Nội dung chính

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày thường được bác sĩ kê đơn dựa trên thể trạng, triệu chứng, nguyên nhân và mức độ tổn thương ở niêm mạc. Ngoài thuốc Tây, một số bài thuốc Nam cũng được đông đảo bệnh nhân áp dụng với hy vọng nhanh chóng chữa khỏi bệnh. 

⇒ Xem thêm: Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Mức Độ Nhẹ Và Thuốc Điều Trị Dứt Điểm

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương kèm theo hiện tượng giãn nở, ứ máu xảy ra ở vùng niêm mạc của hang vị. Theo thời gian, vết xung huyết có khuynh hướng ngày càng lan rộng do bị ứ đọng máu nhiều, thậm chí còn dẫn đến vỡ mạch máu gây xuất huyết dạ dày.

Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày
Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày thường được điều trị bằng nội khoa với thuốc bác sĩ kê đơn

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc NSAID bừa bãi, uống nhiều bia rượu, nghiện hút thuốc lá hoặc có tiền sử bị viêm hang vị dạ dày kéo dài, viêm dạ dày tự miễn. Bệnh gây ra những cơn đau ở vùng thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo nhiều dấu hiệu khó chịu khác như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói, ăn lâu tiêu, đầy bụng, chán ăn… Trường hợp mạch máu bị vỡ còn gây ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn nhằm mục đích loại bỏ căn nguyên và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân, ngăn chặn tình trạng chảy máu tiêu hóa.

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày đang được sử dụng rộng rãi bao gồm:

Thuốc Tây:

  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
  • Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 giúp giảm tiết axit dạ dày
  • Thuốc trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày
  • Thuốc an thần, giảm đau.

Thuốc Tây trị viêm xung huyết hang vị dạ dày thường được sử dụng theo phác đồ với nhiều loại kết hợp. Bệnh nhân cần duy trì uống thuốc đều đặn và đúng liều theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ.

Thuốc Nam:

Các bài thuốc nam chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày từ mật ong, lá mơ hay nghệ… đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chúng được áp dụng rộng rãi trong dân gian, chủ yếu là theo hình thức truyền miệng giữa các bệnh nhân. Hầu hết chưa được khoa học nghiên cứu sâu về hiệu quả nhưng cách thực hiện khá đơn giản nên vẫn được nhiều người áp dụng.

10 Thuốc điều trị viêm xung huyết dạ dày tốt nhất trong Tây y

Để điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc sau:

1. Thuốc Clarithromycin chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày do Hp

Trường hợp bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có Hp, bệnh nhân thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh có chứa Clarithromycin. Thuốc thuộc nhóm macrolid, giúp ức chế quá trình phân bào và sinh trưởng của vi khuẩn.

Clarithromycin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng được cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn. Loại thuốc này thường được sử dụng phối hợp cùng với một loại thuốc ức chế bơm proton nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định dùng Clarithromycin cho người quá mẫn với thành phần thuốc và các loại kháng sinh khác thuộc nhóm macrolid. Bệnh nhân đang bị hạ kali máu, suy gan thận kết hợp và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên sử dụng.

viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Clarithromycin là một trong những loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày do Hp đang được sử dụng phổ biến

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Clarithromycin:

  • Ít nghiêm trọng: Khó chịu trong dạ dày, đi ngoài phân lỏng, nôn ói, rối loạn vị giác, thay đổi màu sắc răng, nhức đầu, ngứa da, ngứa hoặc tăng tiết dịch âm đạo,…
  • Nghiêm trọng: Khó thở, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, ngất xỉu, tiêu chảy ra máu, nôn ói nhiều, lú lẫn, sưng môi miệng, vàng da, vàng mắt,…

Nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của Clarithromycin cao hơn khi bệnh nhân tự ý lạm dụng thuốc quá liều. Trường hợp gặp các phản ứng nguy hiểm sau khi uống thuốc, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhà để được xử lý cấp cứu.

Liều lượng:

  • Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên uống 1 viên Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
  • Liệu trình điều trị kéo dài trong 4 – 16 ngày tùy tình trạng bệnh.

⇒ Đừng bỏ qua: Thuốc và Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc, nhanh chóng

2. Thuốc trung hòa axit Phosphalugel

Phosphalugel còn có tên gọi quen thuộc khác là thuốc dạ dày chữ P. Loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích trung hòa axit trong dịch vị.

Chứa thành phần chính là Aluminium Phosphate 20%, thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dịch vị. Khi nuốt vào dạ dày, hoạt chất Aluminium Phosphate sẽ tương tác với acid dịch vị và chuyển hóa thành clorid cùng với nước. Điều này giúp cải thiện đáng kể tình trạng ợ chua, ợ hơi, đồng thời giảm nhẹ cảm giác đau rát cho bệnh nhân.

Với những tác dụng trên, thuốc Phosphalugel còn được chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh lý khác ở dạ dày phát sinh do hiện tượng tăng axit dịch vị hoặc ngộ độc acid, không may nuốt phải nhiều axit gây xung huyết niêm mạc dạ dày. Thuốc không được khuyến cáo cho bệnh nhân bị suy thận nặng, hẹp đường tiêu hóa hoặc dị ứng với thành phần bào chế của Phosphalugel.

Tác dụng phụ của Phosphalugel:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Dị ứng thuốc gây ngứa da, phát ban, sưng miệng…
  • Xuất hiện cơn đau bụng.

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tác dụng phụ của thuốc điều trị xung huyết hang vị dạ dày Phosphalugel. Nguyên nhân là do ít vận động, thiếu nước, chế độ ăn ít chất xơ hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng thông thường: Mỗi lần uống 1 gói Phosphalugel 20g x 2 – 3 lần/ngày.
  • Lượng thuốc dùng tối đa không nên vượt quá 6 gói/ngày.
  • Uống trực tiếp hoặc hòa tan thuốc với một ít nước đun sôi để nguội rồi uống.
  • Có thể dùng khi thấy đau hoặc uống sau khi ăn.

3. Thuốc chống co thắt Drotaverin – Giảm đau do viêm xung huyết hang vị dạ dày

Một số bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có biểu hiện đau dữ dội do các cơ trơn trong dạ dày co thắt mạnh. Trường hợp này, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc Drotaverin để giảm co thắt và xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân.

Viên nén Drotaverine 40mg thích hợp sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan/thận/tim nặng, liệt ruột, tắc ruột hoặc dị ứng với thành phần trong viên uống. Các trường hợp đang mang thai, cho con bú, có vấn đề về tim mạch nên thông báo cho bác sĩ biết ngay trong quá trình thăm khám.

Tác dụng phụ của Drotaverin:

  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Miệng khô
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nhức đầu
  • Dị ứng da hoặc dị ứng toàn thân
  • Giảm huyết áp.

Thuốc Drotaverine có thể tương tác, làm thay đổi tính chất hoạt động hoặc giảm hiệu quả của một số loại thuốc giảm đau, thuốc Levodopa, Atropine, Benzodiazepine… Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Cách dùng thuốc Drotaverine 40mg:

  • Trẻ 1 – 6 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 – 1 viên. Ngày dùng 1 – 3 lần/ngày
  • Trẻ > 6 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày dùng 2 – 5 viên/ngày
  • Người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 – 2 viên. Ngày dùng 3 – 6 viên.

⇒ Chuyên gia giải đáp: Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì?– Bỏ Túi Ngay 8 Cách Giảm Đau Tức Thì

4. Thuốc Cimetidine

Cimetidine chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc “viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì?”. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2, giúp ức chế sản xuất dịch vị ở thành tế bào khi đói bụng. Qua đó duy trì chức năng hoạt động bình thường của dạ dày, giảm tổn thương cho niêm mạc, ngăn ngừa trào ngược axit và kiểm soát được sự tiến triển của tình trạng viêm nhiễm, xung huyết trong hang vị dạ dày.

Sử dụng thuốc Cimetidine có thể giúp bệnh nhân giảm được nguy cơ bị loét đường ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa trên dưới tác dụng ăn mòn của axit. Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, có thể dùng trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên sử dụng.

Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Cimetidine
Thuốc Cimetidine có tác dụng ức chế sản xuất acid dạ dày, qua đó cải thiện các triệu chứng bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Tác dụng phụ của Cimetidine:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Đau nhức đầu
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Trong người cảm thấy mệt mỏi
  • Phát ban dị ứng.
  • Gây vú to ở nam giới khi sử dụng với liều cao kéo dài.

Hướng dẫn cách dùng thuốc:

  • Trẻ > 1 tuổi: Mỗi ngày dùng 20 – 30 mg / kg cân nặng. Chia đều làm 3 – 4 lần uống.
  • Người trưởng thành: Uống 1 liều duy nhất 800 mg / ngày. Thời gian điều trị kéo dài ít nhất 4 tuần.

5. Thuốc Rabeprazole trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Rabeprazole được xếp vào nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý khởi phát do tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày, bao gồm cả viêm xung huyết hang vị.

Thuốc Rabeprazole có nhiều dạng bào chế với các hàm lượng khác nhau, chẳng hạn như viên nén bao tan trong ruột, cốm pha hỗn dịch và thuốc tiêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp dùng loại thuốc này cùng với phác đồ kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp gây bệnh.

Rabeprazole có tác dụng chính là ức chế tiết axit dịch vị. Thuốc cho hiệu quả sau khoảng 1 tiếng sử dụng và phát huy tác dụng tối đa trong vòng 2 – 4 giờ kể từ khi uống thuốc. Hiệu lực của thuốc có thể kéo dài đến 48. Bên cạnh đó,  Rabeprazole còn giúp hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp phát triển, nhất là khi dùng chung với loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Mặc dù có tác dụng tốt nhưng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày Rabeprazole không thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân quá mẫn với rabeprazole hoặc dẫn chất của benzimidazole. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được khuyến cáo sử dụng.

Tác dụng phụ của Rabeprazole:

Cách sử dụng thuốc:

  • Viên nén 20 mg uống mỗi ngày 1 lần.
  • Sử dụng thuốc trước bữa ăn sáng, nuốt trọn cả viên với nhiều nước.

6. Chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng thuốc trung hòa axit Yumangel

Cùng với thuốc dạ dày chữ P, thuốc trung hòa axit Yumangel cũng đang được nhiều bệnh nhân mắc xung huyết hang vị dạ dày sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Thuốc giúp hỗ trợ chữa đau thượng vị dạ dày, giảm ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày và giúp tổn thương ở niêm mạc nhanh lành nhờ tác dụng trung hòa axit.

Thuốc dạ dày chữa Y (Yumangel) được bào chế từ thành phần chính là Alamagate 6.66g/100ml. Khi sử dụng theo đường uống, chất này sẽ nhanh chóng tạo ra một lớp màng nhầy bao bọc và che phủ bên ngoài vết loét, ngăn chặn sự tấn công của các yếu tố có hại đến vùng tổn thương, đồng thời ức chế pepsin – một loại men có thể gây kích ứng dạ dày.

Yumangel được sản xuất tại Hàn Quốc. Thuốc được sản xuất ở dạng hỗn dịch nên khá dễ uống, có khả năng bao phủ, bảo vệ vết loét tốt nên cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ giúp điều trị triệu chứng, không loại bỏ được nguyên nhân gậy bệnh.

thuốc chữ Y điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Thuốc Yumangel được sử dụng trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày nhằm mục đích bảo vệ vùng tổn thương, ngăn ngừa chảy máu, giảm đau thượng vị.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Dị ứng từ nhẹ đến nặng…

Cách sử dụng:

  • Sử dụng thuốc cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn
  • Người trưởng thành: Mỗi lần 1 gói x 4 lần/ngày
  • Trẻ em: Dùng liều bằng 1/2 so với người lớn.
  • Người bệnh nên dùng thuốc sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ. Có thể uống trước khi đi ngủ.
  • Khi sử dụng, cắt mở gói thuốc và uống trực tiếp.

⇒ Xem thêm: Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì?- TOP 8 Loại An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Nhất

7. Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? – Amoxicillin

Trong số các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày, Amoxicillin được sử dụng khá phổ biến. Đây là loại thuốc kháng sinh được chỉ định nhằm mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, giảm thiểu tác hại của chúng tới niêm mạc hang vị.

Trên thực tế, thuốc Amoxicillin thường được bác sĩ lựa chọn đầu tiên trong phác đồ điều trị ban đầu dành cho những bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với quá trình tổng hợp tế bào của vi khuẩn và thường được sử dụng kết hợp cùng với thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ niêm mạc để cải thiện nhanh các triệu chứng cho bệnh nhân.

Tác dụng phụ của Amoxicillin:

  • Buồn nôn
  • Tiêu lỏng
  • Ngứa
  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng mắt/môi/lưỡi…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày dùng 750 mg – 1g, chia đều làm 2 lần.
  • Dạng hỗn dịch uống: Pha và lắc đều trước khi dùng
  • Viên giải phóng kéo dài: Nuốt nguyên vạn cả viên với nhiều nước.

8. Thuốc Pantoprazole

Bên cạnh các thuốc ức chế bơm proton khác, Pantoprazole cũng thường xuyên có mặt trong đơn thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình bài tiết axit từ các tế bào trên thành dạ dày, qua đó ngăn ngừa sự hình thành của vết loét, chống xuất huyết dạ dày và tạo điều kiện cho tổn thương ở hang vị nhanh hồi phục.

Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp, thuốc Pantoprazole sẽ được sử dụng phối hợp cùng với kháng sinh. Thận trọng khi chỉ định loại thuốc này cho bà bầu, người đang cho con bú, có tiền sử mắc bệnh cấp và mãn tính ở gan, người bị suy thận, bệnh nhân tuổi tác cao.

Tác dụng phụ của Pantoprazole:

  •  Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ
  • Đau nhức các khớp xương
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tăng men gan…

Cách dùng thuốc:

  • Sử dụng theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo
  • Nuốt trọn viên với nước trước bữa ăn từ 30 – 60 phút
  • Chú ý uống thuốc đầy đủ, đúng liều trong suốt đợt điều trị.

9. Chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày với thuốc Ranitidin

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày thông dụng nhất hiện nay đó là Ranitidin. Thuốc giúp giảm tiết axit dịch vị dạ dày bằng cách ức chế chọn lọc thụ thể H2.

Với tác dụng trên, Ranitidin thường được chỉ định để điều trị các vấn đề về sức khỏe như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Trào ngược thực quản
  • Viêm xung huyết hang vị dạ dày
  • Chảy máu dạ dày – ruột
  • Khó tiêu
  • Hít phải nhiều axit gây ra các vấn đề về dạ dày
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Loét dạ dày sau phẫu thuật.

Theo nghiên cứu, thuốc Ranitidin có khả năng giảm đến 90% lượng acid dịch vị sau một liều dùng. Sử dụng thuốc sẽ giúp vết loét cùng tổn thương viêm ở hang vị dạ dày nhanh lành, đồng thời dự phòng tái phát loét trong tương lai.

⇒ Tham khảo ngay: 9 Thuốc Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Tận Gốc

Thuốc Chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày Ranitidin
Thuốc Ranitidine được sử dụng trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày nhằm mục đích giảm tiết axit, cải thiện triệu chứng ợ chua, giúp tổn thương nhanh lành.

Tác dụng phụ của Ranitidin:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Men gan cao
  • Viêm tuyến tụy
  • Nổi vết ban đỏ ngoài da
  • Điều tiết mắt kém
  • Nhức đầu
  • Viêm gan
  • Buồn ngủ
  • Giảm số lượng tế bào tiểu cầu, bạch cầu
  • Vú to ở nam giới
  • Giảm nhịp tim ở người mắc bệnh tim
  • Chóng mặt…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày dùng 1 – 2 lần theo liều lượng bác sĩ khuyến cáo.
  • Cần thăm khám, loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc Ranitidin.

10. Thuốc kháng sinh Metronidazol

Thuốc kháng sinh Metronidazol cũng có mặt trong nhiều phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Thuốc có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí và cả vi khuẩn Hp – thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý ở dạ dày.

Metronidazol có nhiều dạng bào chế khác nhau. Hầu hết các trường hợp mắc viêm xung huyết hang vị dạ dày đều được chỉ định thuốc uống phối hợp cùng một số loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Tác dụng phụ của Metronidazol:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc các rối loạn tiêu hóa khác
  • Xuất hiện vị kim loại khó chịu trong miệng.

Cách sử dụng:

  • Dùng thuốc sau khi ăn no để hạn chế tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
  • Liều dùng: Người lớn uống 500mg x 3 lần/ngày. Liều dùng thuốc ở trẻ em được tính theo cân nặng.

Nhìn chung, các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày trong Tây y khá đa dạng. Chúng được phân chia thành nhiều nhóm với các dạng bào chế, tác dụng và liều dùng khác nhau. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và uống thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để hạn chế gặp tác dụng phụ.

⇒ Xem thêm: Bệnh Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày – Thuốc và Cách điều trị hiệu quả nhất

Bài thuốc Nam chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày

Nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng các bài thuốc Nam để chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày tại nhà. Những bài thuốc này đều được bào chế từ nguyên liệu dễ kiếm, được tìm thấy ở nước ta.

1. Bài thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày từ mật ong

Mật ong có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, thúc đẩy tiêu hóa, làm dịu kích ứng ở vùng niêm mạc hang vị và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, một số hoạt chất có trong nguyên liệu còn kích thích sản sinh collagen, giúp tổn thương viêm và ổ loét trong dạ dày nhanh se lành.

Nhờ có độ kết dính cao, mật ong sẽ nhanh chóng che phủ và tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày, giúp cân bằng nồng độ pH trong dịch vị, bảo vệ vùng tổn thương trước sự tấn công của axit , vi khuẩn cùng các tác nhân có hại khác.

Cách sử dụng:

  • Lấy 2 thìa mật ong hòa với nước ấm. Ngày dùng 2 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Hoặc lấy vài lát gừng hãm với nước sôi trong 15 phút rồi thêm mật ong vào thưởng thức. Mỗi ngày uống 2 – 3 tách trà gừng mật ong có tác dụng giảm đau, giảm tiết axit, ức chế phản ứng viêm và cải thiện tình trạng ợ chua, ăn lâu tiêu.

⇒ Đáng chú ý: Điều trị đau dạ dày bằng mật ong ngay tại nhà với 11 cách đơn giản

thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày từ mật ong
Bài thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày từ mật ong đang được dân gian lưu truyền và áp dụng rộng rãi

2. Bài thuốc từ nghệ

Nghệ là vị thuốc Nam chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày đang được tin dùng. Nguyên liệu này nổi tiếng với tác dụng giảm đau dạ dày, chống viêm, ngăn ngừa ung thư, làm nhanh lành tổn thương viêm loét ở hang vị dạ dày nhờ có hàm lượng curcumin cao.

  • Cách 1: Lấy 2 thìa tinh bột nghệ (hoặc bột nghệ vàng) và 1 thìa mật ong pha với nước ấm. Uống hỗn hợp cách bữa ăn 30 phút x 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Trộn bột nghệ với mật ong để tạo thành khối bột mịn có độ kết dính tốt. Chia thành nhiều phần nhỏ và vo tròn thành viên hoàn. Bảo quản trong hũ thủy tinh, mỗi lần uống 1 thìa.

⇒ Tìm hiểu ngay: 8 Cách Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Nghệ Cực Hiệu Nghiệm

3. Thuốc Nam chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày từ lá mơ lông

Lá mơ lông có tác dụng ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng, đồng thời kháng viêm, giảm đau thượng vị, cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị lá mơ lông và bột gạo
  • Lá mơ lông lựa chọn những lá tươi ngon, rửa sạch
  • Phơi lá cho khô rồi nghiền nát thành bột mịn.
  • Khi sử dụng, lấy bột gạo vo thành viên và dùng bột lá mơ làm nhân. Đem hấp chín
  • Mỗi ngày ăn vài viên để giảm hiện tượng sưng viêm, xung huyết ở niêm mạc hang vị dạ dày, cải thiện triệu chứng bệnh.

Các bài thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày kể trên chủ yếu được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng mình hiệu quả của chúng. Vì vậy, người bệnh được khuyến cáo nên cẩn thận tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Y học cổ truyền trước khi sử dụng.

⇒ Bỏ túi ngay: 7 Bài Thuốc Nam Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày Cực Hiệu Nghiệm

Nguyên tắc quan trọng khi dùng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Sử dụng thuốc trị viêm xung huyết hang vị dạ dày không đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng hoặc gây nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh:

  • Chỉ dùng thuốc theo đơn bác sĩ để đảm bảo trị đúng bệnh, phù hợp và an toàn.
  • Hiểu rõ về cách thức sử dụng và thời điểm dùng của tất cả các loại thuốc được chỉ định. Một số có dạng viêm ngậm nhưng số khác thì uống trực tiếp cả viên, có thể uống trước, trong hoặc sau bữa ăn. Cần tuân thủ đúng để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Các loại thuốc Tây cần đảm bảo uống đúng liều, đủ thời gian để tránh bị lờn thuốc hoặc phát sinh tác dụng phụ. Không tự ý tăng/giảm liều, kéo dài hay rút ngắn khoảng cách giữa các lần uống thuốc.
  • Không điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng thuốc được mua theo đơn của người khác có dấu hiệu tương tự. Nếu phát sinh các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tìm đến các chuyên khoa Tiêu hóa thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược dân gian thường chưa được khoa học kiểm chứng. Cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
  • Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau, kể cả thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Đông y hay thực phẩm chức năng trừ khi có sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
  • Thận trọng khi chỉ định thuốc cho các đối tượng có cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh nhân bị suy gan thận nặng, tiểu đường, cao huyết áp… Hãy báo cho bác sĩ nắm rõ về tiền sử bệnh lý của bạn khi đi khám.
  • Kiêng đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày để tránh các phản ứng tương tác có hại hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngay cả bệnh đã được kiểm soát thì bệnh nhân cũng nên nói không với bia rượu bởi đây chính là thủ phạm chính gây viêm nhiễm, xung huyết, xuất huyết hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
  • Quay trở lại bệnh viện tái khám theo đúng lịch hẹn hoặc khi xuất hiện các tác dụng phụ bất thường liên quan đến thuốc. Dựa vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể điều chỉnh tăng/giảm liều hoặc thay thế phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày sẽ đạt được hiệu quả nhanh và tốt hơn khi được phối hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh. Để kiểm soát được bệnh, bạn cần kiên trì và tuân thủ theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Tránh tự ý lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm bừa bãi khi chưa qua thăm khám bởi bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến phản tác dụng, khiến niêm mạc hang vị dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn.

⇒ Bạn cần biết: Người Bị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe