Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các cơn đau nhức và được nhiều bệnh nhân lựa chọn gần đây. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này bao gồm quy trình thực hiện cũng như những lưu ý đối với người bệnh khi sử dụng phương pháp này, cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Cơ chế và quy trình cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Có rất nhiều cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ được áp dụng hiện nay tùy thuộc vào tình trạng và lựa chọn của từng bệnh nhân. Trong đó, cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là một hình thức cải tiến của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu trong y học cổ truyền.
Kỹ thuật cấy chỉ hay còn gọi là luồn chỉ sẽ sử dụng một loại chỉ phẫu thuật đặc biệt để luồn vào các huyệt đạo của bệnh nhân với công dụng giảm đau và hỗ trợ người bệnh chữa bệnh tốt hơn.
Cơ chế hoạt động của kỹ thuật cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh thoái hóa đốt sống khi áp dụng phương pháp này sẽ chỉ dùng hệ thống chỉ để cấy vào cơ thể mà không cần sử dụng thuốc. Một loạt các sợi chỉ y tế đặc biệt này sẽ được châm, luồn vào khoảng 10 – 15 huyệt mỗi lần. Quy trình thực hiện việc cấy chỉ bao gồm 3 – 6 lần cách nhau khoảng 15 ngày.
Mặc dù là sự cải tiến của phương pháp châm cứu truyền thống nhưng phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ vẫn có những cách thức hoạt động khác biệt. Bệnh nhân có thể tham khảo cơ chế hoạt động của phương pháp này như sau:
- Chỉ khi được cấy vào các huyệt nhất định sẽ có tác dụng lên huyệt và kích thích việc cơ thể sản sinh các chất như Adenosine và Endorphin giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
- Những sợi chỉ này còn tác động vào các huyệt vị tương ứng trên cơ thể để điều hòa việc lưu thông máu, kiểm soát hệ thống thần kinh cũng như các phản ứng miễn dịch của cơ thể, đồng thời giúp các chất dinh dưỡng đến được hệ thống đốt sống dễ dàng hơn.
- Tại nơi đặt que cấy và ở mô xung quanh đốt sống cổ sẽ tạo thành một hệ thống kháng viêm tại rễ thần kinh, ngăn chặn tổn thương và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Với cơ chế mang đến những công dụng tuyệt vời mà không cần dùng đến thuốc trên, phương pháp cấy chỉ khi được áp dụng kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác sẽ mang lại hiệu quả giảm bớt thời gian chữa và đạt hiệu quả điều trị rõ rệt với nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng.
Quy trình cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ
So với châm cứu, phương pháp châm hay cấy chỉ y tế có cách thực hiện phức tạp hơn đáng kể. Lúc này, bác sĩ cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo và đặt các sợi chỉ vào đúng vị trí yêu cầu để kích thích huyệt đạo theo các bước tiến hành sau:
- Sử dụng chỉ Catgut tự tan 4/0 cắt thành từng miếng với độ dài từ 1 – 1.5 cm và xâu trên kim 23.
- Quá trình tìm huyệt để cấy chỉ sẽ tương tự như quá trình tìm huyệt trong châm cứu với vị trí cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
- Một số huyệt đạo châm cứu có thể cấy chỉ phổ biến đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ thường nằm trên vai và đốt sống cổ như: Huyệt thiên trụ, giáp tích, kiên liêu, thiên tông,…
Đọc Thêm: Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Bấm Huyệt Có Hiệu Quả Hay Không? Ưu Và Nhược Điểm
Ưu, nhược điểm khi áp dụng cách cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Thủ thuật cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được đánh giá khá cao trong điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này cũng giống như nhiều cách điều trị khác vẫn có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị này trước khi sử dụng. Bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về phương pháp cấy chỉ này từ những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật của phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ gồm:
- Phương pháp này mang lại khả năng giảm đau rất tốt, giúp tiết kiệm thời gian thời gian điều trị và có thể phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Khi được kết hợp với các biện pháp can thiệp hiệu quả, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do viêm cấp gây ra.
- Cấy chỉ vào huyệt đạo chỉ tác động vào các huyệt đạo bị tổn thương giúp người bệnh làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện chức năng đốt sống. Trong khi đó, các huyệt đạo khác trên cơ thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc điều trị.
- Hệ thống thần kinh của toàn bộ cơ thể cũng được điều hòa hiệu quả và an toàn. Hệ tuần hoàn và hoạt động trao đổi chất được khôi phục, thậm chí là mạnh hơn, giúp cột sống của bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức mạnh.
- Ngoài ra, việc bấm huyệt hay cấy chỉ còn có thể cải thiện tinh thần và tình trạng suy nhược ở bệnh nhân, giúp ngủ ngon giấc hơn đáng kể. Do đó, phương pháp này được khuyến khích áp dụng cho những bệnh nhân suy nhược, teo cơ, cao tuổi hoặc gặp di chứng sau phẫu thuật.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, người bệnh cũng cần nhận thức rõ một số nhược điểm của phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ trước khi thực hiện như sau:
- Người bệnh có thể bị lây nhiễm nếu thực hiện thủ thuật với cơ sở khám chữa bệnh thiếu uy tín, hạ tầng cơ sở sơ sài, trang thiết bị điều trị kém. Bên cạnh đó, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, khí cụ điều trị kém vệ sinh cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng cho bệnh nhân.
- Nếu cấy chỉ được thực hiện sai huyệt đạo phù hợp thì có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt cổ, liệt nửa người bởi dây thần kinh bị tổn thương. Cấy chỉ vào vị trí huyệt đạo và mạch máu không tương thích còn có nguy cơ gây ra tình trạng xuất huyết nội nghiêm trọng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với sự hỗ trợ, thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ tay nghề cao để đảm bảo an toàn.
- Khi thực hiện không đúng quy trình cấy chỉ, một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng chóng mặt, đau đầu và buồn nôn, thậm chí lây nhiễm chéo các bệnh lý khác nếu kim tiêm không được vệ sinh và khử trùng đúng cách.
- Tham Khảo Thêm: Phương Pháp Diện Chẩn Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Hiệu Quả Không?
Lưu ý quan trọng cho bệnh nhân khi thực hiện cấy chỉ
Bên cạnh việc tìm kiếm địa chỉ khám bệnh uy tín, đảm bảo, người bệnh cũng cần lưu ý một số lưu ý quan trọng như sau khi lựa chọn phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ:
- Bệnh nhân cần lưu ý rằng quy trình cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ không phù hợp với tất cả các bệnh nhân. Những bệnh nhân có thể sử dụng thủ thuật cấy chỉ để cải thiện, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng bệnh và chỉ thực hiện khi có chỉ định.
- Một số bệnh nhân không được sử dụng biện pháp cấy chỉ bao gồm: Người có tiền sử cao huyết áp, người bị sốt cao, nhiễm trùng da hoặc ra mồ hôi trộm, bệnh nhân tiểu đường hoặc phụ nữ có thai,…
- Bệnh nhân không được thực hiện cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ nếu đang rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
- Cần tuân theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ về số lần cũng như thời điểm cấy chỉ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trước khi cấy chỉ, bệnh nhân cần nhịn ăn và giữ cơ thể phải sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Trong vòng 6 giờ sau khi cấy chỉ, bệnh nhân không được phép tắm, nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
- Tránh vận động cổ quá mạnh hoặc mang vác vật nặng làm căng cơ cổ.
- Trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ và cấy chỉ, nếu có bất kỳ biểu hiện tiêu cực nào của cơ thể thì cần liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp và một số lưu ý khi áp dụng. Người bệnh khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần tham khảo ý kiến và có sự cho phép của các bác sĩ chuyên môn để tránh kết quả tiêu cực.
Tham Khảo: Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Được Không? Những Lưu ý Cần Tránh