Nội dung chính

Chữa mất ngủ kinh niên, loại bỏ cơn đau đầu và tình trạng rối loạn thần kinh là mong muốn của rất nhiều người bệnh. Sở dĩ như vậy là vì chứng mất ngủ lâu năm luôn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và tiềm ẩn nhiều hệ lụy về sức khỏe, việc sớm can thiệp điều trị sẽ giúp đẩy lùi những rủi ro không mong muốn. Để có được giấc ngủ ngon mỗi đêm, thoát khỏi “nỗi ám ảnh” mất ngủ kinh niên đừng bỏ qua nội dung dưới đây.

3 phương pháp chữa mất ngủ kinh niên thông dụng

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng mất ngủ kinh niên ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Để hạn chế những hệ lụy về sức khỏe do mất ngủ gây nên, mỗi người cần chủ động theo dõi và kịp thời can thiệp, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 3 phương pháp chữa mất ngủ kinh niên được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Các bài thuốc dân gian tại nhà trị mất ngủ kinh niên

Những bài thuốc từ dân gian sử dụng 100% nguyên liệu dân gian, cho hiệu quả cao trong cải thiện tinh thần, hỗ trợ đẩy lùi chứng mất ngủ kinh niên. Đặc biệt, phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm nên được rất nhiều người lựa chọn và áp dụng tại nhà:

1. Bài thuốc từ củ gừng

Trong Đông y, gừng được gọi là sinh khương và thường được nhắc đến với vị cay, tính ấm. Nhờ vậy, dược liệu giúp kích thích tuần hoàn máu, ổn định huyết áp và làm ấm cơ thể, xua tan mệt mỏi. Do đó, gừng cho hiệu quả cao trong xử lý mất ngủ, an thần, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Củ gừng giúp tăng lưu thông máu, an thần và cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Củ gừng giúp tăng lưu thông máu, an thần và cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Cách thực hiện:

Cách 1: Uống nước gừng nấu đường phèn

  • Gừng tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập hoặc giã sơ qua.
  • Cho gừng cùng 500ml nước vào nồi rồi đun sôi trong 5 phút, sau đó cho đường phèn và tiếp tục đun với lửa nhỏ trong 10 phút.
  • Lượng nước gừng thu được chia làm 2 phần, uống vào sau mỗi bữa trưa và bữa tối.

Cách 2: Ngâm chân nước gừng và muối

  • Gừng để nguyên vỏ, đập dập rồi cho vào đun cùng 1,5l nước.
  • Sau khi nước sôi được 15 phút thì thêm muối hạt vào khuấy nhẹ cho tan hết.
  • Trút hết nước ra chậu chờ cho nguội bớt, dùng hỗn hợp để ngâm chân. 
  • Nên ngâm chân với nước muối gừng đều đặn mỗi tối để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2. Bài thuốc từ lá dâu tằm

Một trong những cách chữa mất ngủ kinh niên được dân gian đánh giá cao là sử dụng lá dâu tằm. Với vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, hỗ trợ lưu thông khí huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông về não. Nhờ vậy mà các triệu chứng đau đầu mất ngủ từng bước được đẩy lùi.

Cách thực hiện:

Cách 1: Uống nước lá dâu tằm sao vàng

  • Rửa sạch 300g lá dâu tằm và để cho ráo nước, sau đó cho lá dâu vào chảo sao vàng.
  • Lá dâu sau khi sao đem cất trữ trong bình thuỷ tinh đậy kín nắp, hạ thổ 15 ngày là có thể đem ra sắc nước uống.
  • Nước lá dâu tằm mỗi ngày dùng 2 lần, liều lượng 50ml/lần để đạt được hiệu quả mong muốn.

Cách 2: Kết hợp lá dâu với đậu ván, lá sen

  • Đem lá dâu tằm, đậu ván, lá sen đi rửa sạch sau đó cho tất cả nguyên liệu vào xay nhuyễn. 
  • Lọc lấy phần nước cốt của hỗn hợp, bỏ bã, thêm chút đường vào khuấy đều.
  • Mỗi ngày uống 1 cốc như vậy, liên tục trong 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Sử dụng quả chuối xanh

Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả được nhiều người áp dung. Một số nghiên cứu đã chỉ ra trong quả chuối xanh chứa hàm lượng lớn serotonin – hoạt chất có tác dụng nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian giấc ngủ. Đồng thời, serotonin cũng cho hiệu quả cao trong cải thiện sức khỏe tinh thần, loại bỏ tình trạng uể oải, mệt mỏi mỗi sáng thức dậy.

Cách thực hiện:

  • Chuối xanh đem rửa sạch, gọt bỏ phần đầu và đuôi sau đó đun cùng 200ml nước trong vòng 15 phút rồi chắt lấy nước.
  • Cho thêm 1 thìa nhỏ bột quế vào lượng nước thu được, khuấy cho tan hết và uống nước khi còn ấm.
  • Nên uống nước chuối xanh pha bột quế 1 lần/ngày, sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện chứng mất ngủ kinh niên.
Quả chuối xanh cho hiệu quả an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ
Quả chuối xanh cho hiệu quả an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ

4. Dùng mật ong chữa mất ngủ kinh niên

Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, an thần, bổ tỳ vị. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn axit amin tryptophan, khi đi vào não chúng được chuyển hóa thành serotonin – hoạt chất đóng vai trò dẫn truyền thần kinh để sản sinh ra các melatonin kích thích giấc ngủ.

Cách thực hiện:

  • Cho 2 thìa mật ong nguyên chất vào 1 ly nước ấm, khuấy nhẹ nhàng cho mật ong được tan hết.
  • Dùng nước mật ong 1 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể và não bộ được thư giãn, đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

5. Cây trinh nữ an thần, trị mất ngủ

Trinh nữ (cây xấu hổ) là dược liệu mọc hoang dại ở nhiều miền quê. Dân gian thường sử dụng cây thuốc này để cải thiện chứng mất ngủ chỉ bằng việc nước sắc nấu đều đặn mỗi ngày.

Cách thực hiện:

  • Lấy 30g cây trinh nữ phơi khô nấu cùng 500ml nước.
  • Phần nước thuốc thu được dùng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm căng thẳng, cơ thể khỏe khoắn ngủ ngon và sâu hơn.
Trinh nữ là vị thuốc trị mất ngủ nổi danh của dân gian
Trinh nữ là vị thuốc trị mất ngủ nổi danh của dân gian

Sử dụng thuốc tân dược xử lý tình trạng mất ngủ

Bên cạnh các thảo dược dân gian, nhiều người đã tìm đến thuốc Tây y điều trị mất ngủ. Song cần chú ý, thuốc Tây luôn tiềm tàng những nguy cơ tác dụng phụ đối với hệ thần kinh và sức khoẻ, do vậy hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn từ bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc an thần hỗ trợ cải thiện giấc ngủ được sử dụng phổ biến:

Thuốc Phamzopic

Phamzopic là thuốc an thần có nguồn gốc từ Canada, giúp điều trị và giảm triệu chứng bệnh mất ngủ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và chỉ bán theo đơn của bác sĩ.

Công dụng

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Đẩy lùi tình trạng lo âu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ.
  • Giúp người bệnh ngủ sâu, kéo dài giấc ngủ vào ban đêm, ngăn chặn tình trạng tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức giấc sớm.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 1 viên trước khi đi ngủ 30 phút hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ uống Phamzopic trong 7-9 ngày liên tục, nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Chống chỉ định: Đối tượng nhạy cảm với hoạt chất Zopiclon, bệnh nhân phản ứng với rượu hoặc những trường hợp có tiền sử dị ứng thuốc an thần.

Phamzopic được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng 7.5mg
Phamzopic được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng 7.5mg

Thuốc Zolpidem 

Zolpidem chứa dẫn xuất của Imidazopyridine, loại thuốc này cho hiệu quả xử lý mất ngủ nhanh, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc có thể gây nghiện và phụ thuộc thuốc, do vậy mỗi người cần hết sức cẩn trọng.

  • Công dụng: Ổn định tinh thần, loại bỏ tình trạng mệt mỏi, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc, kéo dài thời gian mỗi giấc ngủ.
  • Cách dùng: Người lớn dùng 1 viên/ngày, chỉ sử dụng liên tục 2-3 tuần khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Đối tượng có cơ địa mẫn cảm, bệnh nhân COPD, viêm phổi, đối tượng có thai và đang cho con bú. Đặc biệt là các bệnh nhân đang gặp chứng ngưng thở khi ngủ.

Thuốc an thần thế hệ mới Zaleplon

Là thuốc an thần thế hệ mới, Zaleplon giúp khắc phục các nhược điểm của Zolpidem hay Phamzopic. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế tác động lên thụ thể GABA-A từ đó an thần và gây buồn ngủ hiệu quả.

Công dụng: 

  • Đưa người bệnh vào giấc ngủ ngon và sâu hơn, không tỉnh giấc hay giật mình khi ngủ.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và tâm lý, xử lý tình trạng rối loạn lo âu ở bệnh nhân mất ngủ.
  • Đẩy lùi tình trạng chứng mất ngủ về đêm, ngủ sâu giấc.

Cách dùng: Chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.

Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em, đối tượng nhạy cảm với thành phần của thuốc cùng các trường hợp bị suy hô hấp, suy gan thận.

Giải pháp chữa mất ngủ kinh niên an toàn từ Y học cổ truyền

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, chứng mất ngủ xuất phát từ những tác động bên ngoài lên hệ thần kinh. Điều này khiến cho chức năng ngũ tạng suy giảm, tinh huyết không đủ. 

Với cơ chế trị bệnh từ gốc, Y học cổ truyền từng bước xác định căn nguyên gây mất ngủ, xử lý gốc bệnh, sau đó nâng cao sức khoẻ, cải thiện miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Đây chính là ưu điểm vượt trội của các bài thuốc Y học cổ truyền so với những phương pháp chữa mất ngủ kinh niên thông thường.

Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi mất ngủ
Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi mất ngủ

Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu giấc người bệnh có thể tham khảo:

Dưỡng tâm thang

Dưỡng tâm thang là bài thuốc Đông y giúp xử lý mất ngủ kinh niên cho những bệnh nhân phải lao động nặng nhọc, suy nghĩ nhiều khiến tâm, tỳ tổn thương. Từ đó làm cho huyết dịch của tâm hao tổn, tinh thần bất định và làm mất ngủ kéo dài.

  • Thành phần: Phục thần, hoàng kỳ, đương quy, nhân sâm, bán hạ, bá tử nhân, xuyên khung, ngũ vị tử, chích thảo, viễn chí, nhục quế.
  • Cách sử dụng: Sắc 1 thang thuốc với 700ml nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 200ml thì dừng lại. Phần nước thu được chia làm 3 lần và uống hết trong ngày, ưu tiên sử dụng trước bữa cơm hoặc khi bụng đói để đạt được hiệu quả cao nhất.

An thần định chí hoàn

Nếu bị mất ngủ, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng mệt mỏi, dễ bị kích động, chất lượng giấc ngủ giảm sút, thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm… Không ít trường hợp còn cảm thấy lo lắng, tâm khí hao tổn, khó vào giấc sau khi đã thức dậy. Bài thuốc An thần định chí hoàn giúp xử lý triệt để những triệu chứng kể trên.

  • Thành phần: Phục thần, viễn chí, phục linh, nhân sâm, thạch xương bồ, long xỉ.
  • Cách sử dụng: Sắc thang thuốc với 700ml trong vòng 30 phút sau đó lọc bỏ bã, phần nước thu được chia thành 3 phần uống hết trong ngày. Nên uống thang An thần định chí hoàn trước khi ăn hoặc cách thời điểm đi ngủ 30-45 phút.

Một số lưu ý khi điều trị mất ngủ lâu năm

Kịp thời áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khoẻ, ngăn chặn các tổn thương cho hệ thần kinh và não bộ. Do vậy, nếu bị mất ngủ kéo dài, mỗi người cần chủ động theo dõi và thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, chỉ dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị mất ngủ kinh niên, hãy chú ý một số vấn đề sau:

  • Mẹo dân gian trị mất ngủ tại nhà sử dụng 100% thảo dược nên dược lực thấp, thường cho hiệu quả sau thời gian dài. Do vậy, mỗi người cần kiên trì thực hiện, không nên quá nóng vội vì có thể dẫn đến “xôi hỏng bỏng không”.
  • Các loại thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chỉ sau vài lần sử dụng nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ suy nhược thần kinh, suy gan, thận… do vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
  • Nên kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Người bệnh nên tránh sử dụng cafe, thuốc lá, rượu bia… bởi chúng có thể gây ức chế não bộ, duy trì sự tỉnh táo khiến bạn “trắng đêm”.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng để thả lỏng cơ thể, giúp não bộ và các dây thần kinh thư giãn, từ đó cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, luôn đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, không nên suy nghĩ, lo âu nhiều vì điều này sẽ khiến tình trạng mất ngủ kinh niên thêm trầm trọng.
  • Ngủ trước 23h đêm, hạn chế thức quá khuya và không sử dụng điện thoại/thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi khoa học nhưng tình trạng mất ngủ không được cải thiện, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán, tư vấn chính xác.

Chữa mất ngủ kinh niên là quá trình lâu dài, người bệnh vừa phải tuân thủ phác đồ điều trị, vừa phải sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Một trong những bài thuốc nổi tiếng về điều trị mất ngủ mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn là bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Được nghiên cứu và bào chế từ nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường có tuổi đời hơn 150 năm. Đây là phương án hoàn hảo cho bệnh nhân muốn chữa bệnh mất ngủ. Nếu bạn quan tâm, đừng bỏ qua bài thuốc này.

Câu hỏi liên quan

Trẻ em là đối tượng dễ ăn dễ ngủ, tuy nhiên dạo gần đây con bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó ngủ. Người làm cha làm mẹ chắc chắn sẽ vô cùng hoang...

Xem chi tiết

Trẻ em là đối tượng vô lo vô nghĩ vậy mà lại bị khó ngủ, có lẽ đây là điều khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và không biết phải xử lý làm sao. Cho...

Xem chi tiết

Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Đây có phải là do tác dụng phụ của thuốc không? Để có được câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa