Nội dung chính

Cách trị viêm xoang bằng cây thù lù ít được đề cập như các mẹo dân gian khác. Nếu quan tâm đến mẹo chữa này, những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả và công dụng.

Tìm hiểu về cây thù lù (tầm bóp)

Cây thù lù (tầm bóp) là loại cây thân mềm, thường mọc dại ở những bãi đất trống. Quả của cây có vị chua ngọt nên thường được dùng để ăn như một loại trái cây. Bên cạnh đó, thân, lá và rễ của cây tầm bóp thường được dùng như một vị thuốc.

cây thù lù chữa viêm xoang
Cây thù lù có dược tính tiêu đờm, thanh nhiệt, chỉ khái… được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp thường gặp

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, tác dụng chỉ khái, tiêu đờm và thanh nhiệt. Dân gian thường dùng vị thuốc này để trị cảm cúm, viêm họng, tiểu đường, ho có đờm, mụn nhọt, nóng trong người…

Hiện nay, dược tính của cây tầm bóp đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Houston (Mỹ) cho thấy, thảo dược này chứa hoạt chất Physalin A-D, L-O, P, Physagulin A-G.. có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

Quả thù lù có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin C. Vì vậy, dân gian từ lâu cũng đã tận dụng quả của loại cây này để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

Xem thêm định nghĩa: Viêm Họng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Trị viêm xoang bằng cây thù lù có hiệu quả không?

Trên thực tế, không hề có ghi chép về việc cây thù lù có thể chữa bệnh viêm xoang. Mẹo chữa này có thể đã bị thất truyền hoặc sai lệch thông tin do “tam sao thất bản”. Hiện tại, y học cổ truyền chỉ ghi nhận bài thuốc chữa viêm họng, ho khan, ho có đờm, chứng nóng trong, mụn nhọt, thủy đậu… bằng cây thù lù.

cây thù lù chữa viêm xoang
Trên thực tế, hoàn toàn không có ghi chép về mẹo dùng quả hay thân, lá, rễ của cây thù lù chữa viêm xoang

Cách dùng cây thù lù chữa viêm xoang chưa được ghi nhận và cũng không có cơ sở khoa học chứng minh. Vì vậy, bạn có thể cải thiện bệnh bằng một số mẹo chữa khác như chữa viêm xoang bằng ngải cứu, gừng, mật ong, lá trầu không, cây chỉ thiên…

Tương tự như cây thù lù, những thảo dược này cũng rất quen thuộc với người Việt. Đồng thời đã được chứng minh chứa các thành phần có khả năng tiêu viêm, chống xuất tiết, kháng khuẩn, chống nấm, chống dị ứng… Thay vì áp dụng những mẹo dân gian chưa rõ công hiệu, bạn nên thực hiện những cách chữa thông dụng đã được áp dụng rộng rãi.

Tìm hiểu thêm: Điểm Danh TOP 4 Cách Chữa Bệnh Viêm Xoang Dứt Điểm, Hiệu Quả

Lời khuyên cho người bị viêm xoang

Viêm xoang tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Khi thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm, các triệu chứng rất dễ tái phát. Tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau nhức ở vùng mặt… sẽ gây ra cảm giác khó chịu dai dẳng, gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập.

Ở nước ta, tỷ lệ bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng tương đối cao do đặc thù về khí hậu. Cộng với môi trường ô nhiễm, chỉ số bụi mịn tăng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, triệu chứng dai dẳng, khó dứt điểm.

cây thù lù chữa viêm xoang
Người bị viêm xoang cần điều trị tích cực và chăm sóc đúng cách để kiểm soát triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi dai dẳng…

Để quản lý bệnh viêm xoang thành công, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Những người bị viêm xoang mãn tính thường có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch kém. Do đó, cần phải hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bảo vệ đường hô hấp khỏi các yếu tố dị ứng, kích ứng như phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá, mạt bụi, thời tiết khô lạnh…
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tai mũi họng và vùng cổ.
  • Hạn chế tắm nước lạnh vào mùa đông, tránh tắm vào sáng sớm và tối muộn vì đây là thời điểm cơ thể dễ nhiễm phong hàn.
  • Viêm xoang khiến cho các hốc xoang bị thu hẹp gây cản trở quá trình dẫn lưu chất nhầy. Để giảm tình trạng ngạt mũi, nên vệ sinh tai mũi họng và xông mũi thường xuyên.
  • Không nên tự ý áp dụng các mẹo chữa từ dân gian, đặc biệt là những bài thuốc chưa được công nhận hiệu quả và tác dụng.
  • Nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với nâng cao thể trạng thông qua lối sống khoa học, lành mạnh.
  • Có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, nên ưu tiên những mẹo chữa đã được công nhận trên cơ sở khoa học.

Mẹo dùng cây thù lù chữa viêm xoang chưa được ghi nhận cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Nếu có ý định thực hiện mẹo chữa này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp tự ý áp dụng khiến cho bệnh tình không có cải thiện, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm xoang xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Vậy bệnh viêm xoang có lây không? Lây qua đường nào? Dưới đây là thông tin...

Xem chi tiết

Viêm xoang có gây chóng mặt không là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Nhiều trường hợp đau đầu kèm theo chóng mặt khi bị viêm xoang, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể....

Xem chi tiết

Viêm xoang là bệnh thường gặp, không chỉ gây các triệu chứng tại xoang mà còn gây sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau nhức đầu, ngứa mắt, đau cổ họng... Có rất nhiều biện pháp...

Xem chi tiết

Viêm xoang sàng sau có mổ được không là thắc mắc chung của người bệnh. Phương pháp này phù hợp với những người không đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, có biến chứng...

Xem chi tiết

Nước đá mang đến cảm giác mát lạnh cho cổ họng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên người bị viêm xoang uống nước đá được không, nên uống những gì? Bài viết dưới...

Xem chi tiết

Bị viêm xoang có nên đi bơi không là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi nguồn nước ở bể bơi chứa không ít các yếu tố nguy cơ như virus, vi khuẩn, tạp chất...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa