Nội dung chính

Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người, có cấu tạo và chức năng như thế nào, hay vị trí nào dễ bị đau,…? Đây đều là những vẫn đề được nhiều người quan tâm, bởi trang bị đầy đủ kiến thức cũng là một cách để bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin cần thiết.

Dạ dày nằm ở đâu, có cấu tạo và chức năng gì?

Dạ dày còn được gọi là bao tử, là một phần trong bộ máy tiêu hóa. Cơ quan này giữ vai trò dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Xét về tổng quan, dạ dày có hình dáng tương tự như chữ “J”, đầu phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, còn đầu dưới nối với ruột non ở phía dưới qua lỗ môn vị. Tuy nhiên không phải ai cũng biết kiến thức này, vì vậy vẫn thắc mắc dạ dày nằm ở đâu, ở vị trí nào trên cơ thể người.

Giải đáp dạ dày nằm ở đâu?

Nếu quan sát trên biểu đồ hình ảnh mô phỏng thì chúng ta có thể xác định được vị trí của bao tử. Cụ thể cơ quan này nằm ở trên rốn, dưới phần thượng vị, gần lá lách ở giữa khoang bụng. Nếu xem xét trong cấu trúc hệ tiêu hóa, dạ dày nằm ở giữa tá tràng và thực quản. Song rất khó để xác định được bao tử nằm ở bên nào, bởi chúng thường kéo dài từ cuối thực quản tới tá tràng.

Bên cạnh đó, dạ dày nằm ở đâu còn phụ thuộc vào độ phình của chính cơ quan này. Đặc biệt, vị trí bờ cong nhỏ hay chính là cuống dạ dày khá linh động. Vậy bộ phận này nằm ở đâu, theo đó bờ cong nhỏ dạ dày có thể dịch chuyển nhẹ bên phải ổ bụng, ở vị trí trung tâm thượng vị. Còn bờ cong lớn dài hơn, thường nằm bên trái ổ bụng.

Dạ dày còn được gọi là bao tử, là một phần trong bộ máy tiêu hóa
Dạ dày còn được gọi là bao tử, là một phần trong bộ máy tiêu hóa

Việc xác định chính xác vị trí dạ dày nằm ở đâu sẽ giúp chính bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình, từ đó xác định chính xác cơn đau và bệnh lý trong trường hợp cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc chẩn đoán sai dẫn đến điều trị sai lệch, dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe.

Đọc thêm: Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì – Gợi Ý 8 Cách Giảm Đau Nhanh

Cấu tạo của dạ dày

Theo giải phẫu học cổ điển, dạ dày con người được chia thành 4 phần, bắt đầu ở tim. Trong đó, mỗi bộ phận có các tế bào và chức năng khác nhau, cụ thể:

  • Tâm vị: Bộ phận này giữ nhiệm vụ nối thực quản với dạ dày. Các cơn co cơ thắt thực quản dưới và cơ co thắt tim sẽ phân phối thức ăn đi qua tâm vị.
  • Đáy vị: Đây là khu vực cao nhất của dạ dày, nằm ở phía dưới cơ hoành và thường chỉ chứa không khí.
  • Môn vị: Khu vực này là nơi thức ăn, chất lỏng chảy ra khỏi dạ dày để đi vào tá tràng. Môn vị được chia thành các hang môn vị nằm bên cạnh cơ thể, cùng ống môn vị nằm bên cạnh tá tràng.
  • Thân vị: Đây là phần to nhất và chiếm diện tích lớn nhất của bao tử, nằm ở giữa đáy vị và môn vị.

Chức năng của bao tử

Sau khi biết được dạ dày nằm ở đâu, cùng cấu tạo của cơ quan này, điều mọi người quan tâm đến tiếp theo chính là chức năng chính của nó. Được biết, bao tử giữ 3 chức năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Chức năng tiêu hóa thức ăn: Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nó có khả năng giải phóng enzyme tiêu hóa protein, điển hình như pepsin để tiêu hóa và co bóp thức ăn. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt những vi khuẩn gây hại. Sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày co bóp, thông qua cơ thắt sẽ tạo thành khối nhỏ đẩy qua môn vị, đi xuống tá tràng làm nhiệm vụ tiếp theo.
  • Hấp thụ dinh dưỡng: Bên cạnh đó, bao tử cũng giữ vai trò quan trọng vào việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn và nước uống để nuôi dưỡng cơ thể.
  • Kiểm soát việc bài tiết: Thêm một chức năng quan trọng khác của dạ dày chính là kiểm soát bài tiết và vận động. Trong đó việc dị chuyển thức ăn sẽ được chỉ định bởi hệ thống thần kinh và hormone tiêu hóa. Cụ thể là Gastrin giúp tăng cường nhu động ruột và bài tiết protein được tiêu hóa hoàn toàn.

Tìm hiểu đau dạ dày nằm ở vị trí nào?

Cùng với vấn đề dạ dày nằm ở đâu, nhiều người cũng quan tâm đến vị trí đau dạ dày. Được biết thông thường các bệnh lý về dạ dày thường sẽ tập trung đau ở vùng ổ bụng, thượng vị và hang vị.

