Đơn thuốc trị viêm xoang cho trẻ em thường bao gồm những loại thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng viêm và các thuốc giúp thông mũi. Những loại thuốc này cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ cho trẻ.
Danh sách 9 thuốc trị viêm xoang cho trẻ em
Viêm xoang ở trẻ thường do nhiễm trùng mũi và họng lây lan đến xoang, dị ứng kéo dài và cảm cúm. Tình trạng này khiến niêm mạc lót trong xoang sưng tấy, gây tắc nghẽn và ứ đọng dịch hô hấp trong hốc xoang.
Tương tự như người lớn, những trẻ bị viêm xoang sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi kéo dài, đau mặt và đầu, ho, chảy nước mũi sau, dịch hô hấp có màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi. Để điều trị, trẻ được kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ định nhiều loại thuốc thích hợp.
Dưới đây là những thuốc trị viêm xoang cho trẻ em an toàn và hiệu quả
1. Thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang phổ biến. Để khắc phục, trẻ sẽ được chỉ định một loại kháng sinh phù hợp. Thuốc này điều trị nhiễm trùng bằng cách loại bỏ nhanh các loại vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh sẽ được dùng với loại và liều lượng thích hợp, đảm bảo an toàn khi điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ. Thuốc được dùng ở dạng viên nén.
2. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là thuốc trị viêm xoang được dùng phổ biến. Loại thuốc này được chỉ định cho những trẻ bị viêm xoang do dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng kéo dài.
Khi được sử dụng, thuốc nhanh chóng làm giảm hoạt tính của histamin trên dây thần kinh, ngăn chặn hoặc làm giảm sự liên kết của histamin với thụ thể của nó. Từ đó ức chế những phản ứng do histamin gây ra. Chẳng hạn như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mũi…
Đọc thêm: Top 5 Thuốc Trị Viêm Xoang Của Thái Lan Bán Chạy Nhất Hiện Nay
3. Thuốc chống nấm
Thuốc chống nấm được dùng từ vài tuần đến 1 tháng đối với những trẻ bị viêm xoang do nấm. Tương tự như kháng sinh, thuốc này điều trị nhiễm trùng bằng cách loại bỏ tác nhân gây bệnh là nấm. Từ đó giúp khắc phục nhanh tình trạng và ngăn ngừa tái phát.
4. Thuốc Corticoid
Trong điều trị viêm xoang, thuốc Corticoid thường được dùng ở dạng thuốc xịt mũi. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, thuốc có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi xoang, giảm viêm và sưng trong xoang. Đồng thời xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Đối với những trường hợp viêm xoang nặng hoặc có biến chứng, thuốc Corticoid được dùng bằng đường uống với liều thấp nhất có tác dụng. Thuốc Corticoid trị viêm xoang cho trẻ em chỉ được dùng trong thời gian ngắn, dùng đúng cách và đúng liều lượng để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
5. Thuốc long đờm
Thuốc long đờm là thuốc trị viêm xoang cho trẻ em có dấu hiệu ho có đờm. Thuốc này có tác dụng làm tăng tiết dịch trong đường hô hấp, giảm độ nhớt của dịch nhầy ứ đọng. Đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải chất nhầy, giảm ho có đờm hiệu quả.
Để tránh gây tác dụng phụ cho trẻ, thuốc long đờm chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thời gian sử dụng kéo dài tối đa 10 ngày. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng hoặc lạm dụng thuốc.
Xem thêm: TOP 15 Thuốc Điều Trị Viêm Xoang Chất Lượng Tốt Nhất Trên Thị Trường
6. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen thường là loại thuốc được kê đơn đầu tiên cho trẻ bị viêm xoang. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và đau do nhiễm trùng xoang gây ra.
NSAID có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy thuốc này sẽ được cân nhắc trước khi sử dụng hoặc sử dụng đồng thời với thuốc bảo vệ dạ dày.
7. Thuốc giảm đau Acetaminophen
Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc được dùng để giảm đau do viêm xoang, thích hợp với những bệnh nhân bị viêm xoang do nhiễm virus. Acetaminophen an toàn với trẻ nhỏ, có tác dụng giảm đau và hạ sốt do nhiễm trùng.
Mặc dù là thuốc giảm đau không kê đơn và có độ an toàn cao nhưng việc dùng Acetaminophen cho trẻ nhỏ cần có hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng để hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.
8. Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi còn được gọi là thuốc chống sung huyết mũi, thường được sử dụng ở dạng xịt hoặc thuốc nhỏ mũi. Đây là thuốc trị viêm xoang cho trẻ được sử dụng phổ biến, thích hợp với những người bị sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài do viêm xoang cấp, viêm xoang mãn tính, viêm mũi họng, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng…
Những loại thuốc thông mũi thường chứa các thành phần gồm naphazolin, oxymetazolin… Thuốc có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với chất kháng histamin và giảm đau trong thành phần. Việc sử dụng có thể giúp chống phù nề, giảm sưng niêm mạc và thông thoáng mũi xoang.
Những loại thuốc thông mũi thường mang đến hiệu quả nhanh chóng, thuốc xịt dưới dạng sương mù giúp các hoạt chất dễ dàng xâm nhập vào khoang mũi, bám dính tốt và phát huy tác dụng.
Đừng bỏ lỡ: TOP 10 Thuốc Nhỏ Mũi Trị Viêm Xoang Bán Chạy Nhất Trên Thị Trường
Tuy nhiên thuốc thông mũi chỉ được dùng ngăn hạn (tối đa 5 ngày). Việc sử dụng thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nghẹt mũi phục hồi.
9. Dung dịch rửa mũi giảm nghẹt
Ngoài những loại thuốc nêu trên, trẻ em bị viêm xoang còn được kê đơn dung dịch rửa mũi giảm nghẹt, chẳng hạn như dung dịch muối vệ sinh mũi xoang. Dung dịch này có tác dụng làm loãng dịch nhầy, đẩy chất nhầy ra khỏi mũi xoang. Từ đó giúp mũi thông thoáng, giảm viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở.
Ngoài ra nước muối sinh lý còn có tác dụng chống nhiễm trùng và kháng viêm. Khi dùng giúp làm dịu niêm mạc mũi xoang, giảm sưng tấy và đau nhức hiệu quả.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm xoang cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc trị viêm xoang cho trẻ em, phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Các thuốc trị viêm xoang cho trẻ em chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sau khi thăm khám xong. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ sử dụng, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Điều này có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Trong đó lạm dụng thuốc chống sung huyết (dùng kéo dài hơn 5 ngày) có thể làm nặng hơn mức độ nghẹt mũi.
- Không tự ý ngừng dùng thuốc điều trị. Các thuốc điều trị viêm xoang phải được sử dụng theo đúng liệu trình để đảm bảo hiệu quả, điều trị dứt điểm nhiễm trùng mũi xoang và tránh tái phát.
- Đưa trẻ thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng của viêm xoang. Việc điều trị chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng và gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh.
- Dùng thuốc xịt mũi đúng cách. Tránh xịt mũi quá mạnh để không làm xuất huyết mũi xoang.
- Rửa mũi đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bơm xi lanh nước mũi vào mũi khi mũi tắc nghẽn. Điều này có thể khiến dung dịch chảy sang hai bên tai dẫn đến viêm tai.
- Không tự ý dùng thuốc trị viêm xoang cho trẻ em kết hợp với một loại thuốc khác, sản phẩm từ thảo dược, thuốc nam hoặc thuốc đông y. Điều này có thể gây tương tác thuốc dẫn đến những phản ứng bất lợi cho trẻ nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Trên đây là những loại thuốc trị viêm xoang cho trẻ em hiệu quả và an toàn. Những loại thuốc này có thể giúp khắc phục nhanh tình trạng nhiễm trùng và các triệu chứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi.
Tham khảo thêm:
- Tìm Hiểu Bài Thuốc Dân Gian Hoa Cứt Lợn Chữa Viêm Xoang Cực Kỳ Hiệu Nghiệm
- Bỏ Túi 11 Cách Chữa Viêm Xoang Tại Nhà Cực Hay, Dễ Áp Dụng