Nội dung chính

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ thuật cầm máu thông qua nội soi nên ít khi có chỉ định mổ. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được xem xét nếu bệnh nhân chảy máu ồ ạt, vết loét lớn hơn 2cm, xuất huyết kèm theo thủng dạ dày,…

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày xảy ra trong trường hợp hệ thống tĩnh mạch nằm bên trong hoặc bên ngoài kết mạc dạ dày bị vỡ và chảy máu. Nếu các triệu chứng không có tính lặp lại, tình trạng xuất huyết có thể là do tổn thương viêm nhiễm nhẹ ở dạ dày. Tuy nhiên, đa phần các triệu chứng của xuất huyết dạ dày đều là do ảnh hưởng từ các thói quen sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid trong thời gian dài.

Nguy hiểm hơn cả là trường hợp người bệnh xuất huyết dạ dày do biến chứng của các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý này thì người bệnh bắt buộc phải điều trị nội khoa và cần theo dõi lâu dài để tránh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Khi bệnh mới khởi phát, đang ở triệu chứng xuất huyết dạ dày nhẹ thì vẫn có thể điều trị dứt điểm bằng cách dùng thuốc. Cũng bởi vì ban đầu những tổn thương ở dạ dày chưa đến mức nghiêm trọng.  Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, kết hợp với chế độ hồi sức tại nhà. Các loại thuốc này sẽ giúp cầm máu, ức chế xuất huyết dạ dày, cùng với đó là một số thuốc khác để điều trị duy trì.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Đối với các trường hợp xuất huyết nghiêm trọng thì sẽ được áp dụng phương án điều trị ngoại khoa mới có thể đáp ứng được.  Khi xuất huyết không cầm được, người bệnh xuất hiện các biểu hiện như nhợt nhạt, xanh xao, mất ý thức… sẽ được siêu âm để chẩn đoán mức độ tổn thương của dạ dày. Nếu phát hiện các mao mạch và niêm mạc bị tổn thương khó phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nhằm cầm máu kịp thời, giúp người bệnh tránh nguy cơ tử vong.

Do vậy, người bệnh bị xuất huyết dạ dày có phải mổ hay không phụ thuộc rất lớn và tình trạng, mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, quá trình can thiệp ngoại khoa tương đối đơn giản, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Bác sĩ thường sẽ truyền thêm máu nhằm ngăn ngừa khả năng người bệnh bị mất quá nhiều máu, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Nên biết: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Truyền Máu Không?

Khi nào cần thiết phải mổ xuất huyết dạ dày?

Thực tế cho thấy, phần lớn bệnh nhân chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với nội soi cầm máu kết hợp với dùng thuốc và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường hợp phải can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Vậy “Bị xuất huyết dạ dày có phải mổ không?”.

Theo các bác sĩ, phẫu thuật được xem xét cho bệnh nhân bị chảy máu dạ dày trong những trường hợp sau:

1. Nội soi không chẩn đoán được vị trí xuất huyết

Nội soi tiêu hóa được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể không chẩn đoán được vị trí và mức độ xuất huyết (trong trường hợp xuất huyết ẩn). Do đó, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật mở bụng để xác định chính xác gây chảy máu và tiến hành cầm máu kịp thời nhằm hạn chế lượng máu thất thoát.

2. Thất bại khi nội soi cầm máu

Cầm máu qua kỹ thuật nội soi là lựa chọn ưu tiên trong các trường hợp xuất huyết dạ dày. Các thủ thuật cầm máu thường được áp dụng thường là tiêm dung dịch muối ưu trương, Polidocanol, Adrenalin, khâu, kẹp hoặc dùng thòng lọng cầm máu. Cơ chế chung của các thủ thuật này là làm co mạch máu để giảm lượng máu chảy và giúp cầm máu.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Xuất huyết dạ dày có thể phải phẫu thuật nếu nội soi cầm máu thất bại

Tuy nhiên, các thủ thuật cầm máu qua nội soi có thể không mang lại hiệu quả đối với một số trường hợp. Nếu nội soi không thể cầm máu hoàn toàn hoặc chảy máu tái phát, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật.