Bệnh lý về dạ dày thường sẽ tập trung đau ở vùng ổ bụng, thượng vị và hang vị
Bệnh lý về dạ dày thường sẽ tập trung đau ở vùng ổ bụng, thượng vị và hang vị

Cụ thể các vị trí đau dạ dày như sau:

Đau vùng ổ bụng

Ổ bụng là khu vực có sự xuất hiện của nhiều cơ quan khác nhau như dạ dày, tụy, sỏi thận, ruột thừa,… Vì vậy khi có cơn đau giữa vùng ổ bụng, nhiều người bệnh bị hoang mang, không chắc chắn có phải đau bao tử không.

Tuy nhiên, khi bị đau ở ổ bụng kết hợp thêm với các triệu chứng điển hình khác là ợ chua, ợ nóng, trào ngược thực quản,… thì gần như có thể xác định chính xác được 95% là cơn đau dạ dày.

Do vị trí của dạ dày thường không cố định mà sẽ có sự thay đổi ít nhiều khi chứa thức ăn, vì vậy vị trí đau trong khoang bụng cũng không rõ ràng. Chính vì vậy, để biết chính xác việc thăm khám chính là giải pháp tốt nhất.

Đau ở vùng thượng vị

Ngày nay, số lượng người gặp các cơn đau thượng vị ngày càng tăng cao. Hơn nữa khi bị đau, dạ dày sẽ bắt đầu từ rốn, sau đó lan sang xương sườn, quặn thắt lại thành từng cơn, đặc biệt là khi đói hoặc mới ăn xong. Các cơn đau thượng vị khá dễ phát hiện, bởi vị trí của nó dễ nhận biết, nằm ngay phía trên rốn và dưới tâm ngực.

Thông thường nguyên nhân dẫn đến cơn đau thượng vị được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau, đây vừa có thể là biến chứng của bệnh lý dạ dày trước đó, vừa là thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do thay đổi nội tiết tố, chèn ép của quá trình mang thai,… Tuy nhiên, dù là do đâu, bạn cũng cần điều trị sớm để chóng khỏi bệnh, tránh để lại những hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Xem ngay: Đau thượng vị dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

Bên phải, cùng bên trái của thượng vị

Khi người bệnh gặp ở các cơn đau bên phải và bên trái của dạ dày tương ứng với bờ cong lớn, cùng bờ cong nhỏ khá dễ phát hiện như đau ở vùng thượng vị. Khi bị đau dạ dày ở hai vị trí này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau quặn thắt, nhói liên hồi. Đồng thời, có thể bạn cũng cảm thấy cồn cào đói bụng, hay nóng tức, xót ruột,… khó chịu. Dần dần, khi tình trạng này đỡ hơn thì bạn lại thấy có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày vô cùng nghiêm trọng.

Đau dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
Đau dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống

Những người gặp phải tình trạng này thường được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm chuyên nghiệp như xét nghiệm hơi thở để kiểm tra vi khuẩn HP, cùng nội soi dạ dày,… Với kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ viêm loét, sự nghiêm trọng của bệnh lý, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, các bạn cần hết sức cảnh giác, khi bị đau bao tử vị trí này khá khó chữa trị dứt điểm, đồng thời có yêu cầu về thời gian và sự kiên trì cao.

Tư vấn thêm: Xét nghiệm HP qua hơi thở giá bao nhiêu? Test ở đâu uy tín Hà Nội và TP.HCM

Đau dạ dày vị trí nào – Hang vị

Hang vị là bộ phận nằm ở gần cuối dạ dày, ngay bên cạnh môn vị, giữ nhiệm vụ vận chuyển thức ăn xuống cơ quan này đẩy xuống tá tràng, nhờ đó việc hấp thụ dinh dưỡng sau khi kết thúc quá trình co bóp thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người mắc bệnh viêm hang vị, viêm hang vị xung huyết,… , điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống và cả công việc.

Khi mắc phải căn bệnh này, việc điều trị thường gặp khá nhiều khó khăn, bởi hang vị cũng là cơ quan thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, các lớp niêm mạc và khó làm lành tự nhiên. Thậm chí, trong một vài trường hợp biến chứng ở hang vị còn rất cao do gần với môn vị và tá tràng.

Bệnh nhân gặp cơn đau ở hang vị thường có triệu chứng là đau quặn thắt thành từng cơn, có khi dồn dập liên tục trong nhiều phút và nhiều giờ, cơn đau thậm chí có thể xuất hiện cả vào ban đêm. Ngoài ra, đi kèm với các cơn đau đớn là cảm giác buồn nôn, trào ngược tương đối nghiêm trọng.

Chia sẻ thêm: Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không? (Paracetamol, efferalgan)

Bệnh lý liên quan đến dạ dày mà bạn có thể gặp phải

Như đã nói, dạ dày là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể con người. Thực tế, khoảng hơn 90% người đi đến các bệnh viện thăm khám hiện nay đều đang gặp phải các vấn đề về dạ dày nói riêng và hệ thống đường tiêu hóa nói chung.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày mà bạn có thể gặp phải
Bệnh lý liên quan đến dạ dày mà bạn có thể gặp phải

Trong đó có một số bệnh lý dạ dày phổ biến như sau:

  • Đầy bụng, khó tiêu: Tình trạng này gây ra hiện tượng chướng bụng, căng cứng khó chịu, có thể dẫn đến khó thở.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Thức ăn, axit dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua buồn nôn, ợ nóng, ho.
  • Viêm dạ dày: Bệnh lý này hình thành do thói quen uống rượu, sử dụng thuốc, nhiễm khuẩn HP,… Bên cạnh đó, viêm dạ dày còn dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau dạ dày lúc gần sáng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
  • Xuất huyết dạ dày: Viêm dạ dày hay ung thư dạ dày có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày: Bệnh lý này thường xuyên xuất hiện ở những người bị bệnh gan nặng, lúc này tĩnh mạch dạ dày sưng lên và phình ra. Bên cạnh đó, giãn tĩnh mạch dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Loét dạ dày: Thường hình thành do xói mòn niêm mạc, dạ dày gây đau, chảy máu.
  • Ung thư dạ dày: Đây là một trong những bệnh lý dạ dày nghiêm trọng nhất, là dạng ung thư khá phổ biến và dễ dẫn tới tử vong.

Xem ngay: Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày và lưu ý quan trọng

Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh lý ở dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày nói chung đều gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và việc học tập, cũng như công việc của người bệnh. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, để tìm ra hướng điều trị hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, tốt nhất các bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… ngay từ bây giờ. Đây là biện pháp tốt nhất để tránh phải chịu đựng các cơn đau khó chịu.

Cụ thể một số vấn đề mọi người cần lưu ý để phòng ngừa bệnh lý liên quan đến dạ dày:

  • Duy trì một cần nặng hợp lý, tránh để cân nặng quá thấp hoặc quá cao đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
  • Tránh xa cà phê, rượu bia, nước có gas, đặc biệt là không uống vào lúc đói. Đồng thời các bạn hãy bỏ ngay thuốc lá.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ, vì chúng có thể gây gánh nặng cho dạ dày và dễ khiến bạn bị mất ngủ.
  • Điều chỉnh tần suất ăn phù hợp nếu bạn luôn gặp phải tình trạng khó chịu hoặc đau bụng trong các bữa ăn.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên ăn với các bữa nhỏ, nhẹ nhàng để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ dạ dày và nâng cao sức khỏe, tốt nhất các bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Việc sử dụng những miếng quá to hoặc nuốt mà không nhai kỹ có thể dẫn tới tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày,… Hơn nữa, khi nhai chậm, não bộ cũng có thời gian để phát ra tín hiệu no, nhằm ngăn chặn dung nạp thêm thức ăn, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều chất béo, chiên xào, hay đồ chua, cay nóng có thể gây tổn thương đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Đồng thời việc bổ sung các chất xơ, rau củ, sữa chua cũng là biện pháp hỗ trợ tiêu hóa và dạ dày luôn khỏe mạnh.
  • Lưu ý sau khi ăn bất kỳ thực phẩm nào, đặc biệt là món mới, bạn nên chú ý đến phản ứng của dạ dày, nếu có bất kỳ sự bất thường nào, cần dừng lại ngay và liên hệ với chuyên gia để được hỗ trợ.
  • Mỗi ngày cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước, điều này sẽ giúp thức ăn di chuyển trong dạ dày một cách dễ dàng hơn. Tránh sử dụng nước có gas, bia rượu, cùng đồ uống chứa chất kích thích,… tránh gây kích ứng và rối loạn chức năng hoạt động của dạ dày.
  • Các bạn chú ý sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo nguồn gốc, không dùng những loại có chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất độc hại, cũng như rửa tay trước khi ăn.
  • Tránh để tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị stress, mệt mỏi, điều này sẽ dễ làm phát sinh và gây trở nặng bệnh lý dạ dày. Các bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, làm việc và giải trí hợp lý. Đặc biệt mỗi ngày nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 – 60 phút để có sức khỏe tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Những người có tiền sử bị bệnh dạ dày hoặc có dấu hiệu đau dạ dày nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh và kiểm soát biến chứng.

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc có được đáp án cho thắc mắc dạ dày nằm ở đâu, cùng các thông tin hữu ích khác. Với những kiến thức này, chắc chắn người bệnh có thể yên tâm phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc các có một sức khỏe thật tốt và nếu cần chúng tôi hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến bao tử, hay hệ tiêu hóa đừng ngại ngần để lại lời nhắn dưới phần bình luận.

Tin liên quan khác:

Câu hỏi liên quan

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bao lâu khỏi? là những thắc mắc thường gặp. Bởi đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Test HP qua hơi thở là một trong các phương pháp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP dạ dày một cách nhanh chóng, chính xác. Vậy xét nghiệm HP qua hơi thở...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe