Viêm xoang đau sau gáy là một trong những triệu chứng thường gặp ở người nhiễm trùng xoang. Dấu hiệu này không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tìm hiểu hơn về bệnh lý, mời các bạn tham khảo thêm thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của Favina Hospital.
Viêm xoang đau sau gáy bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp lớp niêm mạc do vi khuẩn hoặc dị ứng. Từ đó, lớp niêm mạc này bị phù nề, thu hẹp lại khiến chất nhầy, dịch mủ bị tắc nghẽn không thể thoát ra bên ngoài, gây nên các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức.
Tùy thuộc vào vị trí xoang mà gây ra những triệu chứng khác nhau trong đó có viêm xoang đau sau gáy. Theo giải phẫu sinh lý thì hệ thống xoang gồm nhóm xoang trước (xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán) và nhóm xoang sau (xoang sàng sau, xoang bướm). Trong đó, viêm xoang gáy thuộc nhóm xoang sau.
Khi bị đau sau gáy do viêm xoang thì người bệnh còn có một số triệu chứng kèm theo khác, chẳng hạn như:
- Đau ở hai bên thái dương và gốc mũi một cách âm ỉ, trong khi ở đau thì đau dữ dội.
- Mắt bị mờ đột ngột, thị lực giảm rõ rệt.
- Có hiện tượng ù tai, choáng, đầu nặng, nặng mắt và tai.
- Cổ họng rát, ngứa họng, ho nhiều đờm, khó thở, thở khò khè.
Theo các chuyên gia, bị viêm xoang nhức sau gáy là dấu hiệu cảnh báo tổn thương tại xoang bướm và xoang sàng sau. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm có thể gây biến chứng về não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số biến chứng của viêm xoang đau sau gáy có thể kể đến như: Viêm não, viêm màng não, áp xe não, áp xe mí mắt, lồi nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực, thậm chí là mù…. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm cho nên ngay sau khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Tìm hiểu khái niệm: Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Viêm xoang sau gáy do nguyên nhân nào?
Nguyên nhân chính gây viêm xoang gáy là do viêm nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm…). Phản ứng viêm ở các hốc xoang sàng sau và xoang bướm có thể làm tác động đến hệ thống thần kinh làm ảnh hưởng trực tiếp tới đỉnh đầu, sau gáy và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu.
Chính vì thế, khi bị viêm xoang sàng sau hoặc viêm xoang bướm thì người bệnh có thể gặp hiện tượng đau sau gáy, thậm chí lan rộng ra những vùng lân cận. Tình trạng đau nhức này nặng hơn, khó chịu hơn về ban đêm hoặc khi thời tiết lạnh.
Ngoài viêm nhiễm thì viêm xoang đau sau gáy còn có thể xuất phát từ một số lý do khác, chẳng hạn như:
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kích ứng được làm hệ thống miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tăng.
- Dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc,… cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng viêm xoang gáy. Nhất là ở một số người có cơ địa nhạy cảm thì tình trạng này càng dễ xảy ra.
- Ngoài ra, viêm xoang nhức sau gáy còn có thể do dị vật ở vách ngăn, tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc hoặc tiền sử bệnh lý….
Điều trị viêm xoang đau sau gáy như thế nào cho hiệu quả?
Có nhiều biện pháp khác nhau để loại bỏ tình trạng đau nhức này. Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà áp dụng cách khác nhau sao cho phù hợp.
Mẹo chữa bệnh tại nhà
Với những trường hợp viêm xoang đau sau gáy ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm triệu chứng. Một số biện pháp được nhiều người áp dụng nhất chẳng hạn như: Vệ sinh bằng nước muối sinh lý, xông hơi để làm tăng độ ẩm và loãng dịch nhầy, chườm ấm để tăng cường lưu thông máu hoặc massage.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thảo dược. Theo đó, bạn có thể uống nước râu ngô và rễ đương quy, chấm nước lá lốt vào mũi hoặc xoa rượu tỏi,… để giảm bệnh.
ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn 5 Mẹo Chữa Viêm Xoang Bằng Rượu Và Muối Cực Hiệu Nghiệm
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây
Với những người bị viêm xoang đau sau gáy mức độ nặng hơn thì có thể dùng thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn như: Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Cefixim, Erythromycin), thuốc chống viêm (Dexamethasone, Betamethasone), thuốc chống dị ứng (Loratadin, Fexofenadin), thuốc giảm đau (Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac) hoặc thuốc xịt chống phù nề (Naphazolin, Oxymetazolin, Phenylephrin)
Việc sử dụng thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh, tác động mạnh. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ để không gây ra bất cứ phản ứng phụ nào. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở bên ngoài về uống để tránh trường hợp dùng không đúng thuốc dẫn đến bị nhờn thuốc.
Dùng Đông y chữa viêm xoang nhức sau gáy
Nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì người bệnh có thể áp dụng Đông y. Đây là biện pháp kết hợp dùng các bài thuốc từ thảo dược với những thủ thuật châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ để có thể loại bỏ từ gốc.
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là sử dụng dược liệu an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chậm, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà nó cho hiệu quả khác nhau.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y dành cho người bệnh viêm xoang mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Bán hạ chế 8g, Ngũ vị từ 4g, Ma hoàng 6g, Quế chi 6g, Bạch thược 12g, Can khương 4g, Đẳng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Khương hoạt 8g, Cam thảo 4g, Tế tân 4g, Ké đầu ngựa 12g.
- Bài thuốc 2: Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 16g, Phòng phong 6g, Bạch truật 8g, Quế chi 8g, Gừng 2g, Đại táo 8g
Phẫu thuật chữa viêm xoang đau sau gáy
Nếu áp dụng tất cả những biện pháp trên mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Biện pháp này được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về vách ngăn, bị vẹo vách ngăn hoặc bị quá phát ở cuống mũi.
Nội soi là thủ thuật chính trong phẫu thuật xoang gáy hiện nay thường được áp dụng. Biện pháp này mang đến hiệu quả cao, nhanh chóng, chính xác và lâu dài. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật khá tốn kém nên người bệnh cần có sự chuẩn bị trước về mặt chi phí.
Đọc thêm: Mách Bạn Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Xoang Cực Hiệu Quả
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng viêm xoang sau gáy?
Viêm xoang đau gáy khiến sức khỏe giảm sút, cuộc sống bị ảnh hưởng. Cho nên, ngoài việc áp dụng những biện pháp điều trị thì bạn cũng nên chủ động có cách phòng ngừa để bệnh không trở nặng và không gây biến chứng.
- Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý thường xuyên vì nó có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh một cách hiệu quả.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi, ô nhiễm, hóa chất gây dị ứng cũng như tác động, xâm nhập vào xoang làm bùng phát triệu chứng bệnh.
- Có chế độ ăn uống phù hợp và chế độ dinh dưỡng khoa học. Bạn nên tăng cường bổ sung rau củ quả và thực phẩm nhiều kẽm để ngăn ngừa bệnh. Đồng thời, cũng cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và thực phẩm dễ dị ứng như cua, tôm, sữa,…
- Chú ý giữ ấm cơ thể, khi mùa đông đến, nhất khi thời tiết chuyển mùa. Tốt nhất hãy mặc ấm vào quàng khăn khi ra ngoài.
- Chăm chỉ tập thể dục thể thao hàng ngày (ít nhất 30 phút) để tăng cường sức đề kháng, loại bỏ được những nguyên nhân gây bệnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ (mỗi năm 2 lần) để sớm phát hiện những triệu chứng bệnh hoặc những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, ngay sau khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý.
Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm xoang đau sau gáy. Có thể thấy, đây không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Cho nên, ngay sau khi có dấu hiệu cần sớm đến bệnh viêm để thăm khám và điều trị.
Bài viết xem thêm
- Tìm Hiểu Phương Pháp Cấy Chỉ Trị Viêm Xoang Theo Y Học Cổ Truyền
- Dùng Cá Ngựa Trị Viêm Xoang Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia Giải Đáp