Nội dung chính

Viêm nang lông lưng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các nang lông trên da lưng, gây ra các nốt sần đỏ, mụn mủ, ngứa ngáy và khó chịu. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý, mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.

Định nghĩa viêm nang lông lưng

Viêm nang lông lưng (Folliculitis lưng) là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của nang lông ở khu vực lưng. Nang lông đóng vai trò như ống dẫn, giúp dầu nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn đến bề mặt da, tạo thành lớp màng bảo vệ tự nhiên. Khi nang lông bị tắc nghẽn do các yếu tố như tế bào chết, bụi bẩn, mồ hôi,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn (thường gặp nhất là Staphylococcus aureus) xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Hình ảnh viêm nang lông ở lưng

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng

Bệnh viêm nang lông được xác định xảy ra bởi những nguyên nhân như sau:

  • Vi khuẩn: Thường gặp nhất là vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), cư trú tự nhiên trên da. Khi nang lông bị tổn thương hoặc tắc nghẽn do tế bào chết, mồ hôi, bụi bẩn,… vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Nấm men: Ngoài vi khuẩn, một loại nấm men có tên Malassezia cũng có thể gây viêm nang lông lưng. Nấm Malassezia vốn thường trú trên da, tuy nhiên, sự tăng sinh quá mức của chúng có thể gây ra tình trạng viêm da tiết bã nhờn (da dầu), tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nang lông.
  • Mặc quần áo bó sát, chất liệu không thoáng khí: Quần áo bó sát, chất liệu tổng hợp dễ gây bí bách, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Tẩy tế bào chết quá thường xuyên: Tẩy tế bào chết quá mức có thể làm tổn thương nang lông, khiến da mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Cọ xát mạnh vào da lưng: Chà xát mạnh trong khi tắm hoặc mặc quần áo chật có thể gây trầy xước da, tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng mỹ phẩm có chứa chất kích ứng: Một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng, làm tổn thương nang lông và dẫn đến viêm nhiễm.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai có thể kích thích tiết bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men phát triển.
  • Sức khỏe suy giảm: Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gây viêm nang lông.
  • Một số bệnh lý nền: Bệnh lý về da như viêm da cơ địa, da tiết bã nhờn,… có thể làm tăng nguy cơ viêm nang lông.
Bệnh có thể xảy ra khi dùng các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng

Đối tượng bị viêm nang lông lưng

Bệnh viêm nang lông ở lưng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng dễ gặp nhất là các trường hợp:

  • Người da dầu.
  • Người trong tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai.
  • Các trường hợp khi tắm cọ lưng quá mạnh, mặc quần áo bó sát, không thoáng khí.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Bệnh nhân lạm dụng thuốc Corticosteroid (steroid bôi).
  • Những trường hợp thường xuyên chịu nhiều căng thẳng kéo dài.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhiều dầu khoáng, hương liệu hoặc chất kích ứng.

Xem thêm: Viêm Nang Lông Chân Là Gì? Ai Dễ Mắc?

Triệu chứng viêm nang lông lưng

Bệnh viêm nang lông ở lưng cũng có các triệu chứng khá rõ rệt và dễ nhận biết từ sớm. Cụ thể gồm:

  • Các nốt sần đỏ: Đây là dấu hiệu điển hình của viêm nang lông lưng. Các nốt sần thường có màu đỏ tươi, kích thước nhỏ, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng cụm trên da lưng.
  • Mụn mủ: Trong một số trường hợp, các nốt sần đỏ có thể chuyển thành mụn mủ chứa mủ trắng hoặc vàng.
  • Ngứa ngáy dai dẳng: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm, là một trong những dấu hiệu thường gặp của viêm nang lông lưng.
  • Càng gãi càng ngứa: Việc gãi nhiều không những không giảm ngứa mà còn có thể làm tổn thương da, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Sưng tấy: Trong một số trường hợp nặng, vùng da bị viêm nang lông có thể sưng tấy nhẹ, gây đau nhức khó chịu.
  • Vết thâm sẹo: Nếu viêm nang lông lưng không được điều trị, các nốt viêm có thể vỡ ra và để lại vết thâm sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như nóng rát, cảm giác khó chịu trên da lưng.

Viêm nang lông ở lưng thường xuất hiện với các nốt mụn đỏ và dễ kèm mủ

Biến chứng viêm nang lông lưng

Viêm nang lông trên lưng có nguy hiểm, có biến chứng gì không? Viêm nang lông lưng thường bắt đầu với các nốt sần đỏ hoặc mụn mủ nhỏ. Nếu không được điều trị, các nốt viêm này có thể bị vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang các nang lông xung quanh và các vùng da khác, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Trong trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể lan sâu vào mô da, gây ra các triệu chứng như sốt, đau nhức và cần điều trị bằng kháng sinh đường uống.

Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây ra một số ảnh hưởng nếu không chữa sớm như sau:

  • Sẹo thâm: Viêm nang lông lưng nếu không được điều trị, các nốt viêm có thể tự xẹp xuống nhưng thường để lại sẹo thâm trên da. Sẹo thâm mất nhiều thời gian để mờ đi hoàn toàn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin, đặc biệt là đối với những người thường xuyên mặc áo hở lưng.
  • Bệnh tái phát liên tục: Bỏ qua điều trị viêm nang lông lưng có thể khiến bệnh chuyển sang dạng mạn tính. Điều này có nghĩa là các triệu chứng viêm, ngứa và mụn mủ sẽ tái phát nhiều lần, gây khó chịu kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Tâm lý ảnh hưởng: Viêm nang lông lưng, đặc biệt là khi có nhiều mụn mủ và sẹo thâm, có thể gây ra lo lắng, mất tự tin và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội. Người bệnh có thể ngại giao tiếp, hạn chế tham gia các hoạt động thể thao hoặc mặc những trang phục yêu thích vì lo ngại ánh nhìn của người khác.

Chẩn đoán viêm nang lông lưng

Việc chẩn đoán sẽ giúp xác định chính xác mức độ viêm, tình trạng sức khỏe làn da để qua đó có phác đồ chữa trị phù hợp. Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành thăm khám như sau:

  • Hỏi về tiền sử bệnh: Bác sĩ có thể hỏi về các yếu tố nguy cơ như da dầu, thói quen sinh hoạt, tiền sử sử dụng thuốc,…
  • Kiểm tra da trực tiếp: Bác sĩ sẽ quan sát các nốt viêm, mụn mủ và tình trạng da lưng để đưa ra đánh giá ban đầu.

Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán viêm nang lông lưng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự.

Điều trị viêm nang lông lưng

Viêm nang lông lưng nên điều trị từ sớm để tránh khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những biện pháp thường dùng:

Thuốc Tây chữa viêm nang lông lưng

Cách trị viêm nang lông bằng thuốc Tây được ứng dụng phổ biến nhất, giúp bệnh nhân kiểm soát các tổn thương nhanh chóng.

Thuốc bôi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị viêm nang lông nhẹ đến trung bình. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường dùng:

  • Benzoyl Peroxide: Có tác dụng diệt khuẩn P. acnes (Propionibacterium acnes) – nguyên nhân chính gây viêm nang lông, đồng thời giúp giảm bã nhờn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây khô da, bong tróc nhẹ.
  • Kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, thường được sử dụng kết hợp với Benzoyl Peroxide hoặc Acid Salicylic.
  • Kem/dung dịch chứa Acid Salicylic: Có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa tắc nghẽn và giảm viêm.

Lưu ý:

  • Cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bôi.
  • Bôi thuốc đúng vùng da bị viêm, tránh thoa lên vùng da lành.
  • Thử thuốc trên một vùng da nhỏ trước khi bôi lên toàn bộ vùng lưng để kiểm tra kích ứng.
Các loại thuốc bôi và uống sẽ được kê đơn cho bệnh nhân

Trong một số trường hợp viêm nang lông nặng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị.

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm toàn thân.
  • Isotretinoin: Thuốc uống mạnh, chỉ được sử dụng theo toa bác sĩ và thường dành cho các trường hợp viêm nang lông nặng, viêm nang lông do thuốc (steroid).

Lưu ý:

  • Thuốc uống có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, khô da,… Cần thông báo với bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Isotretinoin là thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ.

Mẹo giảm viêm nang lông tại nhà

Để giảm viêm nang lông ở lưng, các cách chăm sóc tại nhà cũng được nhiều người tận dụng. Ví dụ như:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh chườm lên vùng da bị viêm nang lông giúp giảm sưng tấy, ngứa ngáy. Duy trì đều đặn hàng ngày và có thể thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, có thể hỗ trợ giảm viêm. Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị viêm sau khi tắm, lau sạch sau 15 phút.
  • Nghệ tươi: Nghệ tươi có tác dụng kháng viêm, giảm thâm. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ trộn nước lọc để thoa đều lên da và rửa lại sau 15 phút.
Dầu dừa có thể hỗ trợ giảm viêm nang lông

Phòng tránh viêm nang lông lưng

Việc phòng ngừa viêm nang lông ở lưng không khó khăn, bạn chỉ cần chú ý tới việc ăn uống, sinh hoạt, giữ vệ sinh cơ thể như sau:

  • Tắm rửa hằng ngày: Sử dụng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất kích thích để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da lưng.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: 1 – 2 lần/tuần, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt nhỏ hoặc khăn bông mềm để loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Chất liệu vải: Ưu tiên trang phục được làm từ vải cotton, thoáng khí, giúp mồ hôi thoát ra dễ dàng, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Quần áo rộng rãi: Tránh mặc quần áo bó sát, cọ sát vào da lưng, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Thay quần áo thường xuyên: Đặc biệt là sau khi vận động đổ mồ hôi, thay quần áo sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt: Thực phẩm này làm tăng tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nang lông phát triển.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây: Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ sức khỏe làn da.
  • Uống đủ nước: Nước giúp thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc.

Viêm nang lông lưng thường dễ để lại thâm sẹo và cũng có khả năng tái phát liên tục. Do đó, bạn cần chú ý giữ vệ sinh thật tốt, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh tái phát dai dẳng, cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Viêm lỗ chân lông với sự xuất hiện của những nốt mụn sần đỏ trên da gây đau rát và ngứa ngáy. Da bị tổn thương và trực tiếp ảnh hưởng tới ngoại hình của...

Xem chi tiết

Viêm nang lông là bệnh lý xảy ra với những nốt mụn sần sùi, đỏ tấy, gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Vậy viêm nang lông nên tắm bằng gì để cải thiện tình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp