Những cách trị ho, đau họng tại nhà được áp dụng rộng rãi và lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa. Cho đến nay, khi y học hiện đại đã phát triển nhưng những mẹo chữa bệnh viêm họng, ho này vẫn được người dân áp dụng hiệu quả. Cùng chuyên trang chúng tôi điểm mặt qua 7 cách chữa hay nhất được lan truyền rộng rãi.
TOP 7 Cách trị ho đau họng được đánh giá cao
Sử dụng các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị ho, đau họng mang lại an toàn cao với người bệnh, đặc biệt với nhóm bệnh nhân hạn chế dùng tân dược như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú,… Dưới đây, chúng tôi tổng hợp những cách trị ho, đau họng hay nhất được người bệnh “rỉ tai” nhau.
Cách trị ho đau họng bằng mật ong
Các thầy thuốc YHCT quan niệm mật ong là một chất dẫn thuốc vị ngọt thanh, tính bình, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa viêm họng, đau họng hay ho. Mật ong có khả năng giải độc, kháng viêm, bổ phế, làm dịu tổn thương niêm mạc họng do viêm họng, ho lâu ngày gây nên. Bên cạnh đó, YHHĐ cũng chỉ ra rằng trong mật ong chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa giúp kháng viêm rất tốt và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Với mật ong, cách phổ biến và đơn giản nhất là pha cùng nước ấm và uống 3-5 lần/ ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng. Làm cách này không chỉ tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp người bệnh giảm nhanh các hiện tượng đau họng, viêm họng, ho hắng, sưng đau,..
Ngoài cách trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ mật ong:
- Mật ong và chanh: Lấy nước cốt chanh trộn cùng mật ong, pha thêm nước ấm rồi uống từ từ hỗn hợp này để các hoạt chất thẩm thấu vào niêm mạc họng. Bạn có thể sử dụng đều đặn mỗi sáng để làm giảm viêm, giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng chanh đào (cắt lát dày) ngâm với mật ong (có thể thêm 1 chút đường phèn), bảo quản trong lọ thủy tinh dùng sau 1 tháng ngâm cũng có thể giúp bạn điều trị ho, đau họng hiệu quả.
- Mật ong và tỏi: Bài thuốc mật ong ngâm tỏi trị đau họng tại nhà được nhiều người áp dụng bởi cách làm khá đơn giản. Lấy tỏi cắt lát nhỏ rồi ngâm với mật ong từ 3- 5 ngày (hoặc có thể giã nát tỏi rồi ngâm với mật ong). Khi dùng, bạn lấy lát tỏi ngậm trong miệng cho đến khi tỏi không còn vị thì nhả ra. Cách làm này mang đến hiệu quả kháng viêm rất tốt.
Mật ong kết hợp gừng tươi: Gừng tươi đem rửa sạch, giã nát để chắt lấy nước cốt, sau đó trộn cùng mật ong nguyên chất. Với bài thuốc trị ho đau rát cổ họng tại nhà này, bạn ngậm hỗn hợp nước gừng và mật ong để hỗn hợp chảy qua thành họng từ từ để hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn đạt tốt nhất.
- Có Thể Bạn Chưa Biết: Phương Pháp Trị Ho Bằng Quả Kha Tử Đơn Giản Mà Hiệu Quả Cho Người Bệnh
Mẹo trị đau họng bằng lá tía tô
Tía tô là một vị thuốc quý trong YHCT, thảo dược này có vị cay, tính ấm, cho khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, bổ phế rất tốt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của y học hiện đại nhận định tía tô chứa nhiều tinh dầu, protein, hạt chứa nước, khoáng chất,… giúp tăng cường sức khỏe tai mũi họng và củng cố hệ thống miễn dịch cho cơ thể con người. Bởi hiệu quả cao, cây thuốc này thường được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian trị ho, đau họng tại nhà.
Bạn đọc có thể tham khảo những cách làm như sau:
- Nấu cháo tía tô: Cháo vốn lá món ăn tốt cho người bị ho, đau họng và ho kéo dài bởi thức ăn này được nấu dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, có thể đi qua cổ họng dễ dàng. Kết hợp tía tô vào cháo giúp làm tăng khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau cổ họng cho người bệnh. Đây quả là món ăn vừa bổ dưỡng vừa hỗ trợ điều trị đau họng, ho rất tốt.
- Uống nước tía tô chữa đau họng: Bài thuốc này kết hợp cùng lúc các thảo dược như trà xanh, lá tía tô, mận tươi, đại táo (đem giã nhuyễn) đun sôi cùng 500ml trong khoảng 20 phút. Sau khi nước nguội, chắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết đau họng và ho.
Cách chữa ho viêm họng tại nhà bằng bạc hà
Bạc hà chứa nhiều hoạt chất menthol giúp làm dịu niêm mạc cổ họng, làm loãng dịch đờm và hỗ trợ làm thông mũi, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại còn chỉ ra trong lá bạc hà chứa nhiều oxy hóa mạnh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng, đau họng. Bởi tác dụng tuyệt vời đó, bạc hà được sử dụng điều chế thành các sản phẩm cải thiện tình trạng đau họng, viêm họng, ho nhiều như viên kẹo ngậm, siro trị ho, thuốc điều trị….
Để sử dụng bạc hà hỗ trợ điều trị đau họng, ho tại nhà đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo cách làm như sau:
- Uống nước lá bạc hà: Lấy 1 nắm lá bạc hà đem rửa sạch, ráo nước rồi cho vào xay nhuyễn. Sau đó, chắt lấy nước và uống hàng ngày.
- Bạc hà kết hợp mật ong: Xay nhuyễn lá bạc hà, chắt lấy phần nước cốt, sau đó thêm 1 chút mật ong và khuấy đều. Hỗn hợp này đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút, sau đó sử dụng mỗi ngày 2 lần để làm giảm các triệu chứng ho, đau họng, ngạt mũi,…
- Đọc Thêm: 7 Bài Thuốc Đông y Chữa Ho Nhanh Và Hiệu Quả Người Bệnh Không Nên Bỏ Qua
Cách trị ho viêm họng tại nhà bằng diếp cá
Diếp cá là một vị thuốc tốt trong YHCT, cây thuốc này có tính mát, vị hơi chua, tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn và hỗ trợ giảm sưng viêm rất tốt. Không chỉ sử dụng trong trường hợp đau họng, ho, rau diếp cá còn được dùng hỗ trợ cải thiện các tình trạng liên quan đến hô hấp như bệnh viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi,…
Bạn đọc có thể tham khảo một số cách làm bài thuốc trị ho và đau họng tại nhà bằng rau diếp cá như sau:
- Mật ong và rau diếp cá: Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá rồi đem xay nhuyễn với nước sôi để nguội, người bệnh chắt lấy phần nước cốt, cho thêm 3 thìa mật ong. Sử dụng hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày, uống liên tục trong vòng 1 tuần.
- Diếp cá và muối ăn: Giã nát rau diếp cá, thêm một chút muối ăn vào giã cùng, trộn đều hỗn hợp này với khoảng 200ml nước sôi để nguội. Sau đó, lọc lấy phần nước cốt chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Dùng diếp cá cùng nước vo gạo: Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, ráo nước rồi thái nhỏ để dễ giã nát. Dùng phần rau diếp cá giã nát cho vào nước vo gạo rồi đang đun sôi, đun tiếp khoảng 3 phút thì tắt bếp, chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã, sử dụng nước này 3-4 lần mỗi ngày.
Nên đọc thêm: Viêm Phế Quản Ho Ra Máu Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
Cách trị ho và đau họng tại nhà bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực mọc quanh năm, có nhiều ở các vùng nông thôn nước ta nên không khó để có được loại hoa này. Trong hoa đu đủ đực chứa hàm lượng beta – carotene và vitamin C hỗ trợ tiêu viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, đồng thời cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, đây là một phương pháp trị ho, viêm họng rất hữu hiệu, vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh, tăng cường sức khỏe tổng quát. Bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc từ hoa đu đủ đực để chữa đau họng, ho dưới đây:
- Hoa đu đủ đực cùng đường phèn: Dùng khoảng 20g hoa đu đủ đực đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt hoa. Sau đó đem giã nát hoa đu đủ đực, thêm 2 thìa đường phèn rồi cho vào bát, hấp cách thủy hỗn hợp trên trong khoảng 30 phút. Khi đường phèn tan hết, hoa đu đủ chín nhừ thì lấy ra, chắt lấy nước để ngậm và uống từ từ cho hỗn hợp thẩm thấu sâu vào niêm mạc họng, phát huy tốt hiệu quả.
- Hoa đu đủ đực cùng mật ong: Bước sơ chế tương tự như cách trên. Sau khi hoa đu đủ đực được rửa sạch, bạn có thể chế biến theo 2 cách là hấp cách thủy (làm tương tự như cách chế biến cùng đường phèn) và ngâm trực tiếp. Với cách ngâm mật ong cùng hoa đu đủ đực, bạn cho xen kẽ hoa đu đủ, thêm 1 chút mật ong, cứ rải đều từng lớp cho đến khi đầy bình, hoa đu đủ ngập hết trong mật ong, bảo quản trong lọ thủy tinh kín. Lưu ý, nên ngâm trong thời gian dài (hơn 1 tháng) rồi sử dụng là tốt nhất.
Với cách ngâm hoa đu đủ, bạn có thể dùng hoa khô hoặc hoa tươi, sử dụng cả nước lẫn bã đều tốt, nên uống vào buổi sáng. Cả 2 cách làm trên đều mang lại hiệu quả rất tốt, thậm chí tình trạng đau họng, ho giảm rõ rệt chỉ sau 2-3 ngày dùng.
- Tìm Hiểu Thêm: Các Loại Thuốc Trị Ho Hiệu Quả Tốt Cho Người Bệnh Mà Các Bác Sĩ Khuyên Dùng
Chữa ho đau họng tại nhà bằng cây lược vàng
Cây lược vàng là một vị thảo dược quý trong Đông y với nhiều công dụng, trong đó có thể kể đến hiệu quả chữa viêm họng, giảm đau sưng họng. Lược vàng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng, đồng thời làm tái tạo các tế bào mới, khắc phục tổn thương niêm mạc cổ họng do sưng viêm, ho lâu ngày gây nên.
Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chứa hàm lượng vitamin dồi dào giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông khí huyết và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh. Bởi hiệu quả tốt, dân gian đã ứng dụng vị thảo dược này trong các bài thuốc chữa viêm họng, ho tại nhà.
Bạn có thể tham khảo cách làm sau:
- Nhai trực tiếp: Cách ăn nhai trực tiếp cây lược vàng giúp người bệnh hấp thu tối đa dưỡng chất và giá trị của vị thuốc này nhất. Lưu ý trước khi ăn nhai, cần sơ chế sạch sẽ lá lược vàng, tốt nhất nên ngâm với nước muối để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt lá. Người bệnh chỉ nuốt phần nước cốt và nhả bã ra ngoài, thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau ăn cơm để cho hiệu quả tốt nhất.
- Dùng lá lược vàng kết hợp giấm chuối: Lấy khoảng 3 lá lược vàng đem ngâm trong nước muối, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cắt lá thành từng mảnh nhỏ rồi xay nhuyễn với 5ml giấm chuối để gia tăng hiệu quả kháng khuẩn. Chắt lấy nước cốt, bỏ bã, uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày sáng và tối.
Xem thêm: Ho Lâu Ngày Không Khỏi Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?
Cách trị ho và đau họng tại nhà bằng trầu không
Trầu không cũng là một vị thảo dược có tính kháng khuẩn rất tốt trong YHCT, loại thảo dược này có vị cay, tính ấm, tác động sâu vào kinh phế, tỳ và vị nên thường được sử dụng trong các bài thuốc tán hàn, khu phong, hỗ trợ tốt cho đường hô hấp.
Một số bài thuốc từ lá trầu không có tác dụng trong điều trị đau họng, ho mà bạn có thể tham khảo như:
- Trầu không kết hợp mật ong: Chọn 1 nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi thêm khoảng 300ml nước sôi vào, ngâm trong 20 phút để dược tính trong lá trầu không tan ra. Chắt lấy phần nước, thêm khoảng 6 thìa cà phê mật ong vào nước lá trầu vừa thu được, khuấy đều rồi sử dụng 2 lần mỗi ngày.
- Kết hợp trầu không và gừng tươi: Trầu không đem rửa sạch, có thể ngâm với nước muối để làm sạch bụi bẩn, gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch. Giã nát hỗn hợp trầu không và gừng tươi, sau đó thêm nước sôi vào ngâm 20 phút, lọc lấy phần nước cốt uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn.
- Trầu không kết hợp củ nén: Cách làm tương tự như kết hợp trầu không và gừng.
Đọc ngay: Viêm Phế Quản Nên Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất
Chuyên gia khuyên khi thực hiện cách trị ho đau họng tại nhà
Các mẹo trị ho, đau họng kể trên tương đối lành tính, có thể dùng được cho nhiều đối tượng và có hiệu quả nhất định, tuy nhiên, để hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần ghi nhớ một số lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:
- Hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách thực hiện, … Do đó, người bệnh không nên kỳ vọng quá nhiều, lạm dụng trong thời gian dài. Nếu đã áp dụng trong khoảng 5-7 ngày nhưng không thấy thuyên giảm, bạn nên ngừng và liên hệ bác sĩ để tìm giải pháp tốt hơn, tránh để lâu khiến bệnh nặng thêm.
- Những phương pháp trị ho, đau rát cổ họng tại nhà chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, các dấu hiệu mới khởi phát. Với bệnh nhân viêm, đau họng mãn tính, bạn nên tham khảo phương pháp đặc trị từ bác sĩ chuyên khoa.
- Các phương pháp trên sử dụng thảo dược tự nhiên nên hiệu quả sẽ chậm hơn so với thuốc tây hoặc sản phẩm chứa tân dược, người bệnh không quá nóng lòng, nên kiên trì dùng liên tục (tối đa 7 ngày) để thấy rõ hiệu quả.
- Trong trường hợp người bệnh bị đau họng, ho kèm sốt cao, người mệt mỏi, đau nhức đầu,… trước hết nên tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng cấp tính trước. Không cố tình lạm dụng mẹo dân gian chữa đau họng khiến tình trạng sốt phức tạp hơn.
Nhắc lại, các cách trị ho, đau họng tại nhà kể trên là các mẹo dân gian được truyền miệng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên hiệu quả thực sự chưa được ghi nhận và đánh giá qua các nghiên cứu và văn bản khoa học.
Cho đến nay, các bác sĩ chuyên khoa chỉ đánh giá những phương pháp này mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng, vì thế người bệnh cũng cần cân nhắc. Tốt nhất khi bị viêm họng, đau rát và ho kéo dài, bạn nên thăm khám để biết rõ tình trạng, mức độ của mình, từ đó đón nhận phác đồ và lời khuyên từ chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa.
Đọc Ngay: Cách Chữa Ho Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Mà Bố Mẹ Cần Phải Biết