3. Dạ dày chảy máu dữ dội

Phẫu thuật cũng được cân nhắc trong trường hợp dạ dày chảy máu dữ dội. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường có các dấu hiệu rối loạn huyết động rõ (sốc, choáng, tay chân lạnh,…). Vì vậy để kịp thời bảo toàn thể tích máu và tránh tử vong, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cầm máu.

4. Ổ loét có kích thước lớn hơn 2cm

Loét dạ dày tá tràng được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày. Sau khi can thiệp các thủ thuật cầm máu nội soi, vết loét sẽ ngưng chảy máu và phục hồi dần theo thời gian.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Phẫu thuật khi ổ loét có kích thước lớn hơn 2cm

Tuy nhiên đối với những trường hợp vết loét lớn hơn 2cm, các thủ thuật này có thể không mang lại hiệu quả. Để cầm máu hoàn toàn, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật cầm máu trong trường hợp này còn giúp hạn chế tái phát và tránh biến chứng thủng dạ dày.

5. Trường hợp có khả năng tái phát cao

Xuất huyết dạ dày do loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy cơ tái phát cao. Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng được xem xét phẫu thuật cầm máu để hạn chế tình trạng tái phát. Hơn nữa, loét ở vị trí bờ cong nhỏ cũng có nguy cơ ác tính hóa (ung thư) cao nên nếu cần thiết, bác sĩ có thể cắt bỏ 1 phần dạ dày để phòng ngừa hình thành khối u ác tính.

6. Xuất huyết do ung thư dạ dày

Dấu hiệu của ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào biểu mô của dạ dày phát triển bất thường và có khả năng di căn sang những cơ quan khác. Bệnh lý này thường gặp ở bệnh nhân bị loét dạ dày lâu năm kèm theo nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Ung thư dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Phẫu thuật xuất huyết dạ dày được xem xét khi chảy máu do ung thư dạ dày

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày do nguyên nhân này, lựa chọn ưu tiên là phẫu thuật cầm máu và cắt bỏ khối u. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cắt bỏ 1 phần dạ dày để phòng ngừa tình trạng di căn và tái phát.

Xem thêm: Xuất huyết dạ dày nguy hiểm không? Có chữa được không?

7. Chảy máu kèm với thủng dạ dày

Chảy máu dạ dày có thể xảy ra đồng thời với thủng dạ dày. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng (xảy ra chủ yếu ở hành tá tràng và môn vị). Đối với trường hợp xuất huyết kèm thủng dạ dày, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để khâu kín lỗ thủng, cầm máu, lau sạch và dẫn lưu ổ bụng.

Trên thực tế, phẫu thuật cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày sẽ được xem xét tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với điều trị bảo tồn nên bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định.

Các phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày

Mục tiêu chính của phẫu thuật xuất huyết dạ dày là xác định vị trí xuất huyết, cầm máu và phòng ngừa tái phát bằng cách xử trí nguyên nhân. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp phẫu thuật như:

1. Phẫu thuật cầm máu, khâu vết thủng

Phẫu thuật cầm máu là phương pháp phổ biến được áp dụng cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Ngay sau khi xác định được vị trí chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu để tránh tình trạng mất máu quá nhiều.

Trong trường hợp chảy máu có kèm vết thủng hoặc ổ loét lớn hơn 2cm, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lỗ thủng để ngăn không do dịch vị, máu và thức ăn tràn vào ổ bụng. Đối với những trường thủng dạ dày, bác sĩ phải tiến hành làm sạch và dẫn lưu dịch ổ bụng để tránh nhiễm trùng.

Đọc ngay: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng

2. Phẫu thuật cắt khối u

Phẫu thuật cắt khối u được chỉ định cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày do ung thư hoặc polyp (đối với khối u có kích thước lớn).

Nếu tình trạng chảy máu nhẹ, bệnh nhân sẽ được cầm máu bằng các thủ thuật thông qua kỹ thuật nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi thể trạng của bệnh nhân đã ổn định. Tuy nhiên nếu dạ dày chảy máu ồ ạt, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật để cầm máu kết hợp với cắt bỏ khối u.

3. Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày

Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày được chỉ định trong trường hợp chảy máu do ung thư dạ dày. Việc cắt bỏ khối u có thể còn sót lại một vài tế bào ác tính. Các tế bào này sẽ tiếp tục phát triển và di căn đến những cơ quan khác. Do đó để kiểm soát triệt để, bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần dạ dày.

phẫu thuật xuất huyết dạ dày
Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày trong trường hợp chảy máu do ung thư

Ngoài ra, phương pháp này cũng được xem xét đối với bệnh nhân bị thủng dạ dày kèm với xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có thể trạng khá, tuổi từ 30 – 70 và không có các bệnh lý nền nghiêm trọng đi kèm.

Tìm hiểu thêm: Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Nhất?

Chăm sóc sau khi mổ xuất huyết dạ dày

Sau khi phẫu thuật xuất huyết dạ dày, bệnh nhân sẽ được theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện đến khi ổn định. Để vết mổ phục hồi nhanh, bệnh nhân nên ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tuân thủ cách chăm sóc sau mổ sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

  • Sau khi mổ xong, người bệnh tuyệt đối không được phép ăn uống bất cứ thứ gì nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi lúc này cơ thể chưa hoạt động nhu động ruột trở lại, vì vậy nên cơ thể sẽ được cung cấp dinh dưỡng thông qua đường truyền dịch. Trong khoảng 2 – 3 ngày sau mổ thì bệnh nhân mới được phép ăn uống, lúc này chỉ nên các món lỏng như cháo, canh, súp… để dễ tiêu hóa.
  • Khi ăn nên nhai thật chậm, ăn kỹ, mỗi lần chỉ ăn một chút một, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực và tránh bắt dạ dày phải hoạt động nhiều. Trong thời gian này người bệnh cũng cần phải kiêng tuyệt đối thực phẩm dạng cay, nóng, chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá…
  • Sau từ 2 – 3 tuần sau ca mổ, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại như bình thường. Tuy nhiên vẫn cần phải thận trọng, không nên ăn quá no hay để bụng quá đói. Nếu có các triệu chứng như đau đầu, tim đập nhanh, bụng khó chịu, buồn nôn, đổ mồ hôi mà không thấy cải thiện thì cần liên lạc với bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
phẫu thuật xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân nên dùng thức ăn mềm và dễ tiêu hóa

Chế độ sinh hoạt

  • Thời gian đầu sau ca mổ, người bệnh không nên đi lại hoặc vận động mạnh. Đặc biệt là đối với phương pháp mổ truyền thống, phải mất khoảng 2 ngày mới có thể cử động hoặc ngồi bình thường. Còn đối với phương pháp mổ nội soi chỉ mất khoảng 1 ngày nghỉ ngơi.
  • Không nên nằm một chỗ hoặc nằm một vị trí quá lâu, bởi nó sẽ khiến việc lưu thông máu tới vết mổ trở nên khó khăn hơn, hoặc xảy ra tình trạng dính ruột. Khi đã được phép vận động, người bệnh nên tập đi vệ sinh và cử động một cách nhẹ nhàng.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp sau phẫu thuật, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh hay tập thể thao quá sức. Ngoài ra cần phải theo dõi biểu hiện của cơ thể, nếu có bất cứ triệu chứng lạ nào cần báo ngay với bác sĩ. Sau khoảng 3 – 6 tháng, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra lại tình trạng vết mổ.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị xuất huyết dạ dày có phải mổ không?”. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe