Nội dung chính

Thuốc Goutcolcin là lựa chọn được các bệnh nhân ưu tiên hàng đầu trong điều trị gout. Vậy thành phần chính của loại thuốc này là gì? Công dụng và cách dùng của nó ra sao? Khi sử dụng, bệnh nhân cần chú ý những gì? Những thắc mắc trên của bạn đọc sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Thông tin cơ bản của thuốc Goutcolcin

Goutcolcin là loại thuốc không còn xa lạ gì với bệnh nhân gout. Nó không chỉ điều trị gout hiệu quả mà còn giúp hỗ trợ, cải thiện các vấn đề về xương khớp. Thuốc Goutcolcin được sản xuất bởi công ty dược phẩm Agimexpharm, đạt đầy đủ các chứng nhận về an toàn của bộ Y tế và được phép lưu hành. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về sản phẩm.

Thành phần

Thuốc Goutcolcin có thành phần chính là Colchicin 1mg và tá dược vừa đủ cho 1 viên. Chất này giúp làm chậm quá trình di chuyển của bạch cầu, ức chế chuyển hóa purin, giảm hình thành axit uric trong cơ thể. Vì thế, nó được ứng dụng trong bào chế thuốc điều trị gout, đặc biệt là Goutcolcin.

Thuốc Goutcolcin là thuốc điều trị bệnh gout hiệu quả

Công dụng

Goutcolcin 1mg là thuốc trị bệnh gout, không phải thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gout. Thông qua cơ chế điều hòa quá trình hình thành và đào thải axit uric, thuốc Goutcolcin mang lại những công dụng như sau:

  • Giảm cường độ và tần suất gặp phải các cơn đau gout
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp và các bệnh lý về xương khớp khác.
  • Ngăn ngừa bệnh gout tái phát cũng như hạn chế bệnh chuyển biến nặng, các biến chứng gút nguy hiểm.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Goutcolcin chỉ định dùng cho các đối tượng sau đây:

  • Những người đang điều trị bệnh gout cấp tính
  • Đối tượng có chỉ số axit uric trong máu cao, cần phòng ngừa bệnh gout
  • Người muốn giảm nhanh cơn đau gout nhanh chóng

Liều dùng

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh khi dùng thuốc Goutcolcin cần hết sức lưu ý về liều dùng để mang lại tác dụng tốt, an toàn.

Liều dùng dành cho bệnh nhân điều trị gout cấp tính

  • Ngày thứ nhất: Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối. Mỗi lần uống 3 viên sau khi ăn.
  • Ngày thứ 2 và thứ 3: Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần uống 2 viên
  • Từ ngày thứ 4 trở đi: Ngày uống 1 viên vào buổi tối sau khi ăn cơm.

Lưu ý, không nên sử dụng quá 10 viên thuốc trong một ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

ĐỌC THÊM: Thông tin từ A-Z về gout cấp tính bạn nên biết!

Sử dụng thuốc Goutcolcin đúng liều lượng

Liều dùng phòng ngừa bệnh gout

Bệnh nhân sử dụng ngày 1 viên vào buổi tối. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp với thuốc giảm nồng độ axit uric trong máu.

Đây chỉ là liều dùng tham khảo của nhà sản xuất. Tùy thuộc vào thể trạng cơ thể, chỉ định của bác sĩ mà bệnh nhân áp dụng liều dùng phù hợp.

Tác dụng phụ

Một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Goutcolcin. Đó là:

  • Mất ngủ, mẫn cảm, ngứa, dị ứng
  • Buồn nôn, chóng mặt, người mỏi mệt
  • Rụng tóc, rối loạn thần kinh, đau đầu, chán ăn, khô miệng, thậm chí phù nề.
  • Các tác dụng phụ này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cân nhắc khi gặp phải một trong những triệu chứng trên.

Chống chỉ định

Bên cạnh các đối tượng được khuyên dùng thì thuốc Goutcolcin cũng chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với thuốc
  • Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người vận hành máy móc, lái xe đường dài, người già
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh suy thận, bí tiểu.

Dứt Điểm Đau Gút Nhanh Chóng Với 20 Cách Trị Bệnh Gút Tại Nhà Hiệu Quả Được Bệnh Nhân Gút Truyền Tai Nhau Áp Dụng

Chống chỉ định sử dụng với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ goutcolcin

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Goutcolcin 1mg

Goutcolcin không phải là thực phẩm chức năng, nó là thuốc điều trị bệnh. Vì thế, người dùng cần phải cực kỳ thận trọng khi sử dụng.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý thay đổi liều dùng, sử dụng thuốc đúng liệu trình bác sĩ kê đơn.
  • Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh gout. Khi đang dùng các loại thuốc điều trị gout khác, phải thông báo cho bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
  • Khi gặp tác dụng phụ, bệnh nhân cần liên hệ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc đã hết hạn hoặc có các dấu hiệu hư hỏng, đổi màu…
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để theo dõi những chuyển biến của bệnh gout
  • Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, vitamin và khoáng chất khác.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật để hạn chế  hình thành axit uric trong máu.
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với thể trạng của cơ thể.

Bệnh Nhân Gout Cần Biết: TOP 15 Bệnh Viện Chuyên Trị Gout Uy Tín Hàng Đầu Cả Nước

Hi vọng rằng, những thông tin về thuốc Goutcolcin chúng tôi tổng hợp đã giúp ích cho bạn đọc. Trước khi dùng thuốc, bạn đọc đừng quên tìm hiểu thật kỹ về công dụng, chống chỉ định và đối tượng sử dụng nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Goutcolcin, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp kịp thời.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Câu hỏi liên quan

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe