Nội dung chính

Bệnh Gout nên ăn thịt gì và kiêng thịt là thắc mắc của nhiều người bị gút. Thịt cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do vậy thịt đóng vai trò rất quan trọng với con người. Tuy nhiên với người bệnh gút nếu ăn quá nhiều thịt, lựa chọn thịt không phù hợp nạp nhiều đạm, purin vào cơ thể sẽ khiến acid uric tăng cao. Vậy để đảm bảo an toàn, người bệnh gút nên ăn gì thịt gì, hàm lượng bao nhiêu? 

Người bệnh gút ăn thịt được không và nguyên tắc cần chú ý

Bệnh gout  là bệnh một dạng viêm khớp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây ra hiện tượng sưng, đau nhức dữ dội. Bệnh gout không được kiểm soát có thể làm xuất hiện cục tophi, biến dạng khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng nồng độ acid uric tăng cao, trong đó rối loạn chuyển hóa thức ăn có hàm lượng purin thành acid uric. Bởi vậy nạp nhiều thực phẩm chứa nhiều purin sẽ khiến nồng độ acid uric vượt mức làm khởi phát triệu chứng bệnh. Một trong những thực phẩm có hàm lượng nhân purin cao chính là các loại thịt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người bệnh gút không cần phải kiêng thịt hoàn toàn. Nếu lựa chọn loại thịt phù hợp và sử dụng liều lượng cho phép sẽ không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh gút. 

Một số nguyên tắc cần thiết cho người bệnh gút khi ăn thịt như sau: 

  • Không ăn quá 100g lượng đạm/ngày: Cần lưu ý rằng đạm không chỉ có trong các loại thị mà còn có ở sữa, các loại hạt đậu, ngũ cốc,… Do vậy cần cân bằng đạm tới từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo các quy đổi sau 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.
  • Lựa chọn thịt chứa ít đạm, purin: Tất cả các loại thịt đều chứa đạm và purin. Tuy nhiên ở mỗi loại hàm lượng không giống nhau. Do vậy người bệnh nên chú ý lựa chọn những loại thịt chứa đạm và purin thấp để không làm acid uric tăng cao. 
  • Nguyên tắc trong chế biến: Người bệnh gút chỉ nên sử dụng các loại thịt được chế biến bằng luộc, hấp thay vì đố chiên, rán nhiều dầu mỡ. Ngoài ra không nên sử dụng lại nước luộc hấp, nước hầm xương. 
  • Kết hợp rau xanh: Kết hợp thịt và rau xanh giúp món ăn thêm hấp dẫn, giảm độ ngán đồng thời cùng cấp chất xơ cho cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. 
  • Không kết hợp nhiều loại thịt: Để an toàn, người bệnh gút chỉ nên lựa chọn một loại thịt trong một bữa ăn để giúp kiểm soát hàm lượng chính xác. Việc kết hợp ăn nhiều loại thịt cùng một lúc rất dễ làm tăng cao nồng độ acid uric trong máu. 

Chia sẻ của Chuyên Gia Dinh Dưỡng: Thực đơn người bệnh gout nên áp dụng để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể

Người bị gout nên ăn thịt gì, kiêng thịt gì để kiểm soát acid uric?

 Thịt rất quan trọng với con người, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh gút chỉ nên sử dụng những loại thịt có purin thấp. Đồng thời loại bỏ những loại thịt chứa nhiều đạm và purin bởi đây là tác nhân gây ra những cơn đau nhức gút ở khớp dữ dội.

Bệnh gout nên ăn thịt gì, bao nhiêu là đủ?

Khi bị gút, người bệnh gút vẫn có thể ăn thịt. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn những loại thịt không chứa nhiều đạm và purin. Đồng thời sử dụng liều lượng cho phép để không làm nồng độ acid uric vượt ngưỡng. 

  • Người bệnh gút nên ăn thịt gì? – Đừng bỏ qua thịt lợn

Trong các loại thịt, thịt lợn được đánh giá là an toàn với người bệnh gút. Trong thịt lợn có hàm lượng đạm và purin thấp hơn so với nhiều loại thịt đỏ khác. Trong 100g thịt heo có chứa đến 150mg – 200mg purin, người bệnh có thể sử dụng 30 – 50g/ngày và chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần. 

  • Người bệnh gút nên ăn thịt cá sông

Bệnh gout nên ăn thịt gì? Người bệnh có thể lựa chọn thịt từ các loại cá sông như cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá diêu hồng,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại cá sông chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng purin thấp, hàm lượng purin thường dưới 100mg. Do vậy, người bệnh có thể bổ sung 57 – 85g cá/bữa và sử dụng các món ăn từ cá khoảng 2 – 3 bữa/tuần. 

Đặc biệt, trong cá có nhiều omega – 3, đây là thành phần quan trọng cho sức khỏe người bệnh gút giúp chống viêm, giảm sưng. Ăn cá với hàm lượng vừa phải sẽ giúp củng cố hệ xương khớp, tăng cường chức năng, hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài.

  • Thịt gà tốt cho người bệnh gút

Bệnh gút có ăn thịt gà được không? Câu trả lời là CÓ. Thịt gà, đặc biệt ở phần ức gà chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể nhưng hàm lượng đạm và nhân purin thấp. Thêm đó, hàm lượng Selenium trong thịt gà cao có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuyển hóa và hỗ trợ bài tiết, laoij bỏ động ra ngoài cơ thể. Selenium làm giảm nồng độ acid uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat. Do vậy, trong thực đơn hàng tuần, người bệnh gút có thể bổ sung các món ăn từ thịt gà để thêm đa dạng và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Người bệnh gút nên ăn thịt ức gà để hạn chế nhân purin
Người bệnh gút nên ăn thịt ức gà để hạn chế nhân purin

Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thịt gà với hàm lượng không quá 150gram/bữa và chỉ săn 2 – 3 bữa/tuần. Đặc biệt tránh phần thịt ở đùi gà vì có hàm lượng đạm và purin cao không tốt cho người bị gút. 

  • Bổ sung thịt vịt, thịt ngan

Để làm phong phú cho bữa ăn, người bệnh gút có thể thêm các món ăn từ thịt vịt, thịt ngan vào thực đơn hàng tuần. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều, trong 100g thịt ngan chứa tới 138mg purin.Người bệnh chỉ nên bổ sung loại thịt này khoảng 50 – 80g/ngày và chỉ ăn 2 – 3 bữa/tuần.

Nên xem: Phác Đồ Chữa Bệnh Gout Chuẩn Nhất Theo Bộ Y Tế [Cập Nhật]

Bệnh gút kiêng ăn thịt gì để tốt cho sức khỏe? 

Ngoài việc quan tâm tới bệnh gút nên ăn thịt thì, người bệnh cũng cần chú ý tránh xa những loại thịt không tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo acid uric không vượt mức an toàn, người bệnh cần xây dựng thực đơn cho người bị gout và hạn chế những loại sau:

  • Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt cừu, thịt dê,… là những loại thịt cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên những ai bị gút thì nên tránh xa chung bởi trong những loại thịt đỏ có chứa nhiều đạm và purin cao làm khởi phát các triệu chứng sưng đau, nhức tại khớp dữ đội. 

Thêm đó, những ăn chế biến từ thịt đỏ khi vào cơ thể sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác enzym kích thích nhân purin chuyển hóa thành acid uric. Do vậy bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng thịt đỏ hoặc chỉ sử dụng hàm lượng nhỏ khống quá 100g/ngày. Tuần chỉ nên ăn 1 – 2 bữa. 

  • Thịt các loại hải sản

Các loại hải sản đặc biệt là tôm, cá ngừ, các trích,… cũng là thực phẩm người bệnh gút nên kiêng vì chứa nhiều purin (trên 150mg/100g). Sử dụng quá nhiều hải sản sẽ khiến nồng độ acid uric vượt mức chuẩn, làm khởi phát các cơn đau nhức dữ dội do gút gây ra. 

Nếu ăn hải sản, người bệnh chỉ nên ăn ít đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn mỗi ngày 1g chất đạm/1kg cân nặng. Người bệnh nên chế biến hải sản dạng luộc hấp và không sử dụng đồng thời cùng những nguồn cung cấp đạm khác. 

  • Các loại thịt chế biến sẵn

Bất cứ loại thịt chế biến sẵn là thịt lợn, thịt bò, cá,…. hay các chế phẩm chế biến sẵn từ thịt như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, nem chua đều không tốt cho sức khỏe người bệnh gút. Bởi những thực phẩm này thường có lượng muối cao cùng nhiều chất bảo quản, 

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng với người bệnh gút. Tuy nhiên nếu chỉ xây dựng chế độ ăn khoa học thôi thì chưa đủ. Bên cạnh việc quan tâm tới bệnh gout nên ăn thịt gì và kiêng thì gì thì người bị gút cũng cần phải chú ý tới việc luyện tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Đặc biệt tuân thủ theo nguyên tắc trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát được tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe. 

Có thể bạn chưa biết:

Câu hỏi liên quan

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe