Nội dung chính

Thịt gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thực phẩm này có thể khiến tổn thương dễ bị mưng mủ, kích ứng và ngứa ngáy nên không thích hợp với các đối tượng đang bị viêm nhiễm hoặc mới làm phẫu thuật. Vậy người bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm xảy ra ở khoang tai nằm phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Các dạng viêm tai giữa thường gặp bao gồm cấp tính, mãn tính và viêm tai giữa ứ dịch.

Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân bị viêm tai giữa cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các thực phẩm có lợi để nâng cao hiệu quả của thuốc, giảm mệt mỏi và nhanh phục hồi sức khỏe. Vậy viêm tai giữa ăn thịt gà được không? Đây hẳn là thắc mắc luôn được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không?
Bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Chúng ta đều biết rằng, thịt gà là một thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein lành mạnh nhưng lại ít cholesterol hơn so với thịt đỏ. Thực phẩm này cũng cung cấp nguồn vitamin nhóm B, A, C, E, lycopene, sắt, retinol, canxi… vô cùng phong phú. Chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và cho người bị viêm tai giữa nói riêng. Bao gồm:

  • Tăng cường năng lượng tốt cho cơ thể, giảm mệt mỏi
  • Kích thích sản sinh serotonin trong não bộ, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, ngăn ngừa biến chứng trầm cảm ở những bệnh nhân viêm tai giữa tái đi tái lại trong nhiều năm.
  • Đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương ở tai giữa.
  • Bảo vệ các dây thần kinh ở mặt
  • Củng cố chức năng của hệ miễn dịch
  • Tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, tạo điều kiện cho tổn thương được nuôi dưỡng và chữa lành nhanh hơn.
  • Tăng độ chắc khỏe của các xương nhỏ ở tai giữa, giúp chúng thực hiện tốt chức năng dẫn truyền xung động âm thanh tốt, qua đó cải thiện triệu chứng ù tai, ngăn ngừa suy giảm thính giác.
  • Cải thiện thị lực.

Như vậy, thịt gà có rất nhiều tác dụng tốt cho người bị viêm tai giữa. Bệnh nhân không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng quý giá từ thực phẩm này. Điều quan trọng là cần chế biến và sử dụng thịt gà sao cho đúng cách để đạt được lợi ích tối đa, góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh hơn.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bị viêm tai giữa ăn nhiều thịt gà có tốt không?

Sau khi thắc mắc “bị viêm tai giữa có ăn được thịt gà không?” được giải đáp, hẳn bạn đã thấy rõ được những lợi ích to lớn mà thịt gà mang lại cho sức khỏe. Thực phẩm này giúp bổ sung nguồn chất dinh dưỡng phong phú, đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô tổn thương ở tai giữa, giảm mệt mỏi và cung cấp năng lượng dồi dào để người bệnh học tập và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn càng nhiều thịt gà càng tốt.

Thịt gà dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng cũng không nên lạm dụng quá mức. Về bản chất, thực phẩm này có nguồn gốc từ động vật nên ăn nhiều sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nặng cảm giác khó chịu trong cơ thể.

Để tránh gây phản tác dụng và thu được những lợi ích tốt nhất từ thịt gà, người bị viêm tai giữa chỉ nên sử dụng thực phẩm này với mức độ vừa phải. Mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần các món được chế biến từ thịt gà.

ĐỌC NGAY: Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì? GIẢI ĐÁP

Các món ngon từ thịt gà người bị viêm tai giữa nên ăn

Từ thịt gà, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn để sử dụng xen kẽ với các món được chế biến từ các thực phẩm có lợi khác, giúp thay đổi khẩu vị, tạo sự phong phú cho bữa ăn hàng ngày và cải thiện tình trạng chán ăn khi bị viêm tai giữa. Dưới đây là một số món dễ chế biến nhưng khá ngon miệng bạn có thể thử.

1. Cháo gà dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho người viêm tai giữa

Các món ăn lỏng nhẹ thường được ưu tiên sử dụng trong thời gian điều trị viêm tai giữa. Cháo gà chính là một gợi ý hữu ích cho người bệnh.

Sự kết hợp giữa gạo với thịt gà và một số loại rau củ giúp bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng. Món ăn này giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giảm mệt mỏi, kích thích tái tạo các mô bị tổn thương ở tai giữa, đồng thời cải thiện tình trạng chán ăn, giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

viêm tai giữa ăn thịt gà được không
Món cháo gà dễ tiêu hóa, không sử dụng cơ nhai nhiều nên hạn chế được cảm giác đau đớn cho người bị viêm tai giữa khi ăn

Được chế biến ở dạng lỏng nên cháo gà cũng cung cấp nước cho cơ thể. Chất lỏng có tác dụng tích cực trong việc điều hòa thân nhiệt, ngăn ngừa và hỗ trợ giảm sốt nhanh, chống mất nước, giảm khô miệng, đảm bảo quá trình tuần hoàn máu ở tai diễn ra bình thường.

Nguyên liệu: 500g thịt gà, 1 củ cà rốt, 100g nấm rơm, 200g gạo ngon, gừng và các gia vị thông dụng

Cách chế biến:

  • Trước tiên, bạn đem thịt gà rửa sạch, bóp với chanh và muối để khử mùi hôi. Sau đó bỏ vào nồi luộc chung với 1,2 lít nước, một ít hạt nêm và muối.
  • Trong lúc chờ gà chín, hãy lấy gạo vo sạch, để ráo nước. Nấm rơm cũng đem rửa sạch, để nguyên hoặc cắt làm đôi. Cà rốt thì gọt vỏ, cắt hạt lựu. Gừng và hành lá thái nhỏ.
  • Kiểm tra gà đã chín thì vớt ra để nguội, xé sợi. Phần nước dùng giữa nguyên trên bếp tiếp tục nấu chung với gạo cho bung nở.
  • Thêm thịt gà, cà rốt và nấm rơm vào nấu cho các nguyên liệu chín đều.
  • Nêm nếm gia vị, gừng, hành lá cho hợp khẩu vị rồi múc ra chén và thưởng thức.

Xem thêm: TOP 7 Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Tai Giữa Cực Hay Và Hiệu Quả

2. Món súp thịt gà bí đỏ và khoai tây

Món súp thịt gà bí đỏ và khoai tây được cả người lớn lẫn trẻ em ưa thích. Món ăn này có nguyên liệu đơn giản, không cầu kỳ hoặc mất thời gian trong khâu chế biến nhưng rất ngon miệng, dễ chế biến và cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp phục hồi sức khỏe, đẩy nhanh quá trình điều trị viêm tai giữa.

Nguyên liệu: 300g thịt ức gà, 1 củ khoai tây, 200g bí đỏ

Cách chế biến: 

  • Bí đỏ và khoai tây gọt vỏ, thái lát mỏng, đem hấp chín
  • Thịt gà đem luộc chín rồi xé sợi nhỏ
  • Bỏ tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào trong máy xay nhuyễn. Hoặc chỉ xay bí đỏ với khoai tây.
  • Tiếp theo, cho tất cả vào nồi nước luộc gà, đun sôi, nêm nếm các loại gia vị.
  • Khi dùng, múc ra chén, rắc thêm một ít hành ngò thái nhuyễn giúp món ăn đậm đà hương vị và kích thích vị giác hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Tai Giữa Có Nên Đi Bơi Không? Chuyên Gia Giải Đáp

3. Canh gà nấu nấm hương và hạt sen tốt cho người viêm tai giữa

Gà và nấm đều là những nguyên liệu giàu axit amin, protein và nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình chữa trị cũng như phục hồi tổn thương ở tai giữa. Trong khi đó, hạt sen lại phát huy tác dụng an thần, giải độc, giảm căng thẳng, giúp người bệnh viêm tai giữa bớt mệt mỏi và có giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu: 400g thịt gà, 50g hạt sen tươi, 30g nấm hương khô, gừng, hành, rau mùi, gia vị

viêm tai giữa có ăn được thịt gà không
Canh gà hạt sen nấm hương bổ sung nhiều protein, tăng cường năng lượng và giúp người bệnh viêm tai giữa dễ ngủ hơn

Cách chế biến:

  • Gà sơ chế sạch sẽ rồi chặt miếng vừa ăn. Ướp với hành củ, một ít hạt nêm và nước mắm và để 15 phút cho các gia vị thấm đều.
  • Nấm hương ngâm nước ấm cho mềm, cắt chân rồi thái làm đôi. Hạt sen bỏ phần lõi màu xanh ở bên trong để không còn vị đắng.
  • Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, gừng rồi bỏ thịt gà vào xào đến khi săn lên.
  • Thêm lượng nước đủ dùng vào, đun sôi khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho hạt sen và nấm hương vào.
  • Nấu chín và nêm nếm gia vị. Cuối cùng, thêm hành lá, rau mùi cho món ăn trọn vị.
  • Múc canh ra chén, thưởng thức khi còn nóng trong bữa chính hoặc bữa phụ.

Tham khảo thêm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

4. Gà kho gừng nghệ kháng viêm, giảm đau do viêm tai giữa

Gà kho gừng nghệ là món ăn truyền thống, có hương vị đậm đà và rất đưa cơm. Hơn nữa, việc sử dụng gừng, nghệ không chỉ giúp khử mùi tanh, làm tăng độ thơm ngon mà còn giúp bổ sung các hoạt chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ đẩy lùi tình trạng đau tai, sưng viêm tai giữa từ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu đang bị viêm tai giữa bạn không nên kho gà quá mặn. Các gia vị như muối, nước mắm chỉ nên nêm ở mức độ vừa phải để tránh gây tích nước trong cơ thể.

Nguyên liệu: 500g thịt gà, 2 củ nghệ tươi hoặc 1 thìa bột nghệ, gừng, hành củ và các gia vị khác

Cách chế biến: 

  • Gà sau khi rửa sạch thì chặt miếng nhỏ vừa ăn
  • Ướp gà chung với gừng, nghệ, hành củ giã nhỏ và các gia vị khác. Đảo đều và để khoảng 30 phút.
  • Đun nóng một ít dầu ăn, phi thơm hành và bỏ thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại
  • Đổ thêm nước lọc vào sao cho xâm xấp mặt thịt rồi đậy nắp vung lại, đun lửa nhỏ đến khi thấy thịt chín mềm vừa ăn.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả, Lành Tính

Những kiêng kỵ cần lưu ý khi dùng thịt gà cho người bị viêm tai giữa

Khi có ý định dùng thịt gà cho người bị viêm tai giữa, cần chú ý một số vấn đề kiêng kỵ dưới đây nhằm tránh phạm phải sai lầm trong khâu chế biến lẫn sử dụng:

  • Các món ăn cho người bị viêm tai giữa nên được chế biến ở dạng thanh đạm, ít dầu mỡ. Vì vậy, tránh cho người bệnh ăn thịt gà chiên rán. Việc dung nạp quá nhiều dầu mỡ không chỉ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và kích thích phản ứng viêm ở tai giữa bùng phát.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thịt gà không nên ăn thực phẩm này.
  • Da gà chứa nhiều cholesterol và chất béo. Do đó, người bị mỡ máu cao, huyết áp cao hoặc có vấn đề khác về tim mạch nên bỏ da gà trước khi chế biến và cũng không nên ăn quá nhiều thịt gà.
  • Bệnh nhân mới mổ viêm tai giữa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn các món từ thịt gà. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, sử dụng thực phẩm này cho người mới làm phẫu thuật sẽ khiến vết mổ bị mưng mủ, ngứa và lâu lành.
  • Thịt gà kỵ với cá chép, muối vừng và một số loại rau thơm, nhất là rau kinh giới. Tránh kết hợp các thực phẩm này với nhau khi chế biến món ăn cho người viêm tai giữa.

Đọc thêm: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Tai Xương Chũm Nhanh Hồi Phục

Người Bị Viêm Tai Giữa Có Nên Ăn Thịt Gà Không
Thịt gà tốt cho người bị viêm tai giữa nhưng cần tránh một số điều kiêng kỵ khi chế biến và sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất

Các thực phẩm khác thay thế thịt gà trong chế độ ăn của người viêm tai giữa

Ngoài thịt gà, người bệnh có thể sử dụng xen kẽ một số thực phẩm có lợi khác để làm phong phú thêm thực đơn, cân bằng dinh dưỡng và tránh cảm giác nhàm chán khi ăn.

Vậy viêm tai giữa nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?

  • Rau lá màu xanh đậm: Chẳng hạn như bina, rau cải xoong, súp lơ xanh, cải xanh… Chúng đặc biệt giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, sắt và chất xơ. Bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng và thúc đẩy chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu omega 3 kháng viêm: Hạt lạnh, cá béo, hạt óc chó, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm giàu kali, magie, folate: Bảo vệ các dây thần kinh và tế bào khỏe mạnh ở tai, tăng tuần hoàn máu, giảm ù tai, đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm: Chẳng hạn như bưởi, dâu, đu đủ, thịt nạc, nấm… Chúng có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân gây viêm tai giữa tốt hơn.

Bài viết trên đây vừa giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không và ăn như thế nào để đạt được lợi ích tốt nhất. Cùng với việc bổ sung thịt gà và các thực phẩm có lợi khác vào thực đơn, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm cứng dai, hải sản, thịt đỏ và các thức uống chứa cồn để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe