện các triệu chứng ho thông thường, đau rát cổ họng, họng khô, ho khan nhưng không có đờm, cơ thể mệt mỏi, đau khắp người.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu gồm 20g lá rau má; 16g vỏ rễ dâu (sao cùng mật ong); 12g mỗi loại gồm lá tre và lá chanh; 8g mỗi loại cam thao dy và quả dành dành (đã sao vàng) rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn (trừ vỏ rễ dâu và quả dành dành đã được sao).
- Tiếp tục cho các nguyên liệu trên vào trong nồi cùng với năm phần nước và sắc cô đặc đến khi còn lại hai phần.
- Chia phần nước trên thành hai phần để uống trong ngày.
- Sử dụng bài thuốc này tối thiểu 7 ngày, uống cho đến khi cảm thấy bệnh tình được cải thiện.
Những lưu ý trong việc điều trị ho
Để quá trình điều trị ho đạt được kết quả tốt, bên cạnh việc sử dụng mẹo dân gian hoặc thuốc, người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý như:
- Phương pháp trị ho tại nhà chỉ phù hợp với tình trạng ho không nghiêm trọng và nguyên nhân gây ho không xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Các thảo dược thiên nhiên phần lớn đều rất lành tính, dược tính của chúng cũng không mạnh như thuốc tân dược. Do vậy, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng. Ngoài ra, không nên lạm dụng hoặc kết hợp quá nhiều phương pháp trong cùng một lúc, bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi điều trị bằng thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc kháng sinh, mọi người cần uống thuốc đủ thời gian mà bác sĩ khuyến cáo để không bị nhờn thuốc về sau.
- Song song với quá trình điều trị, cần chăm sóc tốt cho cơ thể, đặc biệt không uống nước đá, ăn đồ đông lạnh trong thời gian trị ho.
- Cố gắng lựa chọn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mặt khác, cần hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống ngọt, nhiều chất béo, thức ăn nhanh hoặc đồ ăn cay nóng,…
- Tránh sử dụng rượu bia, thức uống có ga, hút thuốc lá trong quá trình trị ho để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ, chân để tránh cảm lạnh và ho kéo dài.
- Khi thấy cơ thể mệt mỏi, tình trạng ho không được cải thiện dù đã điều trị nhiều ngày, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời. Tránh tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.
Khi trị ho, việc sử dụng thuốc chỉ là một phần, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng hết sức quan trọng. Người bệnh cần thực hiện đúng, đủ các biện pháp trên để đẩy lùi tình trạng ho một cách nhanh chóng. Mỗi phương pháp trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức về các phương pháp trị ho hiệu quả. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe!
Nên Đọc:
- Ho Lâu Ngày Không Khỏi Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?
- Tại Sao Lại Bị Ho Kéo Dài? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